intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai" là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuẩn bị tham gia bài thi học sinh giỏi sắp tới. Luyện tập với đề thường xuyên giúp các em học sinh củng cố kiến thức đã học và đạt điểm cao trong kì thi này, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2024-2025 MÔN: VẬT LÍ – THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 PHÚT MA TRẬN Mức độ Tổng nhận thức Nội dung Phần Phần II Phần III kiến thức I Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Vật lí nhiệt 2(Câu 1,2) 2(Câu 3,4) 2(Câu 19ab) 2(Câu 19cd) 8 Khí lí tưởng 1(Câu 5) 1(Câu 6) 1(Câu 7) 2(Câu 20ab) 2(Câu 20cd) 1(Câu 23) 1(Câu 24) 9 Từ trường 6(Câu 1(Câu 14) 1(Câu 21a) 1(Câu 21b) 2(Câu 21cd) 1(Câu 25) 1(Câu 26) 13 8,..,13) Vật lí hạt 3(Câu nhân 1(Câu 18) 1(Câu 22a) 1(Câu 22b) 2(Câu 22cd) 1(Câu 27) 1(Câu 28) 10 15,..,17) Tổng 12 5 1 6 6 4 3 3 40 Tỉ lệ 30,0% 12,5% 2,5% 15,0% 15,0% 10,0% 0 7,5% 7,5% 100% Điểm 4,5 4 1,5 10 BẢN ĐẶC TẢ
  2. H VD i ể u Nội dung Yêu cầu cần đạt Vật lí nhiệt
  3. Sự chuyển thể - Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hoá hơi. Nội năng, định luật 1 của nhiệt - Thực hiện thí nghiệm, nêu được: mối liên hệ nội năng của vật với năng lượng của I động lực học các phân tử tạo nên vật, định luật 1 của nhiệt động lực học. . - Vận dụng được định luật 1 của nhiệt động lực học trong một số trường hợp đơn 3 giản. , 4 I I . 1 9 c d
  4. Thang nhiệt độ, nhiệt kế - Thực hiện thí nghiệm đơn giản, thảo luận để nêu được sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật tiếp xúc nhau có thể cho ta biết chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng; từ đó nêu được khi hai vật tiếp xúc với nhau, ở cùng nhiệt độ, sẽ không có sự truyền năng lượng nhiệt giữa chúng. Thảo luận để nêu được mỗi độ chia (1 oC) trong thang Celsius bằng 1/100 của khoảng cách giữa nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất tiêu chuẩn), mỗi độ chia (1 K) trong thang Kelvin bằng 1/(273,16) của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất tiêu chuẩn). - Nêu được nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà tại đó tất cả các chất có động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hoặc nguyên tử bằng không và thế năng của - Nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng. chúng là tối thiểu. - Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng bằng dụng cụ thực hành. Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng
  5. Khí lí tưởng Mô hình động học phân tử I chất khí I . 2 0 c d - Phân tích mô hình chuyển động Brown, nêu được các phân tử trong chất khí chuyển động hỗn loạn. - Từ các kết quả thực nghiệm hoặc mô hình, thảo luận để nêu được các giả thuyết của thuyết động học phân tử chất khí.
  6. Phương trình trạng thái I I.7 . 6 - Thực hiện thí nghiệm khảo sát được định luật Boyle: Khi giữ không đổi nhiệt độ I của một khối lượng khí xác định thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của I nó. I - Thực hiện thí nghiệm minh hoạ được định luật Charles: Khi giữ không đổi áp suất . của một khối lượng khí xác định thì thể tích của khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó. 1 - Sử dụng định luật Boyle và định luật Charles rút ra được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. - Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Áp suất khí theo mô hình động I III.24 học phân tử I I . 2 3 - Giải thích được chuyển động của các phân tử ảnh hưởng như thế nào đến áp suất tác dụng lên thành bình và từ đó rút ra được hệ thức p = (3)nmv với n là sô phân tử trong một đơn vị thê tích (dùng mô hình va chạm một chiều đơn giản, rồi mở rộng ra cho trường hợp ba chiều bằng cách sử dụng hệ thức (3)v 2 = vX , không yêu cầu chứng minh một cách chính xác và chi tiết).
  7. Động năng phân tử - Nêu được biêu thức hằng sô Boltzmann, k = R/NA. - So sánh pV = (3)Nmv với pV = nRT, rút ra được động năng tịnh tiến trung bình của phân tử tỉ lệ với nhiệt độ T. Trường từ (Từ trường)
  8. Khái niệm từ trường - Thực hiện thí nghiệm tạo ra được các đường sức từ bằng các dụng cụ đơn giản. - Nêu được từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là một dạng của vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biêu hiện cụ thê là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện; Cảm ứng từ - Thực hiện thí nghiệm để mô tả được hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường. - Xác định được độ lớn và hướng của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường. - Định nghĩa được cảm ứng từ B và đơn vị tesla. - Nêu được đơn vị cơ bản và dẫn xuất để đo các đại lượng từ. - Thảo luận để thiết kế phương án, lựa chọn phương án, thực hiện phương án, đo được (hoặc mô tả được phương pháp đo) cảm ứng từ bằng cân “dòng điện”. - Vận dụng được biểu thức tính lực F = BILsinθ.
  9. Từ thông; Cảm ứng điện từ - Định nghĩa được từ thông và đơn vị weber. I II.21cd - Tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện từ. . III.26 1 - Vận dụng được định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ. 4 - Giải thích được một số ứng dụng đơn giản của hiện tượng cảm ứng điện từ. I - Mô tả được mô hình sóng điện từ và ứng dụng để giải thích sự tạo thành và lan I truyền của các sóng điện từ trong thang sóng điện từ. . - Thảo luận để thiết kế phương án (hoặc mô tả được phương pháp) tạo ra dòng điện 2 xoay chiều. 1 - Nêu được: chu kì, tần số, giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện b và điện áp xoay chiều. I Vật lí hạt nhân và phóng I xạ
  10. Cấu trúc hạt nhân - Rút ra được sự tồn tại và đánh giá được kích thước của hạt nhân từ phân tích kết quả thí nghiệm tán xạ hạt α. - Biểu diễn được kí hiệu hạt nhân của nguyên tử bằng số nucleon và số proton. - Mô tả được mô hình đơn giản của nguyên tử gồm proton, neutron và electron. Độ hụt khối và năng lượng liên I II.22cd kết hạt nhân I . 2 2 - Viết được đúng phương trình phân rã hạt nhân đơn giản. b - Thảo luận hệ thức E = mc2, nêu được liên hệ giữa khối lượng và năng lượng. III - Nêu được mối liên hệ giữa năng lượng liên kết riêng và độ bền vững của hạt nhân. .2 - Nêu được sự phân hạch và sự tổng hợp hạt nhân. 7 - Thảo luận để đánh giá được vai trò của một số ngành công nghiệp hạt nhân trong đời sống.
  11. Sự phóng xạ và chu kì bán rã - Nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự phân rã phóng xạ. I III.28 - Định nghĩa được độ phóng xạ, hằng số phóng xạ và vận dụng được liên hệ H = λN. . 1 - Vận dụng được công thức x = xoe-λt, với x là độ phóng xạ, số hạt chưa phân rã hoặc tốc 8 độ số hạt đếm được. - Định nghĩa được chu kì bán rã. - Mô tả được sơ lược một số tính chất của các phóng xạ a, p và Y. - Nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo. - Nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ; tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ.
  12. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2024-2025 LƯƠNG THẾ VINH Môn: VẬT LÝ Thời gian: 50 phút PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Các vật không thể có nhiệt độ thấp hơn A. 2,00 K. B. 0,15 K. C. -2,73 C. D. -273,15 C. Câu 2: Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không phải do thực hiện công? A. Cọ xát hai vật vào nhau. B. Nén khí trong xilanh. C. Đun nóng nước bằng bếp. D. Một viên bi thép rơi xuống đất mềm. Câu 3: Cho hai vật A và B tiếp xúc nhau. Nhiệt chỉ tự truyền từ A sang B khi A. A và B là hai vật rắn. B. nhiệt độ của A và của B bằng nhau. C. nhiệt độ của A lớn hơn nhiệt độ của B. D. khối lượng của A lớn hơn khối lượng của B. Câu 4: Nung nóng hỗn hợp nước đá làm tan chảy một phần thành nước. Trong quá trình này, hỗn hợp nước đá A. thực hiện công. B. có nhiệt độ tăng lên. C. có nội năng tăng lên. D. truyền nhiệt. Câu 5: Các thông số trạng thái của n mol khí lí thưởng lần lượt là áp suất p, thể tích V, nhiệt độ tuyệt đối T; R là hằng số chất khí. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng được viết dưới dạng A. pV = nRT. B. pVT = nR. C. . D. . Câu 6: Khi thể tích của một lượng khí lý tưởng không đổi, áp suất của khí sẽ A. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. B. không thay đổi khi nhiệt độ tăng. C. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. giảm khi nhiệt độ tuyệt đối tăng.
  13. Câu 7: Một khối khí lý tưởng có thể tích V1 = 10 lít, áp suất p1 =2 atm và nhiệt độ T1 = 300 K. Khi nhiệt độ tuyệt đối tăng lên đến T 2 = 600 K và thể tích giảm đến V2 = 5 lít, áp suất của khối khí sẽ là A. 1 atm. B. 2  atm. C. 4  atm. D. 8  atm. Câu 8: Vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường A. vuông góc với đường sức từ. B. cùng hướng với hướng của lực từ. C. tiếp tuyến với đường sức từ. D. ngược hướng với hướng của lực từ. Câu 9: Một kim la bàn, có các từ cực Bắc và Nam kí hiệu lần lượt là N và S, được đặt tại giao điểm O của các trục x’Ox và y’Oy thuộc mặt phẳng nằm ngang. Trạng thái cân bằng của kim la bàn dùng để xác định các hướng địa lý chỉ do ảnh hưởng của từ trường Trái Đất và được mô tả như hình H1. Khi đó, chiều của Ox sẽ chỉ về hướng A. Nam. B. Tây. C. Bắc. D. Đông. Câu 10: Đơn vị của cảm ứng từ là A. newton (N). B. tesla (T). C. joule (J). D. watt (W). Câu 11: Theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng được sinh ra trong mạch kín sẽ có chiều sao cho từ trường cảm ứng sinh ra có tác dụng A. luôn cùng chiều với từ trường ban đầu. B. luôn ngược chiều với từ trường ban đầu. C. tăng cường sự biến thiên của từ thông qua mạch. D. chống lại sự biến thiên của từ thông gửi qua mạch. Câu 12: Từ thông là một đại lượng vật lí A. luôn dương. B. vô hướng. C. không âm. D. có hướng. Câu 13: Chọn phát biểu đúng về tương tác giữa hai nam châm. A. Hai cực Bắc hút nhau. B. Hai cực Nam hút nhau. C. Cực Bắc hút cực Nam. D. Cực Bắc đẩy cực Nam. Câu 14: Thang sóng điện từ biểu diễn dải bước sóng theo thứ tự giảm dần như hình H2. Hình H2. Dải bước sóng điện từ Chọn kết luận đúng khi nói về loại tia thuộc miền (1) và miền (2)
  14. A. (1) là tia hồng ngoại, (2) là tia gamma. B. (1) là tia hồng ngoại, (2) là tia tử ngoại. C. (1) là tia tử ngoại, (2) là tia hồng ngoại. D. (1) là tia gamma, (2) là tia tử ngoại. Câu 15: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi: A. proton và electron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. proton, neutron, và photon. Câu 16: Hệ thức Einstein liên hệ giữa năng lượng E và khối lượng m của cùng một vật là A. E = m2c. B. E = mc. C. E = mc2. D. E = m2c2. Câu 17: Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì A. hạt nhân dễ bị phá vỡ hơn. B. hạt nhân càng bền vững hơn. C. số proton trong hạt nhân càng lớn. D. hạt nhân có khối lượng càng lớn. Câu 18: Hai mẫu chất phóng xạ của hai chất phóng xạ khác nhau không thể có cùng A. chu kì bán rã. B. số hạt nhân. C. khối lượng. D. hoạt độ phóng xạ. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19. Trong quá trình nước đá đang tan (Hình H3). a) Ở điều kiện áp suất 1 atm, nhiệt độ tan chảy của nước đá là 0℃. b) Nước đá cần nhận nhiệt lượng để chuyển thể từ trạng thái rắn thành trạng thái lỏng. c) Động năng trung bình của các phân tử nước ở trạng thái lỏng giảm so với khi ở trạng thái rắn. d) Nội năng của lượng nước đang xét không thay đổi trong quá trình chuyển thể. Đáp án: ĐĐSS Câu 20: Quan sát hình H4 mô tả chuyển động Brown trong chất khí. a) Kính hiển vi được dùng để quan sát chuyển động của phân tử không khí. b) Ánh sáng trong thí nghiệm có công dụng để quan sát rõ hơn chuyển động của hạt khói. c) Hạt khói có quỹ đạo là đường gấp khúc. d) Chuyển động hỗn loạn của hạt khói là do ánh sáng chiếu vào làm các hạt khói di chuyển. Đáp án: SĐĐS Câu 21: Xét nam châm thẳng đang chuyển động về phía vòng dây kín ABCD theo chiều mũi tên như hình H5.
  15. a) Đường sức từ đi qua vòng dây ABCD theo cùng chiều chuyển động của nam châm. b) Khi nam châm dịch chuyển, từ thông qua diện tích giới hạn bởi ABCD giảm. c) Giả sử trong thời gian 0,05 s, độ biến thiên từ thông qua ABCD là 7,5.10-2 Wb thì độ lớn suất điện động trung bình xuất hiện trong vòng dây ABCD là 1,5 V. d) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây ABCD có chiều ADCB. Hình H5. Nam châm dịch chuyển lại gần vòng dây ABCD Đáp án: SSĐS Câu 22: Vào năm 1927, Ô-li-phan đã dùng máy gia tốc để các hạt nhân tương tác với nhau, tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân theo phương trình: . Mỗi phản ứng tỏa năng lượng 4 MeV. Cho NA = 6,02.1023 hạt/mol; 1 eV = 1,6.10-19 J khối lượng mol của một đơn chất lấy gần đúng bằng số khối của nó. a) Hạt nhân X là hạt . b) Hạt nhân X có 2 proton và 1 neutron. c) Khi tổng hợp được 100 g X từ phương trình trên thì số hạt nhân X là 1,505.1025. d) Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp 100 g hạt nhân X từ trong phản ứng trên xấp xỉ là 1,284.1013 J. Đáp án: SĐSĐ PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28, viết đáp số theo quy định ở mỗi câu. Sử dụng các thông tin sau để làm Câu 23 và Câu 24: Khi truyền nhiệt lượng 4 kJ cho một lượng khí bên trong xi-lanh kín như hình H6, người ta nhận thấy nhiệt độ khối khí tăng lên đến 77 oC và thể tích của khối khí tăng thêm 7,0 lít. Biết áp suất của khối khí là 3,0.105 N/m2 không đổi trong quá trình khí dãn nở.
  16. Hình H6. Một lượng khí được đun nóng trong xi-lanh. Câu 23. Lấy k = 1,38.10-23 J/K. Động năng tịnh tiến trung bình của mỗi phân tử không khí ở 77 oC là J. Tìm (làm tròn kết quả đến 1 chữ số sau dấu phẩy) Đán áp: 7,2 Câu 24. Độ biến thiên nội năng của khối khí trong quá trình được truyền nhiệt lượng là bao nhiêu kJ? Đán áp: 1,9 Câu 25. Một đĩa tròn A bằng đồng có bán kính 5,0 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,20 T sao cho trục quay của đĩa này song song với các đường sức từ. Điện kế G được nối với hai dây dẫn có tiếp điểm a và b chạm vào đĩa A như hình H7. Khi cho đĩa A quay đều với tốc độ 3,0 vòng/s quanh trục của nó thì thấy điện kế G bị lệch. Độ lớn của suất điện động xuất hiện trong mạch là bao nhiêu mV. (làm tròn kết quả đến 1 chữ số sau dấu phẩy) Hình H7. Đĩa tròn A quay trong từ trường đều Đáp số: 4,7 mV Câu 26. Điện áp ở hai đầu một đoạn mạch có biểu thức là (V) (t tính bằng s). Giá trị của u ở thời điểm t = 5 ms là bao nhiêu volt? Đáp số: 220 V
  17. Câu 27. Hạt nhân có khối lượng 13,0001 u. Cho khối lượng proton và neutron lần lượt là 1,0073 u và 1,0087 u. Lấy 1 u = 931,5 MeV/c 2. Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhân .(làm tròn kết quả đến 2 chữ số sau dấu phẩy) Đáp số: 7,49 Câu 28. Để đo chu kì bán rã của một chất phóng xạ β - người ta dùng máy đếm xung "đếm số hạt bị phân rã" (mỗi lần hạt β - rơi vào máy thì gây ra một xung điện làm cho số đếm của máy tăng một đơn vị). Trong lần đo thứ nhất máy đếm ghi được 340 xung trong một phút. Sau đó một ngày máy đếm chỉ còn ghi được 112 xung trong một phút. Chu kì bán rã của chất phóng xạ trên là bao nhiêu giờ? (làm tròn kết quả đến phần nguyên) Đáp số: 15 giờ.
  18. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2024-2025 LƯƠNG THẾ VINH Môn: VẬT LÝ – Khối: 12 Thời gian: 50 phút (Đề kiểm tra gồm ... trang) PHẦN I. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án
  19. 1. D 10. B 2. C 11. D
  20. 3. C 12. B 4. C 13. C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
215=>2