intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THPT Võ Trường Toản, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THPT Võ Trường Toản, Đồng Nai”. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 có đáp án - Trường THPT Võ Trường Toản, Đồng Nai

  1. Ra đề: Trường THPT Võ Trường Toản ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT Phản biện đề: Trường THPT Sông Ray NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Đề có 08 trang I. BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY Số Cấp độ tư duy Tổng Thành câu % TT phần Mạch nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng lực Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ câu câu câu 1 Đọc 5 2 10% 2 20% 1 10% 40% Văn bản văn học hiểu 2 Viết Nghị luận văn học 1 5% 5% 10% 20% Nghị luận xã hội 1 7,5 % 10% 22,5 % 40% Tỉ lệ % 22,5 % 35% 42,5 % 100 % Tổng 7 100 % Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề thi là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án, thang điểm và Hướng dẫn chấm II. BẢN ĐẶC TẢ TT Năng Đ n v M c độ đán g á Tổng lực ến ốc u t e c độ tư duy t c/ Kĩ Vận năng hận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao
  2. 1 1. Văn Nhận biết: 2 câu 2 câu 1 câu 0 05 Đọc bản - Nhận biết được các biểu hiện TL TL TL (40%) hiểu thơ của thể thơ hiện đại - Nhận biết được ngôn ngữ, (ngoài hình ảnh tiêu biểu, trung tâm SGK) của bài thơ. Thông hiểu: - Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, hình tượng trung tâm của bài thơ. - Phân tích được tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Vận dụng: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. 2 Viết 1. Viết Nhận biết 1* 1* 1* TL 1*TL đoạn - Xác định được yêu cầu về nội (20%) văn dung và hình thức của đoạn văn nghị luận - Xác đinh rõ mục đích, đối văn tượng nghị luận Thông hiểu - Lí giải và phân tích được từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Triển khai thành các ý của đoạn văn - Kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người dọc - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Vận dụng - êu được một số ý nghĩa, thông điệp, những đặc sắc nghệ
  3. thuật khi phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp lí 2. Viết Nhận biết: 1* 1* 1* 1*TL 1*TL bài văn (40%) nghị - Xác định được yêu cầu về nội luận xã dung và hình thức của bài văn hội nghị luận xã hội. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. - Giới thiệu được vấn đề xã hội và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận xã hội. Thông hiểu: - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - êu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.
  4. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt để hoàn thành và tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội. Tỉ lệ % 22,5 % 35 % 42,5 % 100% Tỉ lệ chung 57,5 % 42,5 % III. ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (4,0 đ ểm) Đọc văn bản: Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người. (Nhớ - Nguyễn Đình Thi, Trích trong tập thơ “ gười chiến sĩ” -1956) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Xác định những từ ngữ miêu tả hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ trên. Câu 3. Trình bày cách hiểu của anh/chị về hai dòng thơ sau: Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
  5. Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai câu thơ sau: Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Câu 5. Từ nội dung của bài thơ, anh/chị hãy rút ra những thông điệp có ý nghĩa về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước. II. VIẾT (6,0 đ ểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Nhớ” của guyễn Đình Thi ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của việc sở hữu một thái độ sống tích cực. ----------------------HẾT--------------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. IV. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Đ ểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Số chữ trong các dòng thơ đều tám chữ là dấu hiệu để xác định thể thơ 0,5 tám chữ của bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai: không cho điểm 2 Trong bài thơ, hình ảnh ngọn lửa được tác giả miêu tả qua những từ ngữ 0,5 sau: hồng đêm lạnh, bập bùng, đỏ rực. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 01 hình ảnh: 0,25 điểm - Trả lời được 02 hoặc 3 hình ảnh: 0,5 điểm 3 Trình bày cách hiểu: 1,0 - Anh yêu em như anh yêu đất nước: Biện pháp tu từ so sánh đã thể hiện sinh động cảm xúc, suy nghĩ của tác giả: tình yêu cá nhân phải hòa vào tình yêu lớn lao, cao cả - tình yêu đất nước. - Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần: Tuy hoàn cảnh chiến tranh, đôi
  6. lứa còn nhiều chia xa, cách trở nhưng tình yêu ấy vẫn tươi đẹp, mãnh liệt, nồng thắm. Và nỗi nhớ “em” càng làm “anh” thêm vững vàng trên mỗi chặng hành quân đầy gian lao, thử thách. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 02 ý như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được 02 ý nhưng chưa trọn vẹn: 0,75 điểm - Trả lời được 01 như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời được 01 ý nhưng chưa trọn vẹn: 0,25 điểm (Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm) 4 - Biện pháp tu từ nhân hóa: ngôi sao nhớ … 1,0 - Tác dụng: + Hình ảnh nhân hóa trên góp phần thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình – anh, người chiến sĩ. gôi sao không chỉ được nhìn bằng tâm trạng nhớ, mà là cái cớ để người chiến sĩ bộc lộ nỗi nhớ. gôi sao mang nỗi nhớ cháy sáng để tham gia vào cuộc chiến đấu, để “soi đường” cho người chiến sĩ trên con đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. + Làm tăng tính cụ thể, sức gợi hình, gợi cảm và giá trị biểu đạt cho câu thơ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 02 ý trong đáp án:1,0 điểm - Trả lời được ý 01: 0,25 điểm; trả lời được ý 02: 0,75 điểm( Tác dụng về nội dung: 0,5 điểm; Tác dụng về hình thức: 0,25 điểm) (Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm) 1,0 - Rút ra bài học: 5 + Yêu nước, có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. + Sẵn sàng đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc cần. + Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; Xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ... Hướng dẫn chấm: - HS nêu được 1 thông điệp có ý nghĩa : 0,5 điểm - HS nêu được 2 thông điệp có ý nghĩa : 0,75 điểm
  7. - HS nêu được 3 thông điệp trở lên có ý nghĩa : 1,0 điểm (Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm) II VIẾT 6,0 1 V ết đ ạn văn ng luận ( ảng 200 c ữ) p n tíc cảm xúc của 2,0 nhân vật trữ tìn tr ng bà t “Nhớ”của Nguyễn Đìn T ở p ần Đọc ểu. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25 Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Nhớ”của guyễn Đình Thi. c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu 1,0 Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung sau: - Bài thơ “Nhớ”của Nguyễn Đình Thi đã khắc họa nổi bật cảm xúc của nhân vật trữ tình - người chiến sĩ. - Vẻ đẹp tình yêu của người chiến sĩ được thể hiện qua tâm trạng nhớ nhung khôn nguôi; trái tim yêu tha thiết, dạt dào mãnh liệt, cháy bỏng; lí tưởng sống cao đẹp và quên mình vì Tổ quốc; tình yêu cá nhân hòa quyện với tình yêu đất nước. - Qua cảm xúc của của nhân vật trữ tình và vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ, tác giả khơi gợi nhiều tình cảm và sự xúc động về một tình yêu đẹp thời chiến... d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn;… đ. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Viết bài văn ng luận (khoảng 600 chữ) trìn bày suy ng ĩ của 4,0 anh/ch về giá tr của việc sở hữu một t á độ sống tích cực. a. Bảo đảm bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận 0,25 Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn.
  8. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Giá trị của việc sở hữu một thái độ sống tích cực. c. Viết được bài văn bảo đảm các yêu cầu 2,5 Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Thân bài: - Giải thích vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực là thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động. - Bàn luận: + Thái độ sống tích cực làm cho con người luôn chủ động trước mọi hoàn cảnh. + gười có thái độ sống tích cực luôn phấn đấu để đạt được ước mơ cho dù phải đối diện với nhiều thử thách, khó khăn. + gười có thái độ sống tích cực có thể cảm hóa được những người khác trong tập thể, cộng đồng. ... - Mở rộng vấn đề, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác: Phê phán những người có thái độ sống tiêu cực, dễ dàng từ bỏ mục đích khi vấp phải những trở ngại, khó khăn. - Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học và hành động cho bản thân: Nhận thức được giá trị của việc sở hữu một thái độ sống tích cực đối với mỗi người. Tuổi trẻ cần có ý thức sâu sắc về giá trị của thái độ sống tích cực, bồi dưỡng lòng tự tin và sự chủ động trong học tập cũng như trong cuộc sống. * Kết bài: Khái quát vấn đề nghi luận Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng, nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. đ. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
  9. TỔNG ĐIỂM 10,0 ------------------------HẾT--------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
58=>1