intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1)

Chia sẻ: Lệ Minh Gia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập cùng "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1)" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức. Cùng tham khảo đề thi ngay các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I NĂM 2024 TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: nếu trái đất này là một tổ quốc mênh mông mỗi nước sẽ là một cái làng trong làng nhỏ Việt Nam tôi đã sinh ra và đã yêu tất cả mọi phố phường trong làng xóm mọi dòng sông tất cả không hiện ra nhờ một phép thần không mọc lên từ đầu một con bò cũng chẳng rơi xuống từ trời như những quả bom không thể để lòng hận thù chiếm đoạt không thể để tên lái buôn đem bán không cho bàn tay kẻ ác đốt ngôi nhà thiêu hy vọng trẻ thơ những xứ sở như ngàn tổ ong đập cánh khổng lồ đến bao giờ mọi người thành ruột thịt những thành phố như con tàu trên biển đến bao giờ cặp bến yên vui trái đất xanh - tổ quốc của tôi ơi? (Trích Những thành phố, những xứ xa, Lưu Quang Vũ, Di cảo Lưu Quang Vũ, NXB Trẻ, 2018, tr.290) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Trong đoạn trích, “những thành phố” được so sánh với hình ảnh nào? Câu 3. Phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong các câu thơ: không thể để lòng hận thù chiếm đoạt không thể để tên lái buôn đem bán Câu 4. Theo anh/chị, tình yêu Tổ quốc và tình yêu trái đất có mối quan hệ như thế nào? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc mà người trẻ thời nay có thể làm để bảo vệ Tổ quốc. Câu 2 (5,0 điểm) … Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng
  2. nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính là hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba là phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. (Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXBGDVN, 2018, tr.119-120) Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về “cái tôi” tác giả được thể hiện trong đoạn trích. --------------------------HẾT---------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh:…………………………, Số báo danh:………………………………………… Chữ ký của cán bộ coi thi 1……………….., Chữ ký của cán bộ coi thi 2………………………
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I NĂM 2024 TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU HƯỚNG DẪN CHẤM Bài thi: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Thể thơ: tự do 0.75 2 “Những thành phố” được so sánh với “con tàu trên biển”. 0.75 - Điệp cấu trúc “không thể để…” được lặp lại hai lần. - Tác dụng: 3 1.0 + Nhấn mạnh lòng quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của chủ thể trữ tình. + Tạo âm hưởng mạnh mẽ, giúp diễn đạt ấn tượng. - Học sinh trả lời theo quan điểm cá nhân, miễn sao hợp lí và phù hợp với chuẩn mực đạo đức. - Dưới đây là một ví dụ: Tình yêu Tổ quốc và tình yêu trái đất có mối quan hệ 4 0.5 gắn bó chặt chẽ, hài hòa: Tổ quốc là một thành tố của trái đất, yêu Tổ quốc cũng là yêu trái đất; Ngược lại tình yêu trái đất cũng không thể chung chung mà cần bắt đầu từ sự nâng niu những điều nhỏ bé nhất ở đất nước mình. II LÀM VĂN 7.0 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về những việc mà người trẻ thời nay có 2.0 thể làm để bảo vệ Tổ quốc a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân 0.25 - hợp, móc xích hoặc song hành; đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Những việc mà người trẻ thời nay có thể làm để bảo vệ Tổ quốc. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1 Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể trình bày theo hướng sau: - Trau dồi phát triển bản thân trở thành người lao động chân chính đóng góp 1.0 cho sự cường thịnh của đất nước. - Lên tiếng, có hành động cụ thể bài trừ cái xấu, cái ác để cộng đồng lành mạnh, tiến bộ. -… d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn 0.25 đạt, mới mẻ. 2 Phân tích đoạn trích; từ đó, nhận xét về “cái tôi” của tác giả 5.0
  4. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận, thân bài thực hiện được các yêu 0.25 cầu của đề bài, kết bài khẳng định được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nội dung và nghệ thuật của đoạn 0.5 trích; nhận xét về “cái tôi” tác giả. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò 0.5 Sông Đà” và vấn đề nghị luận. * Phân tích đoạn trích - Nội dung: Cảnh tượng dữ dội của đá trên Sông Đà. + Đá Sông Đà: Tác giả miêu tả sông Đà bao nhiêu là đá, với đủ những đá to đá bé, đá hòn, đá tảng… mà hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, xấc xược, hỗn hào, du côn 1.75 và mặt thì nhăn nhúm, méo mó. Phép liên tưởng, nhân hóa, kết hợp với những động từ, tính từ chỉ hành động khiến người đọc cảm nhận Sông Đà mang gương mặt của những kẻ côn đồ chuyên đi đòi nợ thuê, bặm trợn và sẵn máu giang hồ. + Thạch trận sông Đà: Sự nham hiểm quỷ quyệt của Sông Đà thể hiện rõ nhất ở những thế trận mà đá dàn bày. Chúng chia làm ba hàng chặn ngang trên sông, hàng tiền vệ, tuyến giữa, tuyến ba, với mục đích tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ. - Nghệ thuật: Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để thi tài với tạo hoá: những câu văn góc cạnh, giàu tính tạo hình, nhiều động từ mạnh nối tiếp nhau, dồn 0.5 dập; sử dụng lối ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị; vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau. Cùng với nghệ thuật nhân hóa, liên tưởng phong phú, ngòi bút miêu tả độc đáo, đá trên sông Đà từ một đối tượng vô tri vô giác, khi bước vào trang văn Nguyễn Tuân đã trở thành một sinh thể có tính cách và tâm lí ghê gớm, đáng sợ. 0.25 - Đánh giá: Đoạn trích khắc họa sinh động vẻ đẹp hung bạo, đầy cá tính của sông Đà, biểu tượng cho vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc. Đó chính là sức mạnh của thiên nhiên mà con người cần chinh phục và cũng là niềm tự hào của tác giả về Tổ quốc hùng vĩ, giàu đẹp. * Nhận xét về “cái tôi” tác giả: - Cái tôi tác giả: Tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ, uyên bác trong việc vận dụng kiến thức nhiều lĩnh vực để thể hiện hình tượng sông Đà, yêu thiên 0.5 nhiên, quê hương đất nước. - Nhận xét: cái tôi độc đáo, cá tính, có tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo quy tắc chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; 0.5 có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ, sâu sắc. TỔNG ĐIỂM 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2