intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2025 - Trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2025 - Trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2025 - Trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A MÔN: VẬT LÍ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. Cho biết: π = 3,14; T (K)= t (°C) + 273; R=8,31 J.mol-1.K-1 PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng vì A. các phân tử khí không có khối lượng. B. khoảng cách giữa các phân tử khí quá gần nhau. C. lực tương tác giữa các phân tử quá nhỏ. D. các phân tử khí luôn đẩy nhau. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí? A. Các phân tử khí ở rất gần nhau so với các phân tử chất rắn. B. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu. C. Chất khí không có hình dạng riêng và thể tích riêng. D. Chất khí luôn luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. Câu 3: Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức ΔU = A + Q của nguyên lí I nhiệt động lực học ? A. Vật nhận công: A < 0 ; vật nhận nhiệt: Q < 0. B. Vật nhận công: A > 0 ; vật nhận nhiệt: Q > 0. C. Vật thực hiện công: A < 0 ; vật truyền nhiệt: Q > 0. D. Vật thực hiện công: A > 0 ; vật truyền nhiệt: Q < 0. Câu 4: Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công? A. Mài kéo. B. Đóng đinh. C. Khuấy nước. D. Đun sôi nước. Câu 5: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định ? A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. C. Thể tích, trọng lượng, áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. Câu 6: Trong hệ tọa độ VOT, đồ thị của hai đường đẳng áp của cùng một khối khí xác định như hình vẽ. đáp án nào sau đây đúng? A.. B.. C.. D. . Câu 7: Nén 10 lít khí được xem là khí lí tưởng ở nhiệt độ 27 0C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 600C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần? A. 2,78. B. 2,24. C. 2,85. D. 3,2.
  2. Câu 8: Khi đưa cực từ bắc của thanh nam châm này lại gần cực từ nam của thanh nam châm kia thì A. chúng hút nhau. B. chúng đẩy nhau. C. tạo ra dòng điện. D. chúng không hút cũng không đẩy nhau. Câu 9: Phát biểu nào sau đây nói lên tính chất khác biệt của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu? A. Nam châm điện có cực từ bắc và cực từ nam. B. Nam châm điện có thể hút các vật làm bằng vật liệu từ. C. Có thể bật hoặc tắt từ trường của nam châm điện. D. Không thể đảo ngược được cực từ của nam châm điện. Câu 10: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn sai hướng của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện A. Hình 3. B. Hình 1. C. Hình 4. D. Hình 2. Câu 11: Một dây dẫn dài 0,50 m mang dòng điện 10,0 A được đặt vuông góc với một từ trường đều. Biết lực từ tác dụng lên dây dẫn là 3,0 N. Độ lớn cảm ứng từ là A. 0,60 T. B. 1,5 T. C. 1,8.103 T. D. 6,7.10-3 T. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với A. chiều dài đoạn dây. B. góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ. C cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây. D cường độ dòng điện trong đoạn dây. Câu13: Một vòng dây dẫn kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,04 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị 6.10 -3 Wb về 0 thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn bằng A. 0,12 V. B. 0,15 V. C. 0,3 V D. 0,24 V. Câu 14: Đường thẳng (d) giới hạn hai miền từ trường đều và từ . Biết ; (như hình vẽ). Khung dây MNPQ hình vuông cạnh 5 cm. Ban đầu khung dây nằm trong miền có từ trường . Cho khung dây chuyển động tịnh tiến sang miền có từ trường , sau khoảng thời gian thì toàn bộ khung dây nằm trong miền có từ trường . Độ biến thiên từ thông qua khung dây trong thời gian có độ lớn bằng A. 3,5.10-4 Wb. B. 4.10-4 Wb. C. 3,75.10-4 Wb. D. 0,25.10-4 Wb. Câu 15: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi A. proton, neutron và electron. B. neutron và electron. C. proton, neutron. D. proton và electron. Câu 16: Hạt nhân có khối lượng m. Gọi khối lượng của prôtôn và nơtron lần lượt là m p và mn, tốc độ ánh sáng trong chân không là c. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này là A.. B. . C. . C. . Câu 17: Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn
  3. A.điện tích. B. khối lượng. C. số khối. D. động lượng. Câu 18: Chất phóng xạ X có chu kì bán rã là 7,2 s. Ban đầu có một mẫu X nguyên chất. Sau bao lâu thì số hạt nhân X bị phân rã bằng bảy lần số hạt nhân X còn lại trong mẫu? A. 21,6 s. B. 7,2 s. C. 28,8 s. D. 14,4 s. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đổ 600 g nước vào một bình làm bằng nhôm có khối lượng 525 g đang ở nhiệt độ 20oC. Nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt là 50 oC. Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm lần lượt là 4200 J/kg.K; 880 J/kg.K. a) Nhiệt độ của bình nhôm sau khi cân bằng nhiệt là 30oC. b) Nếu bỏ qua sự mất mát ra môi trường bên ngoài thì độ lớn nhiệt lượng nước tỏa ra bằng nhiệt lượng bình nhôm thu vào. c) Bình nhôm truyền nhiệt lượng cho nước. d) Nhiệt lượng bình nhôm thu vào là 13860 J. Câu 2. Đồ thị ở hình bên có dạng đường cong hypebol biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng. a) Với khí lí tưởng, các phân tử khí chỉ tương tác khi va chạm với nhau và va chạm với thành bình. b) Quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí nói trên là nén đẳng áp. c) Quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí nói trên có áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. d) Khi áp suất lượng khí có giá trị 0,5 kN/m² thì thể tích của lượng khí là 4,8 m³. Câu 3: Một dây dẫn có chiều dài 10 cm được đặt nằm ngang trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-2 T. Cho dòng điện cường độ 10 A chạy qua dây dẫn có chiều từ trái sang phải, cảm ứng từ có chiều từ trên xuống dưới, dây dẫn và cảm ứng từ đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ. a) Lực từ tác dụng lên dây dẫn đặt tại trung điểm của đoạn dây dẫn mang dòng điện I. b) Lực từ có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và có chiều từ trong ra ngoài. c) Khi dây dẫn đặt vuông góc với cảm ứng từ thì lực từ có độ lớn 5 N. d) Khi lực từ có độ lớn 0,025 N thì góc giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện là 300. 210 84 Po Câu 4: Lúc đầu có một mẫu poloni nguyên chất là chất phóng xạ anpha có chu kì bán 206 82 Pb rã là 138 ngày. Các hạt poloni phát ra tia phóng xạ và chuyển thành hạt nhân chì . Lúc khảo sát khối lượng chất poloni lớn gấp 4 lần khối lượng chì. 210 84 Po 206 82 Pb + 4 He 2 a) Phương trình phóng xạ . 210 206 4 84 Po 82 Pb 2 He b) Số hạt nhân bị phân rã bằng tổng số hạt nhân chì và hạt tạo thành sau phản ứng. 105 . 412 c) Tại thời điểm khảo sát, tỉ số số hạt nhân chì và số hạt nhân Poloni là d) Tuổi của mẫu chất trên là 45,1 ngày. (Kết quả được làm tròn tới hàng đơn vị)
  4. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một khối khí lí tưởng có thể tích 5,4 l ở áp suất 1,06 atm. Giả sử nhiệt độ không thay đổi, khi tăng áp suất tới 1,52 atm thì khối khí có thể tích bằng bao nhiêu lít (l)? (Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười) Câu 2: Một bình kín có thể tích 0,10 m3 chứa khí hydrogen ở nhiệt độ 250C và áp suất 6,0.105Pa. Khối lượng của phân tử khí hydrogen là kg. Một trong các giá trị trung bình đặc trưng cho tốc độ của các phân tử khí thường dùng là căn bậc hai của trung bình bình phương tốc độ phân tử . Giá trị này của các phân tử hydrogen trong bình là X.10 3 m/s. Tìm giá trị của X (Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười). Câu 3: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25 cm 2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,4s là bao nhiêu mili vôn (mV)? Câu 4: Máy khử rung tim cấy được (ICD – Implantable Cardioverter Defibrillator) là một thiết bị y tế được cấy vào dưới da bệnh nhân (thường dưới đòn bên trái) với mục đích tái lập lại nhịp tim cơ bản bình thường, cứu bệnh nhân khỏi đột tử do các rối loạn nhịp nhanh nguy hiểm. Một bệnh nhân có máy khử rung tim cấy ghép ICD đang làm việc gần một thiết bị tạo ra từ trường có cường độ B = 100 . Thiết bị ICD có một vòng dây diện tích 2cm2 được đặt vuông góc với từ trường. Khi bệnh nhân di chuyển ra khỏi vùng có từ trường trong thời gian 2s, từ trường giảm đều từ 100về 0. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong ICD khi từ trường giảm đều trong khoảng thời gian 2s là bao nhiên nV? Câu 5. Chất phóng xạ pôlôni phát ra tia α và biến đổi thành chì . Gọi chu kì bán rã của pôlôni là T. Ban đầu (t = 0) có một mẫu nguyên chất. Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 2T, có 63 mg trong mẫu bị phân rã. Lấy khối lượng nguyên tử tính theo đơn vị u bằng số khối của hạt nhân của nguyên tử đó. Trong khoảng thời gian từ t = 2T đến t = 3T, lượng được tạo thành trong mẫu có khối lượng là bao nhiêu mili gam (mg)? Câu 6. Cho rằng khi một hạt nhân urani phân hạch thì toả ra năng lượng trung bình là 200 MeV, Lấy NA = 6,023.1023 mol-1, khối lượng mol của urani là 235 g/mol. Năng lượng tỏa ra khi phân hạch hết 1 kg urani là bao nhiêu? ( 1026 MeV, làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) ---------- HẾT ----------
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO- ĐỀ 2 MÔN: VẬT LÍ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. Cho biết: π = 3,14; T (K)= t (°C) + 273; R=8,31 J.mol-1.K-1 PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải của các phân tử cấu tạo nên vật? A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. B. Chuyển động không ngừng. C. Giữa các phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 2: Trường hợp nào sau đây nội năng của một vật bị thay đổi nhờ quá trình truyền nhiệt? A. Đun nóng nước trên bếp. B. Ô tô phanh gấp làm lốp nóng lên.
  6. C. Lưỡi dao nóng lên khi mài. D. Lưỡi cưa nóng lên khi cắt gỗ. Câu 3: Phát biểu nào sau đây về các phân tử khí lí tưởng là không đúng? A. Có khối lượng không đáng kể. B. Có lực tương tác không đáng kể khi không va chạm. C. Có thể tích riêng không đáng kể. D. Có vận tốc càng lớn khi nhiệt độ phân tử càng cao. Câu 4: Để xác định một điểm trong không gian có từ trường hay không, ta có thể: A. đặt tại điểm đó một kim nam châm. B. đặt tại điểm đó một dây dẫn kim loại. C. đặt tại điểm đó một quả cầu tích điện. D. đặt tại điểm đó một cây thước nhựa. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của đường sức từ? A. Các đường sức từ là những đường cong không kín. B. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một đường sức đi qua mà thôi. C. Nơi nào từ trường mạnh thì các đường sức từ vẽ dày hơn, nơi từ trường yếu các đường sức từ vẽ thưa hơn. D. Đối với nam châm, các đường sức từ ở ngoài nam châm có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam. Câu 6: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn dài L, mang dòng điện có cường độ I, đặt trong từ tường đều có cảm ứng từ và đoạn dây dẫn hợp với vecto cảm ứng từ góc thì độ lớn của được xác định theo công thức: A. B. C. D. Câu 7: Định luật Lenz được dùng để xác định A. chiều của dòng điện cảm ứng. B. chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện. C. chiều của đường sức từ của dòng điện thẳng. D. chiều của đường sức từ của dòng điện tròn và ống dây. Câu 8: Trong các biển báo sau, biển nào cảnh báo nguy hiểm về điện? A. Hình 3. B. Hình 1. C. Hình 2. D. Hình 4. Câu 9: Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các hạt A. nucleon. B. proton C. neutron. D. electron. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lực hạt nhân? A. Lực hạt nhân là lực tĩnh điện B. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nucleon trong hạt nhân và là lực hút. C. Lực hạt nhân chỉ đáng kể khi các hạt nucleon nằm rất gần nhau.
  7. D. Lực hạt nhân không phụ thuộc vào điện tích của nucleon. Câu 11: Nhận xét “ Tia phóng xạ có thể sử dụng hỗ trợ gây đột biến gene, nhằm tạo ra các giống cây trồng mới có một số đặc điểm vượt trội…” là ứng dụng của phóng xạ hạt nhân trong A. công nghệ sinh học. B. bảo quản thực phẩm. C. y học. D. công nghiệp tạo điện năng. Câu 12: Một chất khí lý tưởng được làm lạnh ở thể tích không đổi. Khi đó: A. Nội năng của chất khí giảm. B. Nội năng của chất khí tăng. C. Áp suất của chất khí tăng. D. Nội năng của chất khí không thay đổi. Câu 13: Một khối khí lý tưởng có thể tích ban đầu là và áp suất ban đầu là . Nếu giữ nhiệt độ không đổi và giảm áp suất của khối khí xuống còn , thì thể tích của khối khí sẽ: A. tăng lên gấp 3 lần. B. giảm xuống còn giá trị ban đầu. C. không thay đổi. D. giảm xuống gấp đôi. Câu 14: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện nằm trong từ trường đều. Lực từ tác dụng lên đoạn dây sẽ đạt giá trị cực đại khi: A. Góc giữa đoạn dây và cảm ứng từ là 900. B. Góc giữa đoạn dây và cảm ứng từ là 450. C. Góc giữa đoạn dây và cảm ứng từ là 00. D. Góc giữa đoạn dây và cảm ứng từ là 1800. Câu 15: Khi kĩ thuật viên chụp xương tay của bệnh nhân, máy chụp phát ra loại sóng nào để tạo hình ảnh xương? A. Tia X. B. Sóng siêu âm. C. Sóng ánh sáng. D. Tia gamma. Câu 16: Hạt nhân có số proton và số neutron lần lượt là: A. 26 và 30. B. 26 và 56. C. 30 và 26. D. 56 và 26. Câu 17: Một bình chứa khí lý tưởng có thể tích không đổi. Ban đầu, bình chứa 1.0 mol, khí ở nhiệt độ 300K. Sau đó, nhiệt độ của khí tăng lên 375K. Hỏi phần trăm số mol khí thoát ra để áp suất trong bình không đổi? A. 20% B. 15% C. 10% D. 25% Câu 18: Một vòng dây tròn có bán kính r=4cm và điện trở R=0,020Ω. Vòng dây nằm vuông góc với một từ trường đều. Trong 0,30s, cảm ứng từ giảm đều từ 3,0T xuống 1,0T. Độ lớn cường độ dòng điện cảm ứng trong vòng dây là: A. 1,7A B. 7,2A
  8. C. 8,0A D. 10,5A PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b) , c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Đo nhiệt độ cơ thể của một người đang sốt, người ta thường dùng nhiệt kế thủy ngân để đo. Muốn thu được kết quả chính xác, cần vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo để cột nhiệt độ xuống dưới 350C, sau đó đặt nhiệt kế vào vị trí cần đo rồi giữ nguyên ở vị trí đó trong khoảng từ 5 đến 7 phút mới rút nhiệt kế ra và đọc kết quả. Giả sử nhiệt độ đo được của một người đang sốt là 390C. a) Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên nguyên lý dãn nở vì nhiệt của cột thủy ngân ở trong ống thủy tinh. b) Nhiệt độ của người đang sốt cao hơn nhiệt độ của nhiệt kế nên nhiệt năng truyền từ người đang sốt sang nhiệt kế làm cho cột nhiệt độ tăng lên. c) Khi cột nhiệt độ của nhiệt kế chỉ 390C, nhiệt kế vẫn tiếp tục nhận nhiệt từ người đang sốt truyền sang. d) Cho giá trị của độ không tuyệt đối trong thang Celsius là -2730C. Nhiệt độ cơ thể của người đang sốt trên theo thang nhiệt độ Kelvin là 234K. Câu 2: Một học sinh tiến hành thí nghiệm với bộ dụng cụ như Hình Ia, thu được bảng số liệu Ib. Các thiết bị gồm lượng khí (xem là khí lí tưởng) chứa trong xy-lanh có pit-tông có thể dịch chuyển, áp kế được nối với vùng không gian chứa khí. a) Áp kế dùng để đo áp suất của lượng khí đang xét. b) Dịch chuyển pit-tông có thể làm thay đổi thể tích của lượng khí đang xét. c) Khi kéo pit-tông cần tiến hành thật nhanh để không làm thay đổi nhiệt độ của lượng khí. d) Trong khoảng sai số cho phép, bảng số liệu thí nghiệm đã chứng minh được định luật Boyle. Câu 3: Một trong các ứng dụng của lực từ là dùng để tách riêng các hạt có cùng điện tích nhưng khối lượng khác nhau. Cho các hạt có cùng điện tích chuyển động với vận tốc ban đầu v0 vào vùng có từ trường đều (MNPQ) theo phương vuông góc với các đường sức từ (hình vẽ minh họa). Người ta có thể coi chuyển động theo một hướng của một hạt mang điện như là dòng điện gọi là dòng điện nguyên tử. a) Lực do từ trường tác dụng lên điện tích có phương vuông góc với hướng chuyển động của điện tích. b) Nếu hạt mang điện có điện tích âm thì hướng chuyển động của hạt sẽ lệch về phía đoạn PQ. c) Khi vào trong từ trường các hạt sẽ vẫn chuyển động nhanh
  9. chậm khác nhau nhờ đó người ta tách được chúng ra. d) Biết cảm ứng từ có độ lớn B = 0,5.10-3 T và lực từ tác dụng lên điện tích f = |q|Bv.sin(). Nếu khối lượng, độ lớn điện tích và vận tốc v0của hạt lần lượt là m = 9,1.10-31 kg, q = 1,6.10-19 C và v0 = 8,4.106 m/s thì hạt chuyển động trong từ trường theo quĩ đạo là cung tròn có bán kính xấp xỉ 9,6 cm. Câu 4: Biết các hạt proton, neutron, hạt nhân vàng và hạt nhân bạc có khối lượng lần lượt là 1,00728 u; 1,00866 u; 196,92323 u và 106,87931 u. a) Hạt nhân vàng nhiều hơn hạt nhân bạc 58 neutron. b) Độ hụt khối của hạt nhân là 1,67377 u. c) Năng lượng liên kết của hạt nhân là 898,4 MeV. d) Hạt nhân vàng bền vững hơn hạt nhân bạc . PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Áp suất không khí trong quả bóng rổ là yếu tố quyết định độ cao quả bóng nảy lên được, trong giải đấu NBA, một quả bóng rổ tiêu chuẩn được quy định chứa không khí có áp suất khoảng 5,5.105 N/m2. Một học sinh dùng bơm tay để bơm không khí (có áp suất là 105 Pa) vào một quả bóng rổ làm bằng cao su có thể tích là 3,00 lít.Xy-lanh của bơm có thể tích làm việc là 0,83 lít. Cho rằng trong quá trình bơm, nhiệt độ khíđược giữ không đổi.Trước khi bơm trong quả bóng có áp suất là 105 N/m2. Để bơm được quả bóng rổ đạt gần tiêu chuẩn NBA nhất, bạn học sinh cần bơm bao nhiêu lần? Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị. Câu 2: Một bình chứa oxygen có dung tích 12 lít ở áp suất 150 kPa và nhiệt độ 25 oC. Khối lượng oxygen trong bình là bao nhiêu gram? Biết khối lượng mol của oxygen là 32 g/mol. (Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười). Câu 3:Một đoạn dây dài 2,0 m mang dòng diện 0,60 A được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,50 T, theo phương song song với phương của cảm ứng từ. Lực từ tác dụng lên dây có độ lớn là? Câu 4. Một khung dây dẫn phẳng, có 100 vòng dây, quay trong từ trường đều, sao cho trục quay của nó luôn vuông góc với đường sức từ, với tốc độ 180 vòng/phút. Xác định suắt điện động cực đại ở hai đầu khung biết từ thông cực đại gửi qua một vòng dây có giá trị 0,01 Wb. (Làm tròn kết quả chữ số phần trăm). Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6: Potassium (kali) là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với cây trồng. Trong potassium tự nhiên có 0,0117 % là đồng vị phóng xạ với chu kì bán rã là 1,25.109 năm. Câu 5. Xác định độ phóng xạ của trong mỗi gam potassium tự nhiên. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 6. Chuối, khoai tây, khoai lang là những thực phẩm có hàm lượng potassium cao. Một quả chuối trung bình chứa khoảng 450 mg potassium. Xác định độ phóng xạ của lượng potassium đó.(Làm tròn kết quả chữ số phần trăm). ---------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
128=>2