intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi, Bắc Ninh

Chia sẻ: Cố An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em cùng tham khảo Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi, Bắc Ninh dưới đây giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập và nâng cao kiến thức chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi, Bắc Ninh

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Bài thi môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên thí sinh:................................................................. Số báo danh:……………………… I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích Có bà tiên, ông bụt giúp người Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách Cố giữ lành câu quan họ thôi. Người để lại chiếc khăn hoa lí Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị Với câu thề Quán Dốc trăng treo Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày Sợi tóc rụng như lá vườn lặng lẽ Mẹ không còn và mắt anh cay! Cứ ẩn hiện dáng đời trong câu hát Lòng mẹ ta nhân hậu vô vàn Vẻ thanh thoát nét hào hoa của trúc Cũng nói lên cốt cách của làng (Trương Nam Hương, Nhớ mẹ và làng quan họ, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo Dục, 2004, tr.129) Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ gợi liên tưởng đến làng quan họ? Câu 3. Phép tương phản thể hiện như thế nào trong hai dòng thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng phép tương phản: “Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách Cố giữ lành câu quan họ thôi!”? Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra thông điệp mà tác giả gửi gắm tới người đọc trong đoạn thơ sau: Người để lại chiếc khăn hoa lí Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị Với câu thề Quán Dốc trăng treo. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Câu 2. (5.0 điểm) Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ởđâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:
  2. – Điêu ! Người thế mà điêu ! Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai.Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡicày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. – Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười: – Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã. – Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. – Đây, muốn ăn gì thì ăn. Hắn vỗ vỗ vào túi: – Rích bố cu, hở! Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: – Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì. Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳngchuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: – Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. Hắn cười: – Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ:thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau khôngbiết nghĩ thế nào hắn chậc lưỡi một cái: – Chậc, kệ! Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặtvặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về… (Trích “Vợ nhặt”, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ nhặt qua đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị hãy chỉ rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Kim Lân. -----HẾT----- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  3. SỞ GD&ĐT BẮC NINH THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Bài thi môn: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: tự do 0,75 2 Những từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến làng quan họ: câu quan họ, 0,75 chiếc khăn hoa lí, câu thề quán dốc trăng treo, dối mẹ, trúc 3 Phép tương phản: một đời áo rách - giữ lành câu quan họ 1,0 - Tác dụng: + Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho câu thơ + Ngợi ca nét đẹp truyền thống của ông cha, mẹ dù có nghèo khó vẫn cố giữ và lưu truyền câu ca quan họ 4 Thông điệp mà tác giả gửi gắm tới người đọc: Hãy học tập, gìn giữ nét 0,5 đẹp phẩm chất của con người, văn hóa truyền thống. (HS có cách diễn đạt khác hợp lí, thuyết phục) II LÀM VĂN 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về 2,0 vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của giới trẻ trong việc giũ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Có thể theo hướng sau: - Giá trị văn hóa truyền thống là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi địa phương, quốc gia, dân tộc. + Giá trị văn hóa truyền thống còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức, tâm hồn đối với mỗi một con người. - Giá trị văn hóa truyền thống đang bị mai một. - Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, làm chủ thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Vì vậy, giới trẻ cần nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc: + Cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực, bảo lưu, phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. + Cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
  4. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận của anh / chị về nhân vật người vợ nhặt qua đoạn trích 5,0 sau. Từ đó, anh/chị hãy chỉ rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Kim Lân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định vấn đề cần nghị luận: 0,5 Cảm nhận của anh / chị về nhân vật người vợ nhặt qua đoạn trích trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, từ đó làm rõ sự tác động của hoàn cảnh đến nhân phẩm của con người. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu: 0,5 - Nêu vài nét khái quát về tác giả và tác phẩm, giới thiệu yêu cầu đề bài - Giới hạn phạm vi cảm nhận * Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích 1,75 - Vị trí đoạn trích - Nạn đói đã thay đổi ngoại hình của thị: + Quần áo rách tả rơi như tổ đỉa + Gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy có hai con mắt - Nạn đói đã thay đổi cả tính cách của thị + Từ một cô gái vui vẻ, giờ đây thị trở nên đanh đá: sầm sập chạy tới, sưng sỉa, con cớn với Tràng + Thị trơ trẽn trong hành động đòi ăn: ăn gì thì ăn chứ chả ăn giầu + Thị đánh mất phép lịch sự tối thiểu trong hành động ăn: ngồi sà xuống, cắm mặt, ăn một chặp 4 bát bánh đúc, cầm đũa quệt ngang mồm. + Thị trở nên bất chấp, liều lĩnh trong việc quyết định theo không Tràng chỉ qua một câu nói đùa. Tuy nhiên, người đọc nhận ra đó là khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật: dù bị đẩy đường cùng vẫn không nguôi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. => Qua việc miêu tả sự thay đổi của nhân vật “người vợ nhặt” chỉ vì cái đói, cái chết năm 1945, người đọc nhận ra đó là hình tượng đáng thương hơn đáng giận. Cái đói, cái chết dồn con người vào bước đường cùng sẵn sàng làm tất cả. Đó là thân phận bị rẻ rúng, bị cái đói đẩy đến đường cùng vẫn không nguôi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.Đây cũng chính là số phận điển hình cho những người nông dân trong nạn đói . * Nghệ thuật xây dựng nhân vật 0,5 - Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn. - Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, thể hiện tâm lí nhân vật. - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi * Nhận xét giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Kim Lân 0,75 - Phản ánh số phận nghèo khổ đến đường cùng của người dân nghèo trước CMT8 năm 1945.
  5. - Thương xót số phận con người… - Tố cáo tội ác của các thế lực đen tối lúc bấy giờ đã đẩy người dân vào bước đường cùng. - Trân trọng khát vọng bất diệt của con người: Dù bị đẩy vào con đường cùng nhưng vẫn có khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 ------Hết------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2