PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ LẦN 2 VÀO LỚP 10 THPT<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
(Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:<br />
“…Nhưng tạnh rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng<br />
thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh<br />
thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to<br />
trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó …Hoặc là cây, hoặc là cái vòm<br />
tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức<br />
bâu xung quanh.”<br />
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)<br />
a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?<br />
b) Xét về cấu trúc, câu văn “Sao chóng thế?” thuộc kiểu câu gì?<br />
c) Xác định nội dung chính của đoạn văn trên<br />
Câu 2. (1,0 điểm) Viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm<br />
thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì):<br />
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.<br />
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.<br />
Câu 3. (2,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em<br />
về tinh thần tự học của học sinh. (Trong đó sử dụng hai thành phần biệt lập, gạch<br />
chân và chỉ rõ đó là thành phần biệt lập nào?)<br />
Câu 4. (4.5 điểm) Suy nghĩ của em về bức chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của chị<br />
em Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn<br />
Du.<br />
--------------- Hết --------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC<br />
---------------------------<br />
<br />
HDC ĐỀ THI THỬ LẦN 2 VÀO LỚP 10 THPT<br />
Môn: Ngữ văn<br />
Năm học: 2017 – 2018<br />
(Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề)<br />
-----------------------------------<br />
<br />
Câu 1 (2,0 đ):<br />
Phần<br />
Nội dung<br />
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: Tự sự<br />
a<br />
Xét về cấu trúc, câu văn “Sao chóng thế?” thuộc kiểu câu: Rút gọn<br />
b<br />
Nội dung chính của đoạn văn: Kể về sự việc cơn mưa kết thúc bất<br />
c<br />
ngờ và nỗi nhớ của Phương Định<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Câu 2: (1,0 đ)<br />
Câu đã cho<br />
a, Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.<br />
b, Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.<br />
<br />
Câu chuyển đổi<br />
a, Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.<br />
b, Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi<br />
chưa giải được.<br />
<br />
Câu 3: (2,5 đ)<br />
Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy,<br />
không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Viết đúng hình thức đoạn văn.<br />
Yêu cầu về kiến thức: HS có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng cần đạt<br />
được các ý cơ bản sau:<br />
Câu 3<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học.<br />
- Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến<br />
thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.<br />
0,5 đ<br />
- Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc<br />
sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm<br />
rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có<br />
nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo,<br />
hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động<br />
tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.<br />
2. Bàn luận về tinh thần tự học.<br />
1,5 đ<br />
a. Ý nghĩa cao đẹp của tinh thần tự học:<br />
– Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này.<br />
Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách<br />
hữu ích hơn trong cuộc sống.<br />
– Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động,<br />
sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự<br />
bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .<br />
– Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên<br />
trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và<br />
tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian<br />
khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự<br />
học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh<br />
<br />
được tri thức.<br />
– Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc<br />
vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà<br />
Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường<br />
đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với<br />
cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học<br />
ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương<br />
khác nữa: Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền … Nhờ tự học<br />
họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê<br />
hương, xứ sở .<br />
b. Phê phán những tư tưởng sai lệch.<br />
- Không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có<br />
tinh thần chủ động học tập.<br />
- Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới<br />
đó.<br />
3. Bài học nhận thức và hành động:<br />
0,5 đ<br />
- Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên<br />
nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và<br />
kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con<br />
người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập<br />
trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới<br />
những ước mơ, hoài bão của mình.<br />
Câu 4 (4,5 điểm):<br />
Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật<br />
trong tác phẩm. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc dẫn chứng<br />
tiêu biểu, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không ắc các lỗi dùng từ, chíh tả,<br />
ngữ pháp.<br />
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể nêu cảm nhận của mình theo nhiều cách khác<br />
nhau trên cơ sở nắm chắc đoạn tríchtuy nhiên bài văn cần đảm bảo những ý cơ bản<br />
sau: https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/<br />
Phần<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều”.<br />
Mở<br />
0,5 đ<br />
- Giới thiệu đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và bức chân dung của chị<br />
bài<br />
em.<br />
- Đánh giá khái quát về nghệ thuật tả người của guyễn Du<br />
Thân 1. Khái quát chung<br />
- Vị trí đoạn trích: Nằm trong phần đầu của tác phẩm truyện Kiềubài<br />
Gặp gỡ và đính ước.<br />
- Nội dung: Đoạn trích miêu tả bức chân dung của 2 chị em Thúy<br />
Kiều Thúy Vân. Qua đó dự báo số phận của từng nhân vật.<br />
- Đoạn thơ là bức chân dung hoàn chỉnh chặt chẽ, chứng tỏ bút pháp<br />
0,5 đ<br />
cổ điển điêu luyện:<br />
+ 4 câu đầu vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều.<br />
+ 16 câu tiếp theo vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và tài sắc Thúy Kiều<br />
+ 4 câu cuối đức hạnh, phong thái của chị em Thúy Kiều.<br />
- Đánh giá, nhận xét về nghệ thuật toàn đoạn.<br />
<br />
2 . Cảm nhận về bức chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của hai chị em<br />
Thúy Kiều :<br />
a. Cảm nhận về vẻ đẹp chung của hai chị em (Bốn câu đầu).<br />
- Giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình, lời giới thiệu cổ điển,<br />
trang trọng rằng họ là “tố nga”, đẹp và trong sáng:<br />
Đầu lòng hai ả tố nga<br />
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.<br />
- Tiếp đến, tác giả miêu tả chung vẻ đẹp của hai chị em trong một<br />
nhận xét mang tính chất lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa (đẹp một cách<br />
hoàn thiện):<br />
Mai cốt cách, tuyết tinh thần<br />
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười<br />
“Mai cốt cách”:là cốt cách của mai: hình mảnh mai, sắc rực rỡ,<br />
hương quý phái.<br />
“ tuyết tinh thần”: là tuyết có tinh thần của tuyết: trắng trong, tinh<br />
khiết, thanh sạch<br />
Bút pháp ước lệ, 2 vế đối nhau câu thơ trở nên tao nhã gợi cảm, âm<br />
điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi bật vẻ đẹp cân đối<br />
hoàn hảo đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của<br />
người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: Vóc dáng mảnh mai, tao nhã<br />
như mai; tâm hồn trắng trong như tuyết. => Đó là vẻ đẹp hài hòa đến<br />
độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh.<br />
+ Hai chị em đều tuyệt đẹp, không tì vết “mười phân vẹn mười”,<br />
song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một<br />
vẻ”.<br />
=> Cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ “ mỗi người một vẻ...” – n/v trong<br />
t/p cũng như ngoài đời không ai giống ai điều này tạo nên những nét<br />
diện mạo, t/c riêng của từng n/v để làm nổi bật được vẻ đẹp riêng của<br />
từng ng¬ười, ngòi bút của ND đã bộc lộ được tất cả sự tài hoa của<br />
nghệ thuật tả người mà đây là 1đoạn điêu luyện của NT ấy.<br />
b. Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều(16 câu tiếp).<br />
* 4 câu tả Thúy Vân.<br />
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái<br />
quát vẻ đẹp của Thúy Vân:một vẻ đẹp cao sang, quí phái.<br />
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”,<br />
“nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường<br />
màu da”<br />
-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì<br />
đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm<br />
rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa;<br />
giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan<br />
trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn<br />
màng hơn tuyết.<br />
T/g miêu tả Thúy Vân toàn vẹn, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu<br />
cười giọng nói, mái tóc làn da.<br />
* Dùng từ “xem” khéo léo giới thiệu trước một cách tế nhị thể hiện sự<br />
<br />
đánh giá chủ quan của người miêu tả, sắc đẹp của Thúy Vân là sắc<br />
đẹp tương đối<br />
Miêu tả Vân bằng những nét ước lệ thích hợp Vân đang nảy nở,tươi<br />
thắm đoan trang mà hiền dịu, phúc hậu.<br />
-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự<br />
hòa hợp, êm đềm với xung quanh. -> Kì diệu hơn ND vừa miêu tả<br />
nhan sắc đã cho thấy ngay số phận nhân vật: “ Mây thua..; tuyết<br />
nhường...” tạo hóa “ thua” và “ nhường” người đẹp này dễ sống lắm<br />
con người này sinh ra là để được hưởng hạnh phúc. Dự báo về một<br />
cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.<br />
* 12 câu tả Kiều<br />
- Số lượng câu chứng tỏ N.Du dùng hết bút lực – lòng yêu mến vào<br />
nhân vật này. lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là<br />
thế nhưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tươi thắm hiền dịu thì<br />
Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo<br />
Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều<br />
theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt<br />
thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc<br />
sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”,<br />
“mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về<br />
tâm hồn.<br />
- Nhan sắc :<br />
“Làn……sơn”<br />
- Bằng bút pháp ước lệ, phép ẩn dụ t/g điểm xuyết một đôi nét dung<br />
nhan khiến T.Kiều hiện lên rạng rỡ :<br />
+ “làn thu thủy”: đôi mắt long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu<br />
gơn sóng.<br />
+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tươi xanh mơn mởn đẹp như<br />
dáng núi mùa xuân tươi trẻ.<br />
Bình: không miêu tả nhiều nhưng tất cả đều hoàn mĩ, tập trung tả nét<br />
chân dung tiêu biêủ của một con người, là “gương” soi là “cửa sổ tâm<br />
hồn”. Đôi mắt, không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới<br />
tâm hồn bên trong.<br />
“Hoa ghen, liễu hờn”<br />
phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thái độ của thiên nhiên với Kiều.<br />
Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu<br />
như¬ờng còn với vẻ đẹp của Kiều “ hoa ghen”, “ liễu hờn” đố kị.<br />
Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “ nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh<br />
quốc”( một lần quay lại tướng giữ thành mất thành, quay lại lần nữa<br />
nhà vua mất nước)<br />
tạo sự súc tích, có sức gợi lớn vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ( nhớ đến<br />
nụ cười của Ba Tư, cái liếc mắt của Điêu Thuyền, một chút nũng nịu<br />
của Dương Quý Phi, cái nhăn mặt của Tây Thi, nét sầu não của Chiêu<br />
Quân- những người đẹp đã làm xiêu đổ thành trì của các v-ương triều<br />
phong kiến TQ)<br />
**Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn tượng mạnh – một trang tuyệt<br />
<br />