intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - Bộ GD&ĐT năm 2011-2012

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thảo Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - Bộ GD&ĐT năm 2011-2012 dành cho các bạn học sinh lớp 12 để ôn tập lại kiến thức đã học và đồng thời giáo viên cũng có những tài tham khảo để ra đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - Bộ GD&ĐT năm 2011-2012

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2011 – 2012 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN – Giaó dục trung học phổ thông (Thời gian làm bài 150 phút, không kể giao đề) I. PHẦN CHUNG (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Mở đầu tác phẩm « Tuyên Ngôn Độc Lập « Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn tiến bộ nào ? Tại sao tác giả lại trích dẫn những bản tuyên ngôn này ? Câu 2. (3,0 điểm) “Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn) Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến của anh, chị về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3.a Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm : “ Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất Nước muôn đời…” (Đoạn trích Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, tr 119 và 120, Ngữ văn tập 1, NXB Giáo dục). Câu 3.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó. --------- HẾT---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh:........................ Số báo danh:............................... Chữ kí giám thị số 1:............... Chữ kí giám thị số 2:..................
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011-2012 Môn thi: Ngữ văn – Giáo dục trung học phổ thông HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản hướng dẫn chấm gồm 05 trang) I. PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG Giám khảo cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. Do đặc trưng môn ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất thực hiện trong hội đồng chấm thi. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5 ; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm 1 Mở đầu tác phẩm « Tuyên Ngôn Độc Lập « Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn tiến bộ nào ? Tại sao tác giả lại trích dẫn những bản tuyên ngôn này ? - Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp . 0,5 ( Thí sinh nêu đúng được tên một bản tuyên ngôn thì cho 0,25 đ ) - Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho bản Tuyên ngôn của Việt Nam vì đây là những bản Tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa 0,5 nhận. - Người trích dẫn bản Tuyên ngôn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và phe Đồng minh. 0,5 - Người trích Tuyên ngôn của Pháp để sau đó là buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái”đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. 0,5 2 “Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn)
  3. a. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý chính sau 1. Mở bài : (0,25 điểm) Nêu được vấn đề cần nghị luận, trích dẫn câu nói của Lỗ Tấn 0,25 2. Thân bài : (2,5 điểm) a. Giải thích : (0,5 điểm) - Người lười biếng là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao động và làm 0,25 việc. - Thành công là mục đích, kết quả mà người ta phải đổ mồ hôi, công sức, thời 0,25 gian, trí tuệ, gian nan vất vả, thậm chí phải nếm trải những thất bại mới có được. b. Bình luận : (1,5 điểm) - Câu nói trên hoàn toàn đúng vì : Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa. là cả quá trình học tập, Lao động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành. Không có một thành công, thành quả nào mà không phải đổi băng mồ hôi , công sức. c. Liên hệ bản thân (0,5 điểm) - Trong cuộc sống và học tập , lười biếng luôn mang lại nhiều kết quả không như 0,25 mong muốn . Dẫn chứng thực tế như : Vì lười biếng nên các bệnh như đoán đề , học tủ làm cho kết quả thi không được tốt ….. => Thất bại . 0,25 - Phê phán những thói lười biếng (trong công việc, học tập, lao động…). 3. Kết bài : (0,25 điểm) Khẳng định lại giá trị câu nói : Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó.Lười biếng, ỉ lại, ngại khó ngại khổ sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa. 3a Phân tích đoạn thơ trong bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. A. Mở bài : (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Đất Nước ”. 0,25
  4. - Giới thiệu đoạn thơ, trích dẫn thơ. 0,25 B. Thân bài : (4,0 điểm) 1. - Đất Nước không phải là cái gì xa lạ mà có ngay trong sự sống, trong 1,0 2. - Đất Nước là sự hài hòa, thống nhất giữa riêng và chung, giữa công dân và 1,0 cộng đồng. Đó là sự gắn bó giữa số phận cá nhân và vận mệnh chung của cộng đồng, dân tộc . 3. - Đất Nước được gìn giữ, lưu truyền và phát huy qua nhiều thế hệ . 1,0 4. - Suy ngẫm về trách nhiệm mỗi người đối với Đất Nước : Đất Nước là máu xương, là sinh mệnh nên trách nhiệm với Đất Nước trước tiên là trách nhiệm với 1,0 bản thân. Đồng thời mỗi người phải biết gắn bó, san sẻ và hi sinh để làm nên Đất Nước bền vững muôn đời 3. Nghệ thuật (0,5 điểm) - Hai chữ “Đất Nước” được viết hoa trang trọng, điệp ngữ “Đất Nước” vang vọng 0,25 cả bài thơ. - Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhà thơ đã bình dị hóa Đất Nước một cách bất 0,25 ngờ, để Đất Nước hóa thân vào truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca … C. Kết bài (0,5 điểm) 0,5 Đánh giá khái quát về đoạn thơ và bài thơ. 3b Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó . (5đ) 1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận phân tích nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, học sinh có thể làm bài theo nhiều cách song cần làm rõ được các ý cơ bản sau: A. Mở bài : (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. 0,25 - Giới thiệu nội dung trọng tâm bài viết : Tình huống truyện . 0,25 B. Thân bài : (4,0 điểm)
  5. 1. Khái quát tình huống truyện: (1đ) - Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp 0, 25 như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời. - Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh 0,5 chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường. - Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị 0,25 em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. 2. Thông qua tình huống , tính cách các nhân vật được bộc lộ . (2đ) Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài. Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình. a. Nhân vật người chồng: (0,5đ) - Ngoại hình thô kệch bộc lộ nét dữ dằn: “Mái tóc tổ quạ”, “đi chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”… - Hành động hung ác: “Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, 0,25 lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. - Ngôn ngữ thô lỗ: Lão nói với vợ "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ"."Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !" => Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, 0,25 hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường. Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo lực gia đình cần lên án. Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người. b. Nhân vật người vợ (1đ) 0,25 - Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận. - Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với 0,25 “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy. Tác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. - Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết: 0,25 + Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con. 0,25 + Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!” => Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của 0,25 người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn
  6. khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha. c. Nhân vật chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng . (1đ): Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà 0, 5 bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn. Chú ý phân tích nghệ sĩ Phùng: * Mang ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống . 0,5 - Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người. - Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống. - Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình. 3. Tổng kết lại vấn đề : Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự 0,5 thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật. 4.Nghệ thuật: (0,5 điểm) 0,5 - Tạo hình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. - Nghệ thuật trần thuật khách quan, gần gũi, chân thực (kể qua lời nhân vật trong tác phẩm). - Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư phù hợp với nhận thức. C. Kết bài : (0,5 điểm) - Đánh giá khái quát về tác phẩm . 0,25 - Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm . “ Người nghệ sĩ nhìn nhận cuộc đời phải đa diện nhiều chiều , không được giản đơn và phiến diện . 0,25 ………..HẾT………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1