intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Hóa - Đề số 15

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Hóa - Đề số 15 để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT 2021 sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Hóa - Đề số 15

  1. ĐỀ SỐ 15 KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;1Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là A. Fe(OH)3 B. FeO C. Fe2O3 D. Fe3O4 Câu 42: Trong dãy kim loại: Al, Cu, Au, Fe. Kim loại có tính dẻo lớn nhất là A. Cu B. Fe C. Al D. Au Câu 43: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2? A. But-2-en B. Benzen C. Axit ε-aminocaproic D. Toluen Câu 44: Trieste X tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. X là A. C17H35COOCH3 B. (C17H35COO)3C3H5 C. C17H33COO)3C3H5 D. C17H33COOCH3 Câu 45: Muối sắt (II) sunfat có công thức là A. Fe2(SO4)3 B. FeS2 C. FeSO4 D. FeS Câu 46: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch? A. Gly-Ala B. Metyl fomat C. Metylamin D. Glyxin Câu 47: Trong phân tử etilen có số liên kết đôi là A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 48: Công thức của thạch cao sống là A. CaSO4 B. CaSO4.H2O C. CaSO4.2H2O D. 2CaSO4.H2O Câu 49: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3? A. Ba(OH)2 B. Na2SO4 C. H2O D. KCl Câu 50: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al B. Ba C. Fe D. K 2+ Câu 51: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe trong dung dịch? A. Fe B. Cu C. Ag D. Mg Câu 52: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng A. điện phân dung dịch NaOH. B. kim loại K tác dụng với dung dịch NaCl. C. điện phân nóng chảy NaCl hoặc NaOH. D. nhiệt phân Na2CO3. Câu 53: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. CH3COOH B. C6H6 C. C12H22O11 D. NaNO3 Câu 54: Chất nào sau đây có phản ứng trùng ngưng? A. Glyxin B. Isopren C. But-1-en D. Etyl acrylat Câu 55: Công thức phân tử của saccarozơ là A. C4H8O2 B. C6H12O6 C. C5H10O5 D. C12H22O11 Câu 56: Este tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol etylic là A. C2H5COOCH3 B. HCOOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC3H7 Câu 57: Chất nào sau đây được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp? A. KCl B. CaCO3 C. NH4NO3 D. CaO
  2. Câu 58: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Al B. Cu C. Zn D. Fe Câu 59: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng A. 5 B. 7 C. 4 D. 6 Câu 60: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời? A. MgCl2 B. CaCO3 C. FeCl3 D. Ca(OH)2 Câu 61: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 62: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (III) sau khi phản ứng kết thúc? A. Cho Fe vào dung dịch CuCl2. B. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư. C. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư. D. Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng. Câu 63: Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt, sau đó them từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon Y làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất Y là A. etilen B. propen C. anđehit axetic D. axetilen Câu 64: Người ta dùng 0,75 gam glucozơ để tráng lớp bạc có khối lượng m gam cho một ruột phích với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là A. 0,72 B. 0,36 C. 0,45 D. 0,9 Câu 65: Phát biểu nào sau đây sai? A. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa. B. Dùng CO khử Al2O3 nung nóng, thu được Al. C. Natri cacbonat là muối của axit yếu. D. Nối thanh kẽm với vỏ tàu biển bằng thép thì vỏ tàu được bảo vệ. Câu 66: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím. B. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu vàng. C. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-amino axit. D. Axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Câu 67: Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit Gly-Ala-Ala bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ X thu được 3,19 gam muối khan. Giá trị của m là A. 2,83 B. 2,17 C. 1,64 D. 1,83 Câu 68: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. fructozơ và saccarozơ. B. saccarozơ và xenlulozơ. C. fructozơ và glucozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 69: Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là A. 1,92 gam B. 2,56 gam C. 0,64 gam D. 1,28 gam Câu 70: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch NaOH dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,36 B. 6,72 C. 4,48 D. 2,24 Câu 71: Cho m gam 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi. Nung nóng bình 1 thời gian cho đến khi số mol O2 trong bình còn lại 0,865 mol và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12 gam. Giá trị m đã dùng là A. 1,2 B. 1,0 C. 0,2 D. 0,1 Câu 72: Cho các phát biểu sau:
  3. (a) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng làm xà phòng. (b) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. (c) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì thấy có kết tủa xuất hiện. (e) Có thể tiêu hủy túi nilon và đồ nhựa bằng cách đem đốt chúng sẽ không gây nên sự ô nhiễm môi trường. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 73: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOCH(CH3)2 B. CH3COOCH2CH3 C. HCOOCH2CH2CH3 D. CH3CH2COOCH3 Câu 74: X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở; Z là este tạo từ X và Y với etilen glycol. Đốt cháy hoàn toàn 35,4 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z bằng khí O2 thu được 31,36 lít khí CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, cho 35,4 gam E tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 50,8 B. 46,4 C. 51,0 D. 48,2 Câu 75: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 700C. Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa. Cho các phát biểu sau: (a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng. (b) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế. (c) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn. (d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa. (e) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 76: Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí Y gồm NO và NO2, có tỉ khối so với H2 bằng 19. Mặt khác, nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với khí CO đun nóng, dư thì sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,52 gam Fe. Giá trị của V là A. 5,6 B. 2,8 C. 1,4 D. 4,2 Câu 77: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Điện phân nóng chảy NaCl. (b) Cho lượng dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (c) Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch HCl. (d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2. (e) Hòa tan hỗn hợp Fe, FeO (tỉ lệ mol 1:3) trong dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 78: Từ X thực hiện các chuyển hóa sau (theo đúng tỉ lệ mol): (a) X + 2NaOH → Y + Z + T (b) X + H2 → E (c) E + 2NaOH → 2Y + T (d) Y + HCl → NaCl + F Biết X là chất hữu cơ mạch hở, có công thức phân tử C8H12O4. Phân tử khối của chất F là: A. 60 B. 46 C. 72 D. 74
  4. Câu 79: Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H9O4N) và 0,15 mol Y (C3H9O3N) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, đun nóng, thu được một ancol hai chức và một amin no (có cùng số nguyên tử cacbon) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 51% B. 29% C. 27% D. 49% Câu 80: Hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 35,34 gam X cần dùng 1,595 mol O2, thu được 22,14 gam nước. Mặt khác, đun nóng 35,34 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh và 17,88 gam hỗn hợp Z gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là A. 12,56% B. 4,98% C. 4,19% D. 7,47%
  5. ĐỀ SỐ 05 HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 41. C 42. D 43. A 44. C 45. C 46. C 47. B 48. C 49. A 50. D 51. D 52. C 53. D 54. A 55. D 56. C 57. D 58. B 59. A 60. D 61. C 62. B 63. A 64. A 65. B 66. C 67. B 68. A 69. A 70. B 71. B 72. B 73. D 74. C 75. A 76. B 77. D 78. D 79. A 80. B Câu 59: Chọn A. Al + 4HNO3  Al(NO3)3 + NO + 2H2O  a+b=5 Câu 61: Chọn C. Các tơ poliamit: tơ capron, tơ nilon-6,6 Các tơ tổng hợp: tơ capron, tơ nitron và tơ nilon-6,6 Câu 63: Chọn A. Y là C2H4 (etilen) C2H5OH  C2H4 + H2O C2H4 + KMnO4 + H2O  C2H4(OH)2 + KOH + MnO2 Câu 64: Chọn A. Glucozơ  2Ag 1 1 ....... 240 120 8 0 % .1 0 8 H = 80% nên mAg =  0, 72 gam 120 Câu 67: Chọn B. n G ly  A la  A la  x  n G ly N a  x và n A la N a  2 x mmuối = 97x + 111.2x = 3,19  x = 0,01  m G ly  A la  A la  0 , 0 1 .2 1 7  2 , 1 7 gam Câu 68: Chọn A. X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc  X là fructozơ (C6H12O6) Thủy phân Y tạo X nên Y là saccarozơ (C12H22O11) Saccarozơ + H2O  Glucozơ + Fructozơ Câu 69: Chọn A. 2Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + 3Cu 2x...............................................3x  45 – 27.2x + 64.3x = 46,38  x = 0,01  mCu = 64.3x = 1,92 Câu 70: Chọn B. Bảo toàn electron: 3 n A l  2 n H 2 n Al  0, 2  n H  0 , 3  V  6 , 7 2 lit 2 Câu 71: Chọn B. mkim lọai = 2,12 – 32(0,9 – 0,865) = 1 gam
  6. Câu 72: Chọn B. (a) đúng (b) đúng (c) đúng (d) đúng, protein bị đông tụ trong môi trường axit (e) sai, đốt sẽ sinh ra các sản phẩm độc hại Câu 73: Chọn D. nX = 0,025 và nNaOH = 0,04 mol  Chất rắn chứa RCOONa (0,025) và NaOH dư (0,015) mrắn = 3  R = 29: -C2H5 Vậy X là C2H5COOCH3 Câu 74: Chọn C. Cách 1: Axit = H2 + ?CH2 + CO2 (1) Este = H2 + ?CH2 + 2CO2 (2) Quy đổi hỗn hợp E thành: CO2 (a mol) CH2 (b mol) H2 (c mol) mE = 44a + 14b + 2c = 35,4 n C O  a  b  1, 4 2 nH  b  c  1, 3 2O  a = 0,5; b = 0,9 và c = 0,4 (1)(2)  naxit + neste = n H  0 , 4 2 Và naxit + 2neste = n CO  0, 5 2  naxit = 0,3 và neste = 0,1 n N a O H  0 , 4 và n K O H  0 , 2  n   0, 6  a OH Vậy kiềm dư  nH 2O  0, 3 và nC 2H 4  O H 2  0 ,1 Bảo toàn khối lượng: mE + mNaOH + mKOH = mrắn + mH  mC  O H 2 2O 2H 4  mrắn = 51 Cách 2: Este = 2Axit + C2H4(OH)2 – 2H2O Quy đổi E thành: CnH2nO2 : a mol C2H4(OH)2: b mol H2O: -2b mol m E  a  1 4 n  3 2   6 2 b  1 8 .2 b  3 5, 4 n C O  n a  2 b  1, 4 2 nH  n a  3 b  2 b  1, 3 2O  na = 1,2; a = 0,5 và b = 0,1  n = 2,4 Chất rắn gồm CnH2n-1O2 (0,5 mol), Na+ (0,4 mol), K+ (0,2 mol). Bảo toàn điện tích:
  7. n OH  dư = 0,1  mrắn = 51 Câu 75: Chọn A. (a) sai, H2SO4 loãng không có tác dụng hút H2O (b) đúng (c) sai, thêm dung dịch NaCl bão hòa để este tách ra (d) sai, HCl dễ bay hơi (e) sai, để hiệu suất cao cần hạn chế tối đa sự có mặt của H2O Câu 76: Chọn B. X gồm Fe (0,17) và O (0,13) Y gồm NO (a) và NO2 (b) Bảo toàn electron: 3a + b + 0,13.2 = 0,17.3 mY = 30a + 46b = 19.2(a + b)  a = b = 1/16  V = 2,8 lít Câu 77: Chọn D. (a) NaCl  Na + Cl2 (b) KHSO4 + Ba(HCO3)2  K2SO4 + BaSO4 + CO2 + H2O (c) không phản ứng (d) Na + H2O  NaOH + H2 NaOH + CuCl2  NaCl + Cu(OH)2 (e) Fe + HCl  FeCl2 + H2 FeO + HCl  FeCl2 + H2O Câu 78: Chọn D. X: CH2=CH-COO-CH2-CH2-OOC-CH2-CH3 Y: CH3-CH2-COONa Z: CH2=CH-COONa E: CH3-CH2-COO-CH2-CH2-OOC-CH2-CH3 T: C2H4(OH)2 F: CH3-CH2-COOH Câu 79: Chọn A. Y là C2H5NH3HCO3  Amin và ancol là C2H5NH2 và C2H4(OH)2 G chứa 3 muối khan  X là NH2-CH2-COO-CH2-CH2-OOC-H  Muối gồm HCOOK (0,1), GlyK (0,1) và K2CO3 (0,15)  %K2CO3 = 51,24% Câu 80. Chọn B. Bảo toàn khối lượng  n C O  1, 4 6 2 Bảo toàn O  n OX   0, 96  n N aO H  4 , 8 Ancol là R(OH)n (0,48/n mol)  R + 17n = 17,88n/0,48  R = 20,25n Do 1 < n < 2 nên 0,25 < R < 40,5 Hai ancol cùng C nên ancol là C2H5OH (0,2 mol) và C2H4(OH)2 (0,14 mol)
  8. Do các muối mạch thẳng nên este không quá 2 chức Số mol este 2 chức = n C O  n H O  0 , 2 3 2 2 nNaOH = neste đơn + 2neste đôi  mol este đơn chức = nNaOH – 0,23.2 = 0,02 néste đôi = n A  C O O C H   n  B C O O  C H 2 5 2 4 2 2  n A C O O H  n A C O O C H  0 , 2 3  0 ,1 4  0 , 0 9  2  2 5  n N aO H  2 n A  C O O H   n B C O O H 2   n B C O O H  n N a O H  0 , 0 9 .2  0 , 3 Bảo toàn khối lượng: mmuối = 0,3(B + 67) + 0,09(A + 134) = 36,66  10B + 3A = 150  A = 0 và B = 15 là nghiệm duy nhất. Vậy các axit, ancol tạo ra 3 este gồm: C2H5OH (0,2 mol) và C2H4(OH)2 (0,14 mol) CH3COOH (0,3 mol) và HOOC-COOH (0,09 mol) Vậy các este trong X là: C2H5-OOC-COO-C2H5 : 0,09 CH3-COO-CH2-CH2-OOC-CH3 : 0,14 CH3-COO-C2H5 : 0,02  %CH3COOC2H5 = 4,98%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0