intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thứ tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT Trần Đại Nghĩa (2013-2014)

Chia sẻ: Lê Thị Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thứ tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT Trần Đại Nghĩa (2013-2014) gồm các câu hỏi tự luận có đáp án giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho ôn tập thi cử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thứ tốt nghiệp THPT Ngữ Văn - THPT Trần Đại Nghĩa (2013-2014)

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA (Tham khảo) Năm học 2013-2014 Môn : NGỮ VĂN I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5 điểm ) - Câu 1: ( 2 điểm ) Trình bày ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê minh uê. - Câu 2 : ( 3 điểm ) Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đácuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “ Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút , tôi đã thu nhận bằng cách tự học ". Em hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN ( 5 điểm) ( Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3a hoặc câu 3b) Câu 3a Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ ( Vợ chồng A Phủ - của Tô Hoài ) Câu 3b : Anh (chị) hãy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh. GỢI Ý ĐỂ LÀM BÀI I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5 điểm ) Câu 1:(2 điểm) HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là nêu được những ý chính sau đây : - Hê-minh-uê( 1899-1961), một trong những nhà văn lớn nhất của nước Mỹ thế kỷ XX. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức. - Từng viết báo, làm phóng viên chiến trường trong chiến tranh thế giới. Sau chiến tranh, ông tự cho mình thuộc thế hệ vứt đi( thế hệ mất mát). - Là người đóng góp lớn trong việc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới. Là người đề xướng nguyên lí “ tảng băng trôi”, với hoài bão viết cho được “ một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. Được trao giải thưởng Nô ben văn học năm 1954. - Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả... Cách cho điểm:
  2. - Điểm 2: Đáp ứng những yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 0: Sai hoàn toàn về kiến thức hoặc chưa làm được gì. Câu 2 (3,0 điểm): a.Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội- một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề nghị luận - Giải thích câu nói của Đácuyn: câu nói của Đácuyn nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa. + Tự học là thực chất của sự học, do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. + Nhưng tự học mà Đácuyn nói là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường giảng dạy. Muốn làm điều gì có ý nghĩa thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có kiến thức ấy. - Nhận xét, đánh giá câu nói của Đác uyn: Con người biết tự học là con người có ước mơ, hoài bão cao đẹp. + Việc tự học của Đácuyn gắn liền với hoài bão khoa học của ông. + Có ước mơ, hoài bão mới có động cơ và phương hướng tự học, học có phương pháp. + Có hoài bão con người mới có kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực để vượt qua mọi khó khăn để học tập. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm + Là học sinh phải tự học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. + Xác định mục đích để định hướng học tập. + Rèn luyện thói quen tự học. + Ngày nay điều kiện tự học rất tốt: sách, sách tra cứu, máy vi tính, mạng internet...HS phải tận dụng điều kiện đó để học tốt hơn. - Đánh giá chung câu nói trên. c.Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
  3. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu hoặc bài chưa hợp lí, làm chưa xong. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được gì. II. PHẦN RIÊNG : (5 điểm) Học sinh chỉ được chọn 1 trong 2 câu Câu 3a . a) Yêu cầu về kĩ năng: Vận dụng kĩ năng phân tích nhân vật tự sự để làm bài. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ. b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, ( diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ) học sinh tìm những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật tính cách nhân vật này. Có nhiều cách để triển khai bài viết nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề nghị luận -Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ: + Từ vô cảm đến thông cảm + Nhận ra sự độc ác và bất công + Hành động cứu người + Tự giải thoát cuộc đời mình - Ý nghĩa của việc miêu tả tâm trạng và hành động của Mị + Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn + Thể hiện giá trị nhân đạo - Đánh giá chung c) Cách chấm điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3-4: Đáp ứng được hơn một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 2: Bài viết chung chung, sơ sài nhưng có ý đúng. Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, tản mạn, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được gì. Câu 3.b. a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ và chính tả. b) Yêu cầu về kiến thức:
  4. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ sóng, học sinh có nhiều cách diễn đạt nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau- - - - Nêu được vấn đề nghị luận - Hình tượng sóng qua nhạc điệu bài thơ: + Diễn tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú, đa dạng, vừa thiết tha, sôi nổi của một trái tim rạo rực yêu đương. + Âm điệu : thơ 5 tiếng như những đợt sóng vỗ - Hình tượng sóng thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ: + Sự trăn trở về tình yêu + Đặc trưng của tình yêu: Nỗi nhớ và lòng thủy chung son sắt + Hình tượng sóng- tình yêu mang ý nghĩa thật cao đẹp. Tình yêu gắn liền với cuộc sống, chan hòa với cuộc đời, vĩnh viễn với thời gian. Đánh giá chung về bài thơ c) Cách chấm điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3-4: Đáp ứng được hơn một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 2: Bài viết chung chung, sơ sài nhưng có ý đúng. Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, tản mạn, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được gì. 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2