intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT TH Cao Nguyên

Chia sẻ: Elfredatran Elfredatran | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT TH Cao Nguyên giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi THPT quốc gia 2021. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT TH Cao Nguyên

  1. TH CAO NGUYÊN MA TRẬN ĐỀ THPT QG THEO ĐỀ MINH HOẠ 2021 Bài NB TH VDT VDC Tổng Lớp 11 2 2 4 1. Pháp luật và đời sống 1 1 2 2. Thực hiện PL 3 2 1 1 7 3. Công dân bình đẳng trước PL 1 1 4. Quyền bình đẳng trong các lĩnh vực của đời  3 1 4 sống XH 5. Bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo 1 1 1 3 6.Công dân với các quyền tự do cơ bản 3 2 1 1 7 7. Công dân với các quyền dân chủ 3 2 1 1 7 8. PL với sự phát triển của công dân 2 1 1 4 9. PL với sự phát triển của đất nước 1 1 Tổng 20 10 6 4 40 Tỉ lệ 50% 25% 15% 10% 100% ĐỀ THI I. 20 CÂU NHẬN BIẾT Câu 1: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố  của tự  nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Sức lao động B. Phương thức sản xuất C. Lao động D. Sản xuất Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao   động A. Cá biệt của người sản xuất B. Xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa C. Tối đa để sản xuất ra hàng hóa D. Tối thiểu để sản xuất ra hàng hóa Câu 3: Pháp luật gồm những đặc trưng nào? A. Tính quy phạm phổ  biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ  về  hình   thức B. Tính quyền lực, bắt buộc chung, tính khoa học, nhân đạo và quần chúng rộng rãi C. Tính quy phạm phổ biến, nhân đạo, quần chúng rộng rãi và tính xác định chặt chẽ  về  hình   thức D. Tính thực tiễn, tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung
  2. Câu 4:Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ  chức sử  dụng đúng các   quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Áp dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Thi hành pháp luật D. Sử dụng pháp luật Câu 5:Cá nhân, tổ  chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo  hình thức A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 6: Hành vi trái pháp luật mang tinh có l ́ ỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực   hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là ̣ A. xâm pham phap luât. ́ ̣ B. trái pháp luật. ̣ C.vi pham phap luât. ́ ̣ ̉ D.tuân thu phap luât. ́ ̣ Câu 7:Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là A. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. B. công dân nào vi phạm qui định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật. C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo qui định của pháp luật. D. công dân nào thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách   nhiệm pháp lí. Câu 8: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.  B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái. Câu 9: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người  đều có quyền lựa chọn  A. việc làm theo sở thích của mình.  B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.  C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.  D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. Câu 10: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?  A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.  B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của  pháp luật.  C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.  D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh. Câu 11:Một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là ?
  3. A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy B. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình C. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì D. Chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc Câu 12:Không ai bị  bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của  viện kiểm sát trừ  trường hợp phạm tội quả tang là nội dung quy định về  quyền tự  do cơ  bản  của công dân nào dưới đây? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Quyền được pháp luật  bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 13:Không ai được tự  vào chỗ   ở  của người khác nếu không được người đó đồng ý , trừ  trường hợp cơ quan nào sau đây cho phép? A. Viện kiểm sát                 B. Tòa án                  C. Pháp luật D. Công an Câu 14:Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền A. Tự do cơ bản B. Tự do dân chủ C. Dân chủ cơ bản D. Dân chủ tập trung Câu 15:Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây? A. Tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín B. Phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín C. Tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Câu 16:Dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực   tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Tập trung D. Xã hội chủ nghĩa Câu 17:Pháp luật quy định đối tượng nào được khiếu nại A. Các cán bộ có thẩm quyền B. Chỉ công dân mới có quyền C. Các cá nhân và tổ chức đều có quyền D. Chỉ các tổ chức mới có quyền Câu 18: Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại  A. Sự phát triển toàn diện của công dân B. Sự công bằng bình đẳng của công dân C. Cơ hội việc làm cho công dân
  4. D. Cơ hội  phát triển tài năng của công dân Câu 19: Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân là các quyền A. Cơ bản B. Tự do C. Quyết định  D. Quan trọng Câu 20: Quyền tự do kinh doanh của công dân và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt   động kinh doanh là nội dung cơ bản của pháp luật về A. Phát triển kinh tế B. Phát triển văn hóa C. Phát triển các lĩnh vực xã hội D. Quốc phòng và an ninh II. 10 CÂU THÔNG HIỂU Câu 21:Khẳng định nào dưới đây không đúng? A. Tất cả các đối tượng lao động dù trực tiếp hay gián tiếp đều có nguồn gốc từ tự nhiên B. Một vật nào đó là tư liệu lao động hay đối tượng lao động còn tùy thuộc vào mục đích sử  dụng gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong sản xuất C. Một số đối tượng lao động hoàn toàn do con người tạo ra và không có liên hệ với tự nhiên D. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người ngày càng tạo ra nhiều Câu 22:Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của A. Sản xuất và lưu thông hàng hoá B. Lượng hàng hoá được sản xuất C. Lượng vàng được dự trữ D. Lượng ngoại tệ do Nhà nước nắm giữ Câu 23:Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết  định làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là   hình thức A. Sử dụng pháp luật B. Áp dụng pháp luật C. Thi hành pháp luật D. Tuân thủ pháp luật  Câu 24: Các hình thức thực hiện pháp luật theo thứ tự là: A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật D. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật Câu 25: “Là cơ  sở, tiền đề  quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết   gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây   dựng đất nước.” Là ý nghĩa của:  A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc    B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo C. Quyền tự do hoạt động tín ngưỡng
  5. D. Quyền bình đẳng giữa các tín ngưỡng  Câu 26:Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và  danh dự của công dân? A. Tung tin, nói xấu người khác B. Tự ý mở thư của người khác C. Tự ý xem tin nhắn của người khác D. Tự ý bắt giữ người khác Câu 27: Đánh người là hành vi vi phạm A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân B. Quyền  được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân Câu 28: Pháp luật quy định đối tượng nào được khiếu nại A. Các cán bộ có thẩm quyền B. Chỉ công dân mới có quyền C. Các cá nhân và tổ chức đều có quyền D. Chỉ các tổ chức mới có quyền Câu 29: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây? A. Tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín B. Phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín C. Tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Câu 30: Biểu hiện quyền được phát triển của công dân là công dân A. Được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện B. Có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng C. Có quyền được tự do sáng tạo các tác phẩm của mình D. Được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ  để  phát triển toàn diện và có quyền  được khuyến khích,  bồi dưỡng để phát triển tài năng III. 6 CÂU VẬN DỤNG THẤP Câu 31:Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ  dẫn của   đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường,vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông thì  bị xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này thể hiện:  A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung C. Pháp luật có tính chặt chẽ về hình thức D. Bản chất của pháp luật Câu 32:Dấu hiệu nào không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật? A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật B. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định pháp luật C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội D. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm
  6. Câu 33: Hoạt động thể  hiện sự tôn thờ  tổ  tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công   với nước, với cộng đồng, thờ  cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt   động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức   xã hội gọi là: A. Tổ chức tôn giáo B. Hoạt động tín ngưỡng C. Hoạt động tôn giáo D. Cơ sở tôn giáo Câu 34: Hành vi tố tụng hình sự do Cơ  quan điều tra hoặc Viện kiểm sát thực hiện khi có đủ  căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội được gọi là: A. Khởi tố bị cáo B. Truy nã bị can C. Khởi tố bị can D. Truy nã bị cáo Câu 35:“ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ  trực tiếp, bằng dân chủ  đại   diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ  quan khác của Nhà nước”.   Quyền bầu cử và quyền ứng cử trên được thể hiện 1 cách khái quát tại điều: A. Điều 6 Hiến pháp năm 2013 B. Điều 126 bộ Luật hình sự năm 1999 C. Điều 258 bộ luật hình sự năm1999 D. Điều 58,59 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội Câu 36: Giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề  xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên được gọi là: A. Nghiên cứu khoa học B. Quyền sở hữu công nghiệp C. Sáng chế D. Hoạt động khoa học công nghệ IV. 4 CÂU VẬN DỤNG CAO Câu 37:  Nguyễn Văn A 32 tuổi, làm cán bộ  ở UBND huyện X, trong thời gian nghỉ buổi trưa   đã uống rượu ở nhà bạn, trên đường lái xe ô tô với tốc độ rất nhanh nên anh đã lao vào anh P lái  xe máy đi cùng chiều khiến anh xe anh P hư hỏng nặng, anh P tử vong. Theo em, anh A đã vi   phạm loại vi phạm pháp luật? A. Vi phạm hình sự, kỷ luật, hành chính  B. Vi phạm hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật C. Vi phạm hành chính, hình sự, dân sự  D. Vi phạm dân sự, hành chính Câu 38:Sau khi lấy chị O, anh V bắt chị O phải nghỉ việc để  ở  nhà chăm sóc gia đình. Vì cho  rằng chị O  ở nhà ăn bám chồng nên bà D, mẹ  chồng chị nói với anh V rằng mọi việc chi tiêu,   mua bán trong gia đình anh V đều toàn quyền quyết định mà không cần hỏi ý kiến của chị O. Ai   đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A.Chị O, anh V và bà D.
  7. B.Chị O và anh V. C.Anh V và bà D. D.Bà D và chị O. Câu 39:Ông T là một vị  chủ  tịch xã rất liêm khiết, suốt đời không tham ô tiền của của nhân   dân. Do không kí sổ  để  cho anh P – một người không phải là nghèo được công nhận là hộ  nghèo. Bất bình vì điều đó, anh C trong một cuộc họp giao ban đã đứng đậy phát biểu, dùng   những lời lẽ miệt thị, xúc phạm danh dự ông T, hơn nữa anh C còn tự do phát biểu rằng ông T   là người tham ô, tham nhũng, nhận tiền hối lộ của anh P. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm  quyền tự do ngôn luận? A. Ông T.  B. Anh P.  C. Ông T và anh P.  D. Anh C.  Câu 40:Vào ngày bầu cử quốc hội, tại tổ bầu cử số 1 của xã X, anh A, B, C và D cùng đến để  thực hiện quyền công dân của mình. Sau khi nhận phiếu bầu, anh A đã tự tay viết phiếu và bỏ  vào hòm phiếu theo đúng quy định. Anh B và C được nhân viên S trong tổ  bầu cử hướng dẫn  lựa chọn đại biểu theo ý của mình, anh D do không biết chữ  nên đã nhờ  nhân viên S tự  viết   phiếu và bỏ hộ mình vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp? A. Anh A, B và nhân viên S B. Anh B, C, D, nhân viên S C. Anh B, C và anh D D. Nhân viên S, anh A và D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1