Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - THPT Lý Thường Kiệt
lượt xem 4
download
Tham khảo đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - THPT Lý Thường Kiệt sẽ là tài liệu hay giúp bạn tự ôn tập và rèn luyện để làm bài thi đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - THPT Lý Thường Kiệt
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT BÁI Môn: SINH HỌC Trường THPT Lý Thường Kiệt ( Đề chính thức) Thời gian làm bài:....60....phút Đề thi gồm: 05 trang (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh:................................................................ Số báo danh: ....................................................................... I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (32 câu, từ câu 1đến câu 32) Câu 1: Trong lai tế bào sinh dưỡng, một trong các phương pháp để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai, người ta thả vào môi trường nuôi dưỡng. A. các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính. B. các enzim phù hợp. C. dung dịch cônsixin. D. các hoocmôn phù hợp. Câu 2: Đặc điểm nổi bật ở đại Tân sinh là A. Sự phát triển của cây hạt kín, chim, thú và người B. Sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ C. Sự phát triển của cây hạt trần và bò sát D. Sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của nhiều loài thực vật và động vật Câu 3: Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến A. Mất đoạn nhiễm sắc thể 23 B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 23 C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 20 D. Mất đoạn nhiễm sắc thể 21 Câu 4: Điểm hạn chế của Đácuyn là: A. Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của các biến dị. B. Chưa giải thích được quá trình hình thành loài C. Chưa thành công khi giải thích nguồn gốc các loài D. Chưa đánh giá được vai trò của chọn lọc tự nhiên Câu 5: Thể tứ bội kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử nào? A. 100% Aa B.1 AA : 4 Aa : 1 aa C.1 AA : 1 aa D.1 AA : 2 Aa : 1 aa Câu 6: Bản chất của cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể dựa trên cơ sở thay đổi mối quan hệ giữa: A. Mức sinh sản và nhập cư. B. Mức tử vong và di cư. C. Mức sinh sản và mức tử vong. D. Mức sinh sản và di cư. Câu 7: Những điểm giống nhau giữa người và thú chứng minh: A. Người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần gũi B. Quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống C. Người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là các vượn người hoá thạch D. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người Câu 8: Theo quan niệm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất lần lượt là: A. tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa hóa học - tiến hóa sinh học. B. tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học. C. tiến hóa hóa học - tiến hóa sinh học - tiến hóa tiền sinh học. D. tiến hóa sinh học - tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học. Câu 9: Bệnh mù màu (không phân biệt màu đỏ, lục) ở người được quy định bởi 1 gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong một quần thể người có thể tồn tại tối đa bao nhiêu kiểu gen biểu hiện tính trạng trên? A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 1
- Câu 10: Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, thể dị hợp 4 cặp gen: AbcD//aBCd giảm phân cho số loại giao tử là A.1. B.3 C4 D.2 Câu 11: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là: A. A = 0,2 ; a = 0,8 B. A = 0,3 ; a = 0,7 C. A = 0,4 ; a = 0,6 D. A = 0,8 ; a = 0,2 Câu 12: Nội dung nào sau đây không thuộc về tiến hóa nhỏ: A. Sự phát tán đột biến B. Sự hình thành các nhóm phân loại trên loài C. Sự phát tán các đột biến D. Sự chọn lọc các đột biến có lợi Câu 13: . Cho các quần thể có cấu trúc di truyền như sau: Quần thể 1: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa Quần thể 2: 0,48AA : 0,44Aa : 0,08aa Quần thể 3: 0,39AA : 0,42Aa : 0,19aa Quần thể 4: 0,49AA : 0,44Aa : 0,07aa Trong các quần thể trên, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A.Quần thể 1 B.Quần thể 2 C. Quần thể 3 D.Quần thể 4 Câu 14: Nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên là: A. Biến dị tổ hợp. B. Đột biến. C. Biến dị di truyền. D. Đột biến gen. Câu 15: Trong các con đường hình thành loài, con đường tạo ra kết quả nhanh nhất là: A. Bằng con đường sinh thái. B. Bằng con đường lai xa, kết hợp gây ra đa bội hoá. C. Bằng con đường địa lí. D. Bằng đột biến lớn. Câu 16: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. B. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã. C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong. D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài. Câu 17: Mối và động vật nguyên sinh thuộc mối quan hệ A.hợp tác đơn giản. B.cộng sinh. C.hội sinh. D.ức chế cảm nhiễm. Câu 18: Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hyđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B. mất một cặp A - T. C. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. D. thêm một cặp A - T. Câu 19: Hiện tượng khống chế sinh học đã A.làm cho một loài bị tiêu diệt. B.làm cho quần xã chậm phát triển. C.đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D.mất cân bằng trong quần xã Câu 20: Đột biến gen là hại nhưng vẫn được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do: A. Ít phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản. B. Có thể thay đổi giá trị thích nghi của sinh vật. C. Phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong nội bộ cơ thể. D. Diễn ra phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống và sức sinh sản của cơ thể. Câu 21: Dạng đột biến gen nào làm cho gen sau khi đột biến có số lượng và tỉ lệ các loại nuclêôtit không thay đổi: A. Thay thế bằng cặp nuclêôtit khác loại B. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit C. Mất cặp nuclêôtit D.Thêm cặp nuclêôtit Câu 22: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về các cơ chế cách li? A. Cách li địa lí và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện của loài mới. 2
- B. Có các dạng cách li: cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền. C. Sự cách li ngăn ngừa giao phối tự do nhờ đó củng cố, tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc. D. Các cơ chế cách li là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. Câu 23: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ. B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. Câu 24: Ở người, gen qui định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ: A. bố B. mẹ C. ông ngoại D. bà nội Câu 25: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? (1): ABCD.EFGH ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH AD.EFGBCH A. (1) : chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn không chứa tâm động. D. (1) : chuyển đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn chứa tâm động. Câu 26: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới : A. Tính liên tục. B. Tính đặc thù. C. Tính phổ biến. D. Tính thoái hóa. Câu 27: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây qui định? A. Điều kiện môi trường. C. Thời kì sinh trưởng và phát triển của cơ thể. B. Kiểu gen của cơ thể. D. Phản ứng của kiểu gen trước môi trường. Câu 28: Để gây đột biến hoá học ở cây trồng, thường người ta không dùng cách nào sau đây: A. Ngâm hạt khô trong dung dịch hoá chất B. Tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ C. Tiêm dung dịch hoá chất vào thân cây D. Quấn bông có tẩm hoá chất lên đỉnh sinh trưởng thân hoặc trồi Câu 29: K.thuật dtruyền cho phép chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pentunia vào: A). Cây đậu tương B). Cây khoai tây C). Cây lúa D). Cây bông, cây đậu tương Câu 30: Mục đích của phương pháp lai phân tích của Menđen là: A. Kiểm tra kiểu gen của một giống lai nhằm chọn được giống thuần chủng B. Lai giống và phân tích sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ ở con lai C. Tạo ra ngày càng nhiều thế hệ con cháu D. Làm tăng các đặc điểm biến dị ở thế hệ con cháu Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng về chọn lọc tự nhiên: A. Tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen ở mỗi gen luôn ổn định. C. Chọn lọc quần thể làm cho các quần thể có vốn gen thích nghi hơn thay thế những quần thể kém thích nghi. D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá. Câu 32: Cho sơ đồ lưới thức ăn: Dê Hổ Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Gà Mèo rừng Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có thể là: A. cáo, hổ, mèo rừng B. cáo, mèo rừng 3
- C. dê, thỏ, gà D. dê, thỏ, gà, mèo rừng, cáo II. PHẦN RIÊNG (8 câu) A. Phần riêng cho học sinh ban cơ bản ( Từ câu 33 dến câu 40) Câu 33: Hiện tượng khống chế sinh học là: A. sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác B. sản phẩm bài tiết của quần thể này làm giảm tỷ lệ sinh sản của quần thể khác C. sự tăng số lượng cá thể của quần thể này làm tăng số lượng cá thể của quần thể khác D. số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm Câu 34: Điều nào sau đây phá vỡ sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối? A. Không có sự di cư gen. B. Không có sự du nhập gen. C. Trong quần thể không xảy ra đột biến và không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. D. Các thể đồng hợp lặn, đồng hợp trội và dị hợp có sức sống và giá trị thích nghi khác nhau Câu 35: Trong các hướng tiến hóa của sinh giới hướng tiến hóa nào là cơ bản nhất: A. Ngày càng đa dạng và phong phú B. Tổ chức ngày càng cao và càng phức tạp C. Thích nghi ngày càng hợp lí D. Tăng tính đs dạng và phức tạp hóa tổ chức Câu 36: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là A. 1 - (1/2)5 B. (1/2)5 C. (1/4)5 D. 1/5 Câu 37: Trong nhóm nhân tố vô sinh, nhân tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với thực vật là: A. nhiệt độ B. ánh sáng C. ẩm độ D. không khí Câu 38: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen alen được tác động cộng gộp( Aa,Bb, Dd) chúng PLĐL và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210 cm.Giao phấn giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, con chúng sẽ có chiều cao A. 150 cm B. 90 cm C. 160 cm D. 170 cm Câu 39: Quá trình phiên mã là : A.Quá trình tổng hợp mARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN B.Quá trình tổng hợp các loại ARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN C.Quá trình tổng hợp các loại ARN ribôxom từ thông tin di truyền chứa trong ADN D.Quá trình tổng hợp enzim ARN pôlimeraza từ thông tin di truyền chứa trong ADN Câu 40: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự chi phối của A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và các cơ chế cách li B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và sự phân li tính trạng C. Biến dị, di truyền D. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên B.Phần riêng cho học sinh ban nâng cao ( Từ câu 41 dến câu 48) Câu 41: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến? A. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể B. Thường biến là loại biến dị di truyền qua sinh sản hữu tính C. Thường biến là loại biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định D. Thường biến là loại biến dị không di truyền qua sinh sản hữu tính Câu 42: Hiện tượng không phải nhịp sinh học là: A. lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm B. cây ôn đới rụng lá vào mùa đông C. cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào D. dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm, hoa dạ hương nở về đêm 4
- Câu 43: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau,đời con thu được 544 cây bí quả tròn, 366 cây bí quả bầu dục và 62 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật: A. liên kết hoàn toàn B. Phân li độc lập của Menđen C. tương tác cộng gộp D. Tương tác bổ trợ Câu 44: Theo Kimura, sự tiến hóa diễn ra bằng củng cố ngẫu nhiên các: A. Các đặc điểm thích nghi B. Biến dị có lợi C. Đột biến có lợi D. Đột biến trung tính Câu 45: Một người đàn ông có nhóm máu O lấy một người vợ có nhóm máu A, sinh ra một đứa con có nhóm máu A và một đứa con có nhóm máu O. Câu nào sau đây sai? A. Mẹ có kiểu gen IAIA B. Đứa trẻ thứ hai có kiểu gen IOIO C Đứa trẻ thứ nhất có kiểu gen IAIO D. Bố có kiểu gen IOIO Câu 46: Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là: A. tác động của ngoại cảnh lên quần xã B. tác động của quần xã đến ngoại cảnh C. chính tác động của con người D. tất cả các phương án trên Câu 47: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi AND ở sinh vật nhân thực: A.Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mối phân tử AND tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi D. Các đoạn Okaraki được nối với nhau nhờ enzim nối ligara Câu 48: Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n+2. B. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. C. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n. D. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ. ……………Hết……………. 5
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 -10 A A D A B C B B B D 11-20 C B A A B B B B C D 21- 30 A D C A B C B C D A 31-40 B A D D C B B A A D 41-48 B C D D A D C A 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Sơn La (Lần 2)
7 p | 5 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 2)
6 p | 10 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2024 - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên
6 p | 9 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Dương Quảng Hàm, Hưng Yên
14 p | 8 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kim Liên, Nghệ An (Lần 4)
18 p | 5 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)
22 p | 9 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Hạ Long (Lần 3)
6 p | 12 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT A Nghĩa Hưng, Nam Định (Lần 2)
7 p | 10 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Thì Nhậm, Ninh Bình (Lần 1)
26 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Cao, Hà Nam (Lần 1)
14 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Lắk (Lần 2)
34 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Tĩnh Gia 2, Thanh Hóa
20 p | 5 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2024 có đáp án - Trường THPT Tháp Mười, Đồng Tháp
8 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 3 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 4 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
5 p | 8 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
6 p | 6 | 1
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí năm 2024 - Cụm Liên trường THPT tỉnh Quảng Nam (Lần 2)
4 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn