
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Tây Trà, Quãng Ngãi
lượt xem 1
download

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Tây Trà, Quãng Ngãi’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 có đáp án - Trường THPT Tây Trà, Quãng Ngãi
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 TRƯỜNG THPT TÂY TRÀ MÔN THI: SINH HỌC ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) (Đề gồm 5 trang) Họ, tên thí sinh:.....…………………………………….…………………………………. Số báo danh:…………………………………………………………………..……………… Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh lựa chọn 1 phương án. Câu 1. Các amino acid là thành phần tham gia cấu tạo nên phân tử nào sau đây? A. Carbohydrate. B. Protein. C. Lipid. D. Nucleic acid. Câu 2. Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ nào? A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối. Câu 3. Trong quang hợp ở cây xanh, sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng? A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Xanthophyll. D. Carotene. Câu 4. Động lực vận chuyển các chất trong mạch rây là gì? A. Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa. B. Lực đẩy của áp suất rễ. C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. D. Lực kéo do thoát hơi nước ở lá. Câu 5. Nói đến “biện pháp phòng tránh và chữa bệnh ung thư”, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Duy trì thói quen khám sức khỏe định kì. II. Không hút thuốc, hạn chế sử dụng bia rượu và chất kích thích. III. Chế độ ăn uống phù hợp: ăn nhiều rau, củ quả, hạn chất béo, thịt đỏ, muối, thực phẩm mốc, thực phẩm nhiễm thuốc hóa học và chất tăng trọng. IV. Xây dựng chế độ luyện tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lí. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Quá trình tiến hoá hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài, diễn ra trong trong thời gian dài, quy mô lớn được gọi là A. tiến hoá nhỏ. B. tiến hoá hoá học. C. tiến hoá lớn. D. tiến hoá sinh học. Câu 7. Nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm thay đổi tần số allele của quần thểkhông theo một hướng xác định và có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Phiêu bạt di truyền. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Dòng gene. Câu 8. Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò A. tạo ra các kiểu gene thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gene quy định tính trạng thích nghi. B. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gene thích nghi. C. vừa giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gene thích nghi D. tạo ra các kiểu gene thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định các kiểu hình thích nghi. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây là vai trò chính của di truyền học người? A. Cung cấp thông tin về cơ chế di truyền và các yếu tố ảnh hưởng. B. Phát triển các lý thuyết về văn hóa và xã hội. C. Phân tích sự tương tác giữa các sinh vật trong hệ sinh thái. D. Nghiên cứu sự tương tác giữa con người và môi trường. Câu 10. Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây sai? A. Khi các quần thể bị ngăn cách bởi các chướng ngại địa lí thì sớm muộn gì cũng dẫn đến cách li sinh sản.
- B. Các chướng ngại địa lí làm ngăn cản dòng gene, tạo điều kiện cho sự cách li sinh sản. C. Các quần thể ở các khu vực địa lí khác nhau chịu tác động khác nhau của các nhân tố tiến hoá, dẫn đến phân hoá vốn gene. D. Hình thành loài khác khu vực địa lí thường xảy ra ở các loài có khả năng di chuyển xa. Câu 11. Trong vùng thủy triều đỏ ven biển gây ra do loài tảo 2 roi (Dinoflagellata) thường làm cho loài thủy sinh vật bị chết hàng loạt, nhất là những loài giáp xác, cá ăn nổi. Đây là ví dụ biểu hiện mối quan hệ sinh thái A. sinh vật này ăn sinh vật khác. B. ức chế - cảm nhiễm. C. ký sinh – vật chủ. D. cạnh tranh. Câu 12. Sản phẩm được tạo ra trong pha sáng quang hợp là A. CO2 và glucose. B. ADP, Pi và NADP+. C. H2O và O2, NADPH. D. ATP, NADPH và O2 . Câu 13. Trong công nghệ gene, kĩ thuật gắn gene cần chuyển vào thể truyền được gọi là gì? A. Thao tác trên gene. B. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. C. Kĩ thuật chuyển gene. D. Thao tác trên plasmid. Câu 14. Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau Quy ước I 1 2 : Nam tóc quăn và không bị mù màu II 3 5 6 7 8 : Nữ tóc quăn và không bị mù màu 4 : Nam tóc thẳng và bị mù màu III 9 10 11 12 ? Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là A. 4/9 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/3 Câu 15. Ở người, gene M quy định nhìn màu bình thường là trội so với gene m quy định mù màu. Một gia đình có bố và mẹ đều bình thường, sinh ra một người con bị bệnh Turner và bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là đúng về gia đình trên? A. Kiểu gene của (P) XMXm x XMY, đột biến lệch bội xảy ra ở mẹ. B. Kiểu gene của (P) XM Xm x XmY, đột biến gene xảy ra ở bố. C. Kiểu gene của (P) XMXm x XMY, đột biến lệch bội xảy ra ở bố. D. Kiểu gene của (P) XMXm x XmY, đột biến gene xảy ra ở mẹ. Câu 16. Hình vẽ dưới đây mô tả bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến. Đây là dạng đột biến thể A. một nhiễm. B. ba nhiễm. C. không nhiễm. D. bốn nhiễm. Câu 17. Nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, cỏ rồi trảng cây bụi phát triển và lâu hơn nữa, rừng cây gỗ xuất hiện thay thế. Đây là biểu hiện của hiện tượng A. diễn thế nguyên sinh. B. diễn thế thứ sinh. C. khống chế sinh học. D. diễn thế phân huỷ. Câu 18. Nguồn nitrogen khí quyển được chuyển hoá thành NH4+ là nhờ nhóm vi sinh vật nào? A. Vi khuẩn cố định nitrogen gen. B. Vi khuẩn Nitrate e hoá. C. Vi khuẩn kí sinh. D. Vi khuẩn phản nitrate.
- Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ở một loài thực vật giao phấn tự do có gene D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gene d quy định hạt dài, gene R quy định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gene r quy định hạt trắng. Hai gặp gene Dd, Rr phân ly độc lập. Khi thu hoạch tại một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thu được 14,25% hạt tròn, đỏ; 4,75% hạt tròn, trắng; 60,75% hạt dài, đỏ; 20,25% hạt dài, trắng. Các phát biểu sau đúng hay sai? 1 a) Kiểu gene rr chiếm tỉ lệ trong quần thể cân bằng di truyền. 4 8 b) Cho kiểu hình hạt dài, đỏ ra trồng thì vụ sau thu được tỉ lệ kiểu hình hạt dài, đỏ là . 9 2 c) Trong số hạt đỏ ở quần thể cân bằng di truyền, hạt đỏ dị hợp chiếm . 3 d) Tần số của D, d trong quần thể trên lần lượt là 0,9 và 0,1. Câu 2. Giả sử 4 quần thể của cùng một loài động vật được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau: Quần thể A B C D Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195 Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây đúng hay sai? a) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể A là gay gắt hơn quần thể D. b) Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D. c) Nếu cả 4 quần thể đều chịu ảnh hưởng như nhau từ một yếu tố ngẫu nhiên thì quần thể A bị ảnh hưởng ít nhất. d) Nếu kích thước của quần thể B tăng 5%/năm thì sau một năm mật độ cá thể của quần thể B là 15,75 cá thể/ha. Câu 3. Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn. Đây được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nếu không sớm nhận biết triệu chứng tai biến và can thiệp kịp thời. Thời gian càng dài thì não tổn thương càng nặng, bệnh nhân sẽ tiến gần với bờ vực tử vong thêm một bước. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh cũng dễ gặp những biến chứng nghiêm trọng như tê liệt tay chân, liệt nửa người, không thể giao tiếp. Tỷ lệ người bị tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thông tin từ Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ trong độ tuổi khoảng từ 18 tới 45 tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị tai biến mạch máu não chiếm khoảng 25% các ca đột quỵ. Sử dụng dữ liệu và hình vẽ trên hãy cho biết mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai? a) Do các mạch máu bị vỡ hoặc tắc nên lúc này não sẽ không được cung cấp oxy và dưỡng chất khiến các tế bào não trong đó chết dần. b) Người bệnh có huyết áp thấp khiến các mạch máu trong hộp sọ vỡ ra và chảy máu vào xung quanh não. Não bị tổn thương, các tín hiệu thần kinh từ tủy sống đến não sẽ không xử lý được dẫn đến cung phản xạ sẽ gián đoạn mất chức năng. c) Người lớn tuổi rất dễ bị bệnh lý này do các mạch máu não bị giòn dẫn tới dễ vỡ. d) Để ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não cần có lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao, ăn uống khoa học đặc biệt là nên thức ăn có nhiều chất béo cholesterol. Câu 4. Hình dưới đây mô tả phân đoạn gen thực hiện quá trình phiên mã và dịch mã trong tế bào sống.
- Trong mỗi ý a; b; c; d dưới đây, học sinh chọn đúng hoặc sai. a) A trong hình chỉ đầu 5’ của mạch DNA. b) Ở sinh vật này, các gen thường tồn tại thành nhóm với các vùng mã hóa nằm liền kề nhau, có chung vùng điều hòa và vùng kết thúc. c) Các chuỗi polypeptide được dịch mã từ mRNA trên có thể có trình tự amino acid khác nhau. d) Dùng kháng sinh tác động đến ribosome ở quá trình trên không ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein được mã hóa bởi DNA nhân. Phần III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 bằng số. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1. Một nhà khoa học đã khai quật được 4 mẫu hoá thạch thực vật (kí hiệu từ 1 đến 4) với một số đặc điểm đặc trưng còn nguyên vẹn được liệt kê trong bảng dưới đây. Dấu “+” chỉ ra rằng mẫu đặc điểm có ở mẫu hoá thạch tương ứng. Đặc điểm Bào tử Bầu Phôi Hạt phấn Xylem Noãn Mẫu hoá thạch nhuỵ (mạch gỗ) 1 + + 2 + + + + 3 + + + + + 4 + + Dựa vào bảng trên, hãy nêu giả thuyết (viết liền các số) về trật tự tiến hoá của các thực vật này. Câu 2. Ở cây ngô có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Khi tiến hành nuôi cấy 3 tế bào sinh dưỡng trong điều kiện thích hợp để thực hiện 4 lần phân chia liên tiếp. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, hỏi tổng số nhiễm sắc thể có trong các tế bào con được tạo ra sau đợt phân bào nói trên? Câu 3. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,25 AA : 0,46 Aa : 0,29 aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu? Câu 4. Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định AB Ab mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀ X D Xd ♂ Xd Y thu ab aB được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ phần trăm? Câu 5: Một lưới thức ăn gồm các loài sinh vật được mô tả ở hình dưới đây. Theo lí thuyết, lưới thức ăn này có mấy chuỗi thức ăn?
- Câu 5: Cho các thông tin ở bảng sau: Bậc dinh dưỡng Năng suất sinh học Cấp 1 2,2 x 106 calo Cấp 2 1,1 x 104 calo Cấp 3 1,25 x 103 calo Cấp 4 0,5 x 102 calo Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 là bao nhiêu phần trăm? ---------HẾT--------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
- HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B B A A D C D B A Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đáp án A B D B D C B B A Phần II. Câu trắc nghiệm đúng/sai: Thí sinh lựa chọn 1 đáp án đúng được 0,1 điểm, chọn 2 đáp án đúng được 0,25 điểm, chọn 3 đáp án đúng được 0,5 điểm, chọn 4 đáp án đúng được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án a) Đúng a) Sai a) Đúng a) Sai b) Đúng b) Sai b) Sai b) Đúng c) Đúng c) Sai c) Đúng c) Đúng d) Sai d) Đúng d) Sai d) Đúng Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp 4123 960 0,48 8,5 10 0,5 án
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1. Các amino acid là thành phần tham gia cấu tạo nên phân tử Protein Chọn B Kiến thức: Thành phần hoá học của tế bào Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 2. Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ giữa Chọn B Kiến thức: Tế bào học Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 3. Trong quang hợp ở cây xanh, sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng diệp lục a. Chọn A Kiến thức: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 4. Động lực vận chuyển các chất trong mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa. Chọn A Kiến thức: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 5. Biện pháp phòng tránh và chữa bệnh ung thư : I. Duy trì thói quen khám sức khỏe định kì. → Đúng II. Không hút thuốc, hạn chế sử dụng bia rượu và chất kích thích. → Đúng III. Chế độ ăn uống phù hợp: ăn nhiều rau, củ quả, hạn chất béo, thịt đỏ, muối, thực phẩm mốc, thực phẩm nhiễm thuốc hóa học và chất tăng trọng.→ Đúng IV. Xây dựng chế độ luyện tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lí.→ Đúng Chọn D Kiến thức: Tế bào học Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Liệt kê được các đối tượng) Câu 6. Quá trình tiến hoá hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài, diễn ra trong trong thời gian dài, quy mô lớn được gọi là tiến hóa lớn. Chọn C Kiến thức: Bằng chứng tiến hoá Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 7. Nhân tố tiến hoá có khả năng làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định và có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể là dòng gene Chọn D Kiến thức: Học thuyết tiến hoá Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học
- Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 8. Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gene thích nghi. Chọn B Kiến thức: Học thuyết tiến hoá Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 9. Vai trò chính của di truyền học người cung cấp thông tin về cơ chế di truyền và các yếu tố ảnh hưởng. Chọn A Kiến thức: Di truyền học người Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Hiểu – NT2 (Trình bày được vai trò của các đối tượng bằng các hình thức biểu đạt như nôn ngữ nói) Câu 10. Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây sai? A →Sai không phải chướng ngại địa lí lúc nào cũng dẫn đến cách li sinh sản. B, C, D → Đúng Kiến thức: Học thuyết tiến hoá Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 11. Trong vùng thủy triều đỏ ven biển gây ra do loài tảo 2 roi (Dinoflagellata) thường làm cho loài thủy sinh vật bị chết hàng loạt, nhất là những loài giáp xác, cá ăn nổi. Đây là ví dụ biểu hiện mối quan hệ sinh thái ức chế - cảm nhiễm. Chọn B Kiến thức: Sinh thái học Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 12. Sản phẩm được tạo ra trong pha sáng quang hợp là ATP, NADPH và O2 . Chọn D Kiến thức: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 13. Trong công nghệ gene, kĩ thuật gắn gene cần chuyển vào thể truyền được gọi là kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. Chọn B Kiến thức: Công nghệ gene Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 14. - Xét riêng từng cặp gen: + Cặp A, a): Số 9: aa => 5, 6 là Aa => 10 (1/3AA: 2/3Aa)=> PA = 1/3 + 1/6 = 2/3 => qa=1/3 Tương tự cho số 11: PA = 1/3 + 1/6 = 2/3 => qa=1/3 xác suất con của 10 x 11 không mang gen a là: 2/3 A x 2/3A = 4/9 AA + Cặp XB, Xb: Số 10 – XBY không mang gen bệnh. số 11: (1/2 XBXb: 1/2 XBXB) Tần số XB = 3/4. Xác xuất sinh con không chứa Xb = 3/4 x 1 = 3/4
- => Xác xuất sinh con không chứa cả 2 alen lặn: 4/9 x 3/4 = 1/3. Chọn D Kiến thức: Di truyền học người Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Cấp độ tư duy và chỉ báo: Vận dụng - TH4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh) Câu 15. Hướng dẫn giải Con bị Turner và mù màu: XmO Nhận Xm từ mẹ và O từ bố (do bố XmY) → ở bố xảy ra đột biến lệch bội: Chọn C Kiến thức: Di truyền liên kết với giới tính Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Cấp độ tư duy và chỉ báo: Hiểu – TH2 (Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu) Câu 16. Hình vẽ dưới đây mô tả bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến. Đây là dạng đột biến thể ba nhiễm. Chọn B Kiến thức: Di truyền nhiễm sắc thể Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết được các đối tượng thông qua hình vẽ) Câu 17. Nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, cỏ rồi trảng cây bụi phát triển và lâu hơn nữa, rừng cây gỗ xuất hiện thay thế. Đây là biểu hiện của hiện tượng diễn thế thứ sinh. Chọn B Kiến thức: Sinh thái học Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Câu 18. Nguồn nitrogen khí quyển được chuyển hoá thành NH4+ là nhờ vi khuẩn cố định nitrogen gen. Chọn A Kiến thức: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Cấp độ tư duy và chỉ báo: Biết – NT1 (Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống) Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Câu 1. Hướng dẫn giải a) Đúng, Tỉ lệ hạt đỏ: trắng là 75:25=3:1 b) Đúng. Kiểu hình hạt dài đỏ, có hai kiểu gen RRdd và Rrdd, theo tỷ lệ 2:1 Cặp dd cho đời sau 100% hạt dài, ta xét cặp Rr Tính lại tần số alen: Tần số R = 2/3, tần số r = 1/3 1 1 Tỷ lệ đời sau theo định luật Hacđi – Vanbec: kiểu hình rr là (3)2 = 9 Kiểu hình RR + Rr là 8/9. c) Đúng. Hạt đỏ dị hợp có tỷ lệ 50% → Tỷ lệ hạt đỏ dị hợp trong số hạt đỏ là 50/75 = 2/3 d) Sai. Tỷ lệ hạt tròn : dài = 19 : 81. Tần số d là √0,81 = 0,9. Tần số D: 1 – 0,9 = 0,1 a, b, c: đúng; d: sai Kiến thức: Quy luật di truyền Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống
- Cấp độ tư duy và chỉ báo a) Vận dụng - TH 4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh) b) Vận dụng - TH 4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh) c) Vận dụng - TH 4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh) d) Vận dụng - TH 4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh) Câu 2. Hướng dẫn giải: a) Sai vì Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể phụ thuộc vào mật độ cá thể. - Mật độ của A = 10 cá thể/ha, D = 25 cá thể/ha. - Mật độ càng cao → cạnh tranh càng gay gắt. → Quần thể D có mật độ cao hơn A, nên D có sự cạnh tranh mạnh hơn A. b) Sai Kích thước quần thể = mật độ x diện tích khu phân bố Kích thước quần thể A: 25x 10 = 250 cá thể Kích thước quần thể B: 240 X 15 = 3600 cá thể Kích thước quần thể C: 193 X 20 = 3860 cá thể Kích thước quần thể D: 195 X25 = 4875 cá thể Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A (250) → B (3600) → C (3860) → D (4875). c) Sai vì Nếu cả 4 quần thể đều chịu ảnh hưởng như nhau từ một yếu tố ngẫu nhiên thì quần thể A bị ảnh hưởng nhiều nhất. - Yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh,...) thường ảnh hưởng mạnh nhất đến quần thể có kích thước nhỏ, vì quần thể nhỏ dễ bị tuyệt chủng hơn. - Quần thể A có kích thước nhỏ nhất (250 cá thể), nên nó sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, không phải ít nhất. d) Đúng vì Nếu kích thước của quần thể B tăng 5%/năm thì sau một năm mật độ cá thể của quần thể B là 15,75 cá thể/ha. - Kích thước quần thể B hiện tại: NB =3600 - Sau một năm, kích thước quần thể tăng 5%: NB, =3600×1,05 =3780 - Diện tích của quần thể B không đổi (240 ha), nên mật độ sau một năm là: 3780/240 = 15,75 cá thể/ha. Kiến thức: Sinh thái học quần thể Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Cấp độ tư duy và chỉ báo a) Hiểu - TH 1 (Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất.) b) Vận dụng - TH 4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh) c) Hiểu - TH 2 (Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.) d) Vận dụng - TH 4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh)
- Câu 3. Hướng dẫn giải a) Đúng vì các mạch máu bị vỡ hoặc tắc nên lúc này não sẽ không được cung cấp oxy và dưỡng chất khiến các tế bào não trong đó chết dần. b) Sai vì huyết áp thấp không phải nguyên nhân chính gây vỡ mạch máu não. c) Đúng vì người lớn tuổi rất dễ bị bệnh lý này do các mạch máu não bị lão hoá, mất tính đàn hồi, dễ bị tổn thương dẫn tới dễ vỡ. d) Sai vì ăn nhiều cholesterol có hại cho mạch máu, không tốt để phòng ngừa đột quỵ. Kiến thức: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Câp độ tư duy và chỉ báo: a) Hiểu- TH2 (Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.) b) Hiểu- TH2 (Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.) c) Vận dụng- VD1 (Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong trong đời sống...) d) Vận dụng – VD2 (Đề xuất, thực hiện một số giải pháp để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng;) Câu 4. Hướng dẫn giải a) Sai vì A trong hình chỉ đầu 3’ của mạch DNA. b) Đúng, Vì hình vẽ thể hiện quá trình dịch mã ở vi khuẩn, trong đó các gen thường tổ chức thành operon (vd: operon Lac). Một mRNA có thể chứa thông tin cho nhiều protein liên quan, được dịch mã đồng thời. c) Đúng, Các chuỗi polypeptide được dịch mã từ mRNA trên có thể có trình tự amino acid khác nhau. d) Đúng Vì hình vẽ mô tả vi khuẩn, khi dùng kháng sinh tác động đến ribosome vi khuẩn, nó không ảnh hưởng đến ribosome của tế bào nhân thực. Kiến thức: Di truyền học phân tử Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Câp độ tư duy và chỉ báo: a) Hiểu- NT2 (Trình bày được các đặc điểm, vai trò của các đối tượng và các quá trình sống bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ....) b) Hiểu- NT3 (Phân loại được các đối tượng, hiện tượng sống theo các tiêu chí khác nhau.) c) Hiểu- NT4 (Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theo logic nhất định.) d) Vận dụng- VD1 (Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống...) Phần III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 bằng số. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1. Hướng dẫn giải - Mẫu 1 có phôi, nhưng không có hạt phấn hay bầu nhụy → có thể là dương xỉ có phôi. - Mẫu 2 có phôi, hạt phấn, mạch gỗ, noãn → có thể là hạt trần sơ khai. - Mẫu 3 có phôi, hạt phấn, mạch gỗ, noãn, bầu nhụy → có thể là hạt kín sơ khai. - Mẫu 4 có bào tử, nhưng không có các đặc điểm tiến hóa hơn → là dương xỉ hoặc rêu bào tử. Trật tự tiến hóa hợp lý: 4 → 1 → 2 → 3. Viết liền các số: 4123 Kiến thức: Bằng chứng tiến hoá Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Câp độ tư duy và chỉ báo: Hiểu - TH2 (Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.) Câu 2. Hướng dẫn giải Số NST tạo thành: 3 x 20 x 24 = 960
- Kiến thức: Tế bào học Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Câp độ tư duy và chỉ báo: Vận dụng - TH 4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh ) Câu 3. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,25 AA : 0,46 Aa : 0,29 aa. Tần số alen A của quần thể này là 0,48 0,25 X 2+0,46 0,96 PA = = 2 = 0,48 2 Đáp án: 0,48 Kiến thức: Di truyền học quần thể Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Câp độ tư duy và chỉ báo: Vận dụng - TH 4 (TH 4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh ) Câu 4. Giải: ab Cái hung, thấp, đen: Xd Xd = 1% => ab x ab = 0,04 => ab = 0,1 và ab = 0,4 => f = 20% ab Ab - Xám dị hợp, thấp, nâu: x 1/2 nâu = (0,4 Ab x 0,4 ab + 0,1 Ab x 0,1 ab)1/2= 8,5% ab Đáp án: 8,5 Kiến thức: Hoán vị gene Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Câp độ tư duy và chỉ báo: Vận dụng TH 4 (TH 4 (Thực hiện kế hoạch: đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lý các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, rút ra kết luận và điều chỉnh ) Câu 5: Một lưới thức ăn gồm các loài sinh vật được mô tả ở hình dưới đây. Theo lí thuyết, lưới thức ăn này có 10 chuỗi thức ăn Theo sơ đồ ta có 10 chuỗi thức ăn = 2( bậc dinh dưỡng bị ếch tiêu thụ)× 2 (ếch bị 2 bậc dinh dưỡng khác tiêu thụ)+3 (bậc dinh dưỡng bị vịt tiêu thụ như Châu chấu, Ngô, Lúa)+ 2(bậc dinh dưỡng bị chuột tiêu thụ)×1 (chuột bị rắn tiêu thụ)+ 1 (chuỗi Lúa → ốc bưu → Rắn)= 4+3+2+1= 10 Kiến thức: Sinh thái học Thành phần năng lực: Nhận thức sinh học Câp độ tư duy và chỉ báo: Hiểu – NT4 (Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theo logic nhất định. (Phân tích – Học sinh cần phân tích các yếu tố và mối quan hệ giữa chúng.)) Câu 6: Năng suất sinh ℎọ𝑐 𝑏ậ𝑐 2 Hiệu suất sinh thái = Năng suất sinh ℎọ𝑐 𝑏ậ𝑐 1 x 100 Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 là 1,1 x 10000 Hiệu suất sinh thái = 2,2 x 1000000 x 100 = 0,5% Kiến thức: Sinh thái học Thành phần năng lực: Tìm hiểu thế giới sống Câp độ tư duy và chỉ báo: Hiểu - TH2 (Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.)

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
