intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái năm 2013 đề 1532

Chia sẻ: Lê Thị Giang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái năm 2013 đề 1532 sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái năm 2013 đề 1532

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2013 Môn thi: Sinh học ( Ban cơ bản) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 60 phút (Đề thi có 05 trang) ( Không kể thời gian giao đề) Họ tên thí sinh: ………………………..Số báo danh:………………………. Mã đề 1532 1/ Mã di truyền là: a mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một axitamin. b mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một axitamin. c mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một axitamin. d mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một axitamin. 2/ Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử? a Prôtêin b ADN và ARN c ARN d ADN 3/ Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3' -XGAGAATTTXGA- 5' 5' -GXTXTTAAAGXT -3' Biết các bộ ba mã hoá axitamin tương ứng là: XUU: Lơxin( Leu); AAA: Lizin(Lys); GXU: Alanin(Ala); XXU: Prôlin( Pro); AAU: Asparagin(Asn); GUU: Valin(Val).Trình tự các nuclêôtit trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là: a - Val - Leu - Lys - Ala - b - Ala - Leu - Asn - Ala - c - Ala - Leu - Lys - Ala - d - Ala - Pro - Asn - Ala - 4/ Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là: a Mất một cặp nulcêôtit, thêm một cặp nuclêôtit, thay thế một cặp nuclêôtit b Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn c Lệch bội và đa bội d Mất đoạn, thêm một cặp nuclêôtit, đảo đoạn, chuyển đoạn 5/ Hội chứng Đao, hội chứng Tớcnơ thuộc dạng đột biến: a Cấu trúc nhiễm sắc thể b Chuyển đoạn nhiếm sắc thể. c Đa bội d Lệch bội 6/ Cấu trúc gen mã hoá prôtêin gồm: a 3 vùng là: vùng điều hoà, vùng mã hoá liên tục, vùng mã hoá không liên tục. b vùng mã hoá, vùng kết thúc c vùng điều hoà, vùng mã hoá d 3 vùng là: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc 7/ Gen có 3600 liên kết H2 bị đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit thành alen mới có 3601liên kết H2. Dạng đột biến trên thuộc dạng? a Thay thế cặp G - X bằng 1 cặp A - T b Thêm một cặp A - T c Thay thế cặp A - T bằng 1 cặp G - X d Thêm 1 cặp G - X Trang 1 – Mó đề 1532
  2. 8/ Ở 1 loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba: a 11 b 1 c 25 d 12 9/ Quy luật phân li độc lập thực chất nói về: a Sự phân li độc lập của các tính trạng b Sự phân li độc lập của các alen trong giảm phân. c Sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể. d Sự tổ hợp của các alen trong giảm phân 10/ Gen đa hiệu là hiện tượng: a Các gen tương tác để quy định các tính trạng khác nhau. b Một gen có khả năng làm tăng cường hoạt động của các gen khác c Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện kiểu hình của nhiều tính trạng. d Nhiều gen quy định một tính trạng. 11/ Trong di truyền qua tế bào chất: a Vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể cái b Sự di truyền các tính trạng tuân theo quy luật của MenĐen c Vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể đực d Vai trò của bố và mẹ là ngang nhau 12/ Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân màu xanh lục. Khi lai cà chua thân đỏ thẫm với nhau, F1 thu đựơc tỉ lệ: 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên? a P: Aa x aa b P: AA x AA c P: Aa x Aa d P: AA x Aa 13/ Hiện tượng nào sau đây được gọi là sự mềm dẻo về kểu hình: a Bệnh mù màu ở người. b Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét. c Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người. d Bệnh máu khó đông ở người 14/ Quá trình nhân đôi ADN gồm: a 2 bước theo trình tự: tháo xoắn phân tử ADN; tổng hợp các mạch ADN mới b 3 bước theo trình tự: tháo xoắn phân tử ADN; hai phân tử ADN được tạo thành; tổng hợp các mạch ADN mới c 3 bước theo trình tự: tháo xoắn phân tử ADN; tổng hợp các mạch ADN mới; hai phân tử ADN được tạo thành. d 2 bước theo trình tự: tháo xoắn phân tử ADN; hai phân tử ADN được tạo thành. 15/ Ở ruồi giấm, gen B quy định cánh bình thường, gen b quy định cánh xẻ. Các gen nằm trên nhiễn sắc thể giới tính X, di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. Cho P: XBXb x XBY thì kết quả của F1 là: a 50% cánh bình thường, 50% cánh xẻ là ruồi đực. b 100% cánh bình thường đều là ruồi đực. c 75% cánh xẻ là ruồi đực, 25% cánh xẻ bình thường d 75% cánh bình thường, 25% cánh xẻ là ruồi đực. Trang 2 – Mó đề 1532
  3. 16/ Cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ đời con là 3 đỏ : 1 vàng. a Aaaa x Aaaa b Aaaa x aaaa c AAAa x Aaaa d AAAA x Aaaa 17/ Phương pháp độc đáo của MenĐen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền? a Phân tích các thế hệ lai b Lai giống c Lai phân tích d Tạo dòng thuần. 18/ Trong các quần thể sau đây, quần thể nào đạt trạng thái cân bằng di truyền? a 0,5 AA + 0,25 Aa + 0,25 aa = 1 b 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1 c 0 AA + 1 Aa + 0 aa = 1 d 0,2 AA + 0,5 Aa + 0,3 aa = 1 19/ Với 2 alen A và a bắt đầu bằng một kiểu gen Aa, Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là: a AA = aa = (1 -(1/6)n)/2; Aa = (1/6)n) b AA = aa = (1 -(1/2)n)/2; Aa = (1/2)n) c AA = aa = (1 -(1/4)n)/2; Aa = (1/4)n) d AA = aa = (1 -(1/8)n)/2; Aa = (1/8)n) 20/ Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng: a Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì ở thế hệ sau con lai không đồng nhất về kiểu hình. b Chỉ có một số tổ hợp lai giữa cácc cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao. c Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn có ưu thế lai cao. d Lai hai dòng thuần chủng khác xa nhau về mặt địa lí sẽ luôn có ưu thế lai cao. 21/ Vai trò của plasmit trong kỹ thuật chuyển gen là: a Tế bào nhận b Thể truyền c Enzim cắt, nối d Tế bào cho 22/ Thứ tự nào sau đây đúng trong kỹ thuật chuyển gen? a Phân lập ADN -> Chuyển ADN vào tế bào nhận. b Phân lập ADN -> Tạo ADN tái tổ hợp -> Đưa vào tế bào nhận. c Phân lập ADN -> Cắt ADN tế bào cho -> Đưa vào tế bào nhận. d Tạo ADN tái tổ hợp -> Phân lập ADN -> Đưa vào tế bào nhận. 23/ Liệu pháp gen là: a Các kỹ thuật chẩn đoán trước khi sinh. b Kỹ thuật tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen. c Các kỹ thuật thay thế các gen gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành. d Kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp. 24/ Nguyên nhân chính gây nên các bệnh di truyền phân tử ở người: a Thường biến b Đột biến gen c Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể d Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Trang 3 – Mó đề 1532
  4. 25/ Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì: a Chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay chúng không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. b Chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay chúng vẫn còn chức năng. c Chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài. d Chúng đều có hình dạng giống nhau ở các loài. 26/ Tiến hoá lớn là quá trình hình thành: a Các loài mới b Các cá thể thích nghi hơn c Các nòi sinh học d Các nhóm phân loại trên loài 27/ Đối tượng của quá trình chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá là ? a Quần thể b Nòi c Loài d Cá thể 28/ Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là: a Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể b Đột biến số lượng nhiễm sắc thể c Biến dị tổ hợp d Đột biến gen 29/ Theo Đácuyn, thực chất của quá trình chọn lọc nhân tạo là quá trình: a Loại bỏ các biến dị không mong muốn, tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật. b Phân hoá khả năng sinh sản của các sinh vật. c Loại bỏ các biến dị không mong muốn, chọn ra các biến dị của sinh vật phù hợp với lợi ích của con người. d Phân hoá khả năng sống sót của các sinh vật. 30/ Tiến hoá nhỏ là quá trình: a Phân chia liào thành các nhóm phân loại nhỏ hơn. b Biến đổi vốn gen của quần thể dẫn tới hình thành loài mới. c Đột biến, biến dị tổ hợp và chon lọc làm biến đổi quần thể. d Biến đổi trong loài nhình thành loài mới. 31/ Dạng vượn người đựơc xem là có họ hàng gần gũi nhất với loài người hiện đại là: a Gôrila b Vượn c Đười ươi d Tinh tinh 32/ Tiêu chuẩn chính xác nhất để xác định 2 quần thể thuộc cùng một loài hay thuộc 2 loài khác nhau? a Tiêu chuẩn sinh lí - sinh hoá b Tiêu chuẩn cách li sinh sản. c Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái d Tiêu chuẩn hình thái. 33/ Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm ( thường vào mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này: a Biến động số lượng không theo chu kỳ b Không phải là biến động số lượng c Biến động số lượng theo chu kỳ năm d Biến động số lượng theo chu kỳ mùa Trang 4 – Mó đề 1532
  5. 34/ Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là: a Môi trường b Sinh cảnh c Ổ sinh thái d Giới hạn sinh thái 35/ Một quần thể có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm: Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.Quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi: a Nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản b Nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản c Nhóm đang sinh sản d Nhóm trước sinh sản 36/ Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh? a Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. b Kiểu phân bố cá thể của quần thể. c Sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể. d Cấu trúc tuổi của quần thể. 37/ Trình tự các loài nào nêu dưới đây được xem là một chuỗi thức ăn: a Cây ngô -> sâu ăn lá cải -> chim sâu. b Cỏ -> châu chấu -> ếch c Thỏ -> sư tử -> sói d Cá rô -> rắn -> chim đại bàng 38/ Trùng roi sống trong ruột mối là thể hiện mối quan hệ gì? a Cộng sinh b Hội sinh c Hợp tác d Hỗ trợ 39/ Hệ sinh thái bao gồm: a Các quần xã sinh vật và nơi sống của chúng b Các quần xã sinh vật và các nhân tố hữu sinh c Các quần xã sinh vật và sinh cảnh của chúng. d Các quần thể sinh vật và nơi sống của chúng 40/ Đặc điểm nào sau đây không đúng về mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt? a Sự biến động số lượng con mồi và vật ăn thịt có liên quan mật thiết với nhau. b Trong quá trình tiến hóa, vật ăn thịt hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn con mồi c Con mồi có số lượng lớn hơn vật ăn thịt d Vật ăn thịt thường có kích thước lớn hơn nhưng số lượng ít hơn. HẾT Trang 5 – Mó đề 1532
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0