
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế (Đề minh họa số 13)
lượt xem 0
download

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu "Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế (Đề minh họa số 13)" giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế (Đề minh họa số 13)
- SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ HUẾ ĐỀ THI QUỐC GIA 2025 ĐỀ MINH HỌA SỐ 13 MÔN: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án. Câu 1. Nguyên tố đa lượng mà cây cần là A. N, P, K. B. P, Zn, K. C. N, Mg, Cu. D. N, K, Bo. Câu 2. Ở Việt Nam bằng công nghệ chỉ thị phân tử đã chọn thành công dòng vật nuôi nào để kháng vi khuẩn gây tiêu chảy? A. Lợn nái Landrace và lợn Yorkshire. B. Bò Holstein và bò Red Sindhi. C. Gà Ai Cập và gà Leghorn. D. Bò nâu Thụy Sĩ và bò sữa Hà Lan. Câu 3: Trong quy trình sản xuất viên nén xơ dừa, phải tiến hành xử lý tannin và lignin nhằm mục đích A. giúp vi sinh vật phát triển tốt. B. gúp cây sinh trưởng và phát triển. C. giúp hạ giá thành sản phẩm. D. giúp làm nhẹ viên nén xơ dừa. Câu 4: Một trong những ưu điểm nổi bật của phân bón tan chậm là A. giảm thiểu thất thoát khi sử dụng phân bón. B. giữ đất luôn ẩm. C. giá thành rẻ. D. giúp đất tơi xốp, thoáng khí. Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh lí của cây trồng? A. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất quang hợp. B. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất hô hấp. C. Nhiệt độ cao làm tăng hiệu suất hô hấp. D. Nhiệt độ cao làm tăng hiệu suất quang hợp. Câu 6. Công nghệ được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh vật nuôi là A. Công nghệ lên men. B. Công nghệ sinh học. C. Kĩ thuật PCR. D. Công nghệ vi sinh. Câu 7. Trong các giống vật nuôi sau đây, giống nào có nguồn gốc bản địa? A. Gà Logho. B. Gà Đông tảo. C. Gà Hybro. D. Gà Tam Hoàng. Câu 8. Nguyên liệu để sản xuất thức ăn ủ men cho vật nuôi thường có đặc điểm gì? A. Giàu tinh bột. B. Giàu lipit. C. Giàu protein. D. Giàu vitamin và chất khoáng. Câu 9. Quản lý rừng bao gồm các hoạt động nào dưới đây? A. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. B. Khai thác gỗ, dược liệu. C. Trồng mới rừng, trồng lại rừng. D. Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng. Câu 10. Vì sao cần phát triển rừng? (1) Tăng diện tích rừng (2) Nâng cao giá trị đa dạng sinh học (3) Tăng khả năng cung cấp lâm sản (4) Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có (5) Giúp chuyển đổi rừng theo mục đích Ý nào sau đây là đúng: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (3), (4), (5). Câu 11. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng? A. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia. B. Giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng. C. Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản. D. Kiểm soát từng loại rừng thông qua những quy chế pháp lí riêng. Câu 12. Vì sao hoạt động chăn thả gia súc làm suy thoái tài nguyên rừng? A. Phân thải của gia súc gây ô nhiễm môi trường rừng và làm chết cây rừng. B. Mở rộng diện tích đồng cỏ cho hoạt động chăn thả gia súc trên đất rừng. C. Gia súc sử dụng quá nhiều thực vật rừng làm thức ãn. D. Gia súc gây sạt lở đất rừng. Câu 13. Chỉ tiêu nào dưới đây không được sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây rừng? A. Đường kính tán cây. B. Chiều cao cây. C. Đường kính thân cây. D. Tỉ lệ đậu quả.
- Câu 14. Nên tiến hành khai thác rừng vào giai đoạn nào? A. Cuối giai đoạn gần thành thục. B. Giai đoạn già cỗi. C. Giai đoạn thành thục. D. Cuối giai đoạn thành thục. Câu 15. Đâu là vai trò của chăm sóc rừng? A. Phủ xanh những vùng đất trống, đồi núi trọc. B. Giảm sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh hại, tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng non phát triển. C. Hạn chế sự phát triển của cỏ dại, giảm khả năng thấm và giữ nước của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng non phát triển. D. Giảm sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh hại, tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Câu 16. Hành động nào sau đây giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản? A. Đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại. B. Sử dụng hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện để khai thác thủy sản. C. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng. D. Thả các giống đặc hữu có giá trị vào môi trường tự nhiên. Câu 17. Giải pháp nào sau đây không có tác dụng với việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên? A. Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng. B. Đẩy mạnh giao đất, giao rừng. C. Cố gắng tối đa khai thác, chế biến gỗ. D. Khai thác hợp lí đi đôi với trồng rừng. Câu 18. Những việc làm nào sau đây là phá hoại rừng? (1) Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên (2) Chăn thả gia súc(trâu, bò,…)trong khu vực rừng (3) Không mua bán, ăn thịt động vật hoang dã (4) Đốt rừng làm nương rẫy (5) Khai thác các loại gỗ quý hiếm càng nhiều càng tốt Em hãy chọn các ý đúng: A. 1,2,4. B. 2,4,5. C. 1, 4,5. D. 1,2,3. Câu 19. Xây dựng các bản tin, biển tuyên truyền về lợi ích của rừng, ý nghĩa của bảo vệ rừng ở nơi công cộng là biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng nào? A. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng. B. Ngặn chặn các hành vi làm suy thoái tài nguyên rừng. C. Xây dựng và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. D. Chính sách và luật bảo vệ, phát triển rừng. Câu 20. Ý nào không đúng với xu hướng phát triển của thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới? A. Bảo tồn các loài thủy sản hoang dã quý, hiếm. B. Tăng sản lượng thủy sản khai thác, giảm sản lượng nuôi trồng. C. Khai thác thủy sản tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC). D. Tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Câu 21. Loại thủy sản nào sau đây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp? A. Tôm sú. B. Cá hồi vân. C. Tôm càng xanh. D. Cá tra. Câu 22. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh có đặc điểm là A. dễ vận hành, quản lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của người nuôi. B. chưa áp dụng công nghệ cao, năng suất thấp. C. năng suất và sản lượng thấp. D. vốn vận hành thấp, quản lí vận hành khó khăn. Câu 23: Vì sao những ao nuôi cá nước chảy ở vùng miền núi luôn có hàm lượng oxygen hoà tan cao mà không cần sử dụng sục khí? (1) Nước ở vùng miền núi thường chảy từ các khe suối, sông ngòi, có hàm lượng oxygen hoà tan cao do tiếp xúc trực tiếp với không khí. (2) Nước chảy liên tục giúp cung cấp oxygen mới cho ao nuôi, đồng thời loại bỏ khí độc hại như CO2 ra khỏi ao. (3) Vùng miền núi có địa hình dốc, giúp nước chảy nhanh hơn, tăng cường sự trao đổi khí giữa nước và không khí. (4) Ao nuôi cá thường được xây dựng ở những nơi có dòng nước chảy yếu, giúp tăng lượng CO2 hoà tan trong ao.
- (5) Vùng miền núi thường có nhiệt độ thấp hơn so với vùng đồng bằng, giúp tăng khả năng hoà tan oxygen của nước. Những nhận định nào sau đây là đúng: A. (2), (3), (4,) (5). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (5). Câu 24. Là kiểm lâm trong một khu rừng lớn, bác M. thi thoảng chặt một vài cây gỗ quý để bán lấy tiền. Nhận xét nào sau đây đúng về hành động của bác M? A. Hành vi của bác Minh là sai, bác không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà còn trực tiếp gây ra các thiệt hại cho môi trường. B. Bác Minh thực hiện tốt nhiệm vụ mà mình được giao. C. Số gỗ mà bác Minh đem bán không quá nhiều để gây thiệt hại cho môi trường. D. Số cây gỗ trong môi trường rất nhiều nên chặt đi một vài cây gỗ quý thì không ảnh hưởng gì đến môi trường. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho Bảng số liệu sau: Bảng 1: Số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Bể Nguồn: Vườn Quốc gia Ba Bể, 2021 Từ bảng 1 có một số nhận định về thực trạng bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia Ba Bể trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 như sau: A. Công tác bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực thể hiện thông qua số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đã giảm. B. Không còn xảy ra tình trạng phá rừng trái pháp luật. C. Việc phá rừng trồng cây nông nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên qua các năm. D. Tình trạng khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra. Câu 2. Trong tiết học công nghệ lâm nghiệp - thủy sản 12 cô giáo đưa ra bảng số liệu về diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1990-2022. Một số học sinh nhận xét A. Diện tích rừng có sự gia tăng qua các năm nhưng không mạnh mẽ. B. Diện tích rừng tự nhiên từ năm 2010 -2022 có phát triển không đều và có xu hướng giảm. C. Trồng, bảo vệ rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng đang được chú trọng ở nước ta. D. Rừng trồng và rừng tự nhiên có xu hướng tăng dần qua các năm. Câu 3. Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình về “ Đường đi của thức ăn trong ao nuôi thủy sản”.
- (Nguồn: Hình 11.4: Đường đi của thức ăn trong ao nuôi thủy sản - SGK công nghệ lâm nghiệp và thủy sản lớp 12 – Tr61) Học sinh trong nhóm đưa ra một số ý kiến như sau: a) Việc đưa thức ăn vào hệ thống nuôi là yếu tố chính tạo ra chất thải và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường nước hệ thống nuôi. b) Động vật thủy sinh chỉ hấp thụ và chuyển hóa được khoảng 70% chất dinh dưỡng từ thức ăn, phần còn lại trở thành các chất thải trong hệ thống nuôi, gây suy giảm chất lượng nước. c) Để giảm thiểu lượng thức ăn thừa và bị tan rã, đồng thời giảm lượng phân thải ra trong quá trình nuôi, người nuôi cần: Cung cấp lượng thức ăn phù hợp, cho ăn nhiều lần trong ngày, sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao. d) Khi nuôi xen canh theo các mô hình nuôi như cá- lúa, tôm- rong biển, tôm- rừng,….hoặc nuôi luân canh theo mô hình tôm – lúa, tôm – cá rô phi, …. sẽ giúp tận dụng nguồn dinh dưỡng và giảm thiểu chất thải trong nước. Câu 4. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu “phương pháp chế biến nước mắm truyền thống”. Sau khi đi trải nghiệm thực tế tại một cơ sở sản xuất nước mắm và đưa ra ý kiến thảo luận: A. Chế biến nước mắm là một phương pháp chế biến thuỷ sản truyền thống có từ lâu đời. B. Các cơ sở chế biến đều tuân theo nguyên tắc chung là cá sau khi khai thác về được ủ chượp, nhờ hệ enzyme protease có trong cả để thuỷ phân protein tạo ra nước mắm chứa các amino acid tự do. C. Thực hiện kĩ thuật ủ chượp truyền thống cần từ 2 đến 14 tháng mới ra thành phẩm. D. Trong quy trình chế biến cần thực hiện bước trộn cá và muối với tỉ lệ 50% cá với 50% muối.
- ĐÁP ÁN Phần I Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A A B A D C B A Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 D A C B D D B D Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 C B A B B A D A Phần II Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 a. Đ Đ Đ Đ b. S Đ S Đ c. S Đ Đ S d. Đ S Đ S SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ MÔN: CNNN BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ MINH HỌA Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP Cấp độ tư duy Năng lực PHẦN I PHẦN II Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Nhận thức công 8 2 2 2 1 1 nghệ Giao tiếp công nghệ 1 1 1 1 1 1
- Sử dụng công nghệ 1 2 0 0 1 3 Đánh giá công nghệ 2 3 1 1 1 3 Thiết kế công nghệ 0 0 0 0 0 0 Tổng 12 8 4 4 4 8
- MA TRẬN ĐẶC TẢ ĐỀ ĐỀ XUẤT ĐỀ MINH HỌA Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Dạn Nhận thức Giao tiếp Sử dụng Đánh giá g Cấp độ tư duy thức Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Dạn Câu 1 a3.1 g Câu 2 a3.2 thức Câu 3 c3.1 1 Câu 4 a3.2 Câu 5 b3.1 Câu 6 a3.2 Câu 7 a3.1 Câu 8 d3.1 Câu 9 a3.2 Câu 10 a3.2 Câu 11 b3.1 Câu 12 c3.2 Câu 13 a3.1 Câu 14 a3.1 Câu15 b3.2 Câu 16 d3.1 Câu 17 a3.2 Câu 18 d3.2 Câu 19 a3.1
- NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Dạn Nhận thức Giao tiếp Sử dụng Đánh giá g Cấp độ tư duy thức Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Câu 20 c3.1 Câu 21 a3.1 Câu 22 d3.1 Câu 23 c3.1 Câu 24 d3.2 Tổng 8 2 2 1 1 1 1 2 0 2 3 1 b3.1 c3.1 Câu 1 c3.2 d3.2 a3.1 a3.2 Câu 2 d3.2 Dạng a3.2 thức b3.1 2 b3.1 Câu 3 c3.2 d3.2 a3.1 c3.2 Câu 4 d3.1 d3.1 Tổng 2 1 1 1 1 1 0 1 3 1 1 3

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh 12
43 p |
3111 |
1759
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán - 1
1 p |
2485 |
976
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2010
7 p |
1808 |
162
-
HỆ THỐNG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN TỪ 2001-2012
6 p |
919 |
25
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn toán 2013 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
1 p |
148 |
24
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn toán 2012 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
1 p |
101 |
8
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2020 – Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mã đề 102)
24 p |
90 |
7
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023 có đáp án - Bộ Giáo dục và Đào tạo
103 p |
25 |
5
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2013 - Bộ GD-ĐT
1 p |
230 |
5
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022 - Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng
4 p |
23 |
4
-
Tổng hợp 41 đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán của Bộ GD&ĐT (2016-2022)
643 p |
21 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2012 - Bộ GD-ĐT
1 p |
132 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2008 lần 2 đề 1 - Bộ GD-ĐT
1 p |
161 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2008 - THPT không phân ban
1 p |
139 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng anh mã đề 641
3 p |
150 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng anh mã đề 738
4 p |
160 |
3
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2023 - Bộ Giáo dục và Đào tạo
1 p |
10 |
3
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Hàn năm 2023 - Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 p |
24 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
