intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 – MÔN VẬT LÍ

Chia sẻ: Paradise4 Paradise4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

119
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'đề thi thử vào lớp 10 – môn vật lí', tài liệu phổ thông, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 – MÔN VẬT LÍ

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 – MÔN VẬT LÍ Thời gian làm bài 60 phút R1 A B Câu 1: (4 điểm) A Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó UAB được giữ không đổi, R2 R1= 10  , R 2 = 15  , am pe kế có điện trở không đáng kể và chỉ 2,5A a, Tính hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua các điện trở. b, Thay am pe kế bằng một bóng đèn thì đèn sáng bình thường và công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch AB là 22,5W. Tính các số chỉ ghi trên bóng đèn. Câu 2: (2 điểm) a, Nêu sự giống và khác nhau của động cơ điện một chiều và máy phát điện một chiều. b, Vì sao nói máy phát điện (xoay chiều và một chiều), máy biến thế là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 3: (4 điểm) a, Nêu cách nhận biết thấu kính phân kì và vẽ ảnh của vật AB (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính) qua thấu kính phân kì trong trường hợp: Vật AB đặt tại tiêu điểm. b, Cho biết tiêu cự của thấu kính là 10cm. Vật cao 5cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
  2. ĐÁP ÁN: Câu 1: a, Vì R1// R 2 nên R12 = .... = 6  => UAB = .... 2,5 . 6 = 15V. Cường độ dòng điện qua các điện trở R2, R 2 là: I1 = UAB / R1 = 15/10 = 1,5A, I2 = UAB / R2 = 15/15 = 1A. b, Khi thay am pe kế bằng một bóng đèn thì đ công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch AB là 22,5W nên ta có: PAB = U AB / R’AB => R’AB = U AB / PAB = 152/22,5 = 10  . 2 2 Vậy Rđèn = R’AB - R12 = 10 – 6 = 4  Hiệu điện thế 2 đầu bóng đèn là: Uđèn= UAB. Rđèn/ R’AB = 15.4/10 = 6V. Công suất của bóng đèn là: Pđèn = U2đèn/ Rđèn = 62/4 = 9W  Bóng đèn ghi 6V – 9W Câu 2: a, Động cơ điện một chiều biến điện năng thành cơ năng. Máy phát điện một chiều biến cơ năng thành điện năng. b, Vì cả máy phát điện xoay chiều và máy phát điện một chiều đều sinh ra dòng điện cảm ứng trong khung dây. Khi quay rôtô thì các đường sức từ đều bị cắt bởi khung dây, do đó trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vậy máy phát điện là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ. Với máy biến thế dòng điện lấy ra từ cuộn thứ cấp cũng là dòng điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng này xuất hiện khi từ trường xuyên qua cuộn dây thứ cấp (cũng chính là từ trường trong khung sắt) biến đổi do có dòng điện xoay chiều trong cuộn thứ cấp.
  3. Vậy, máy biến thế là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 3: a, Cách 1 dựa vào đặc điểm TKPK có phần rìa dày hơn phần giữa. Cách 2 ... vệt sáng trên tờ giấy lớn dần khi di chuyển tờ giấy ra xa. Cách nhanh: Đưa TKPK lại gần một dòng chữ trên trang sách nhìn qua kính thấy dòng chữ to hơn khi quan sát trực tiếp. - Ảnh của vật AB qua TKPK như hình vẽ. B I B' b, Xét các tam giác đồng dạng và F A A' tính được khoảng cách từ ảnh đến thấu F' O kính là 5 cm và chiều cao của ảnh 2,5cm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2