intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 3)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này, mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 3)" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 3)

  1. SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ HUẾ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 ĐỀ MINH HỌA SỐ 3 Môn Công nghệ - nông nghiệp Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên: ................................................. Số báo danh: ……………. Mã đề: PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án duy nhất). Câu 1: Những sản phẩm trồng trọt nào dưới đây được coi là lương thực chính cho con người? A. Lúa mì, lúa gạo, khoai, ngô. B. Cà phê, hồ tiêu, trà xanh. C. Rau củ, hoa quả. D. Cây cảnh, cây rừng. Câu 2: Vaccine DNA có ưu điểm gì so với vaccine truyền thống? A. Chi phí thấp, thời gian bảo hộ ngắn. B. Tính ổn định cao, không chứa tác nhân gây bệnh. C. Thời gian bảo hộ ngắn, không chứa tác nhân gây bệnh. D. Chi phí thấp, tính ổn định cao. Câu 3: Theo em, hoạt động thu gom rác thải ven biển có tác dụng gì trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản? A. Duy trì độ mặn hợp lý. B. Tạo môi trường sống cho các loài thuỷ sản quý hiếm. C. Tạo ra các khu bảo tồn biển. D. Bảo vệ môi trường sống của các loại thủy sản. Câu 4: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về vai trò của ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thức ăn thủy sản? A. Cải thiện tỉ lệ tiêu hóa. B. Tăng hàm lượng protein. C. Cải thiện tốc độ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn. D. Ức chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hại. Câu 5: Hoạt động nào dưới đây không thuộc các biện pháp chăm sóc rừng? A. Gieo hạt. B. Trồng dặm. C. Làm cỏ. D. Tỉa thưa, tỉa cành. Câu 6: Hãy xác định biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi có ứng dụng công nghệ sinh học? A. Vệ sinh chuồng trại, thu gom đốt rác. B. Thu gom phân, phơi khô làm phân bón. C. Sử dụng công nghệ Biogas. D. Tận dụng nước thải chăn nuôi để tưới cây. Câu 7: Sự khác biệt giữa cây lâu năm và cây hằng năm là gì? A. Cây hằng năm có chu kỳ sống diễn ra trong một năm còn cây lâu năm có chu kỳ sống kéo dài nhiều năm. B. Cây hằng năm là cây sống năm này năm khác còn cây lâu năm thì cũng như vậy nhưng sống lâu hơn. C. Cây hằng năm sẽ đem lại năng suất, chất lượng hoa quả cao hơn qua từng năm trong khi đó cây lâu năm sẽ chỉ giữ nguyên trạng thái. D. Cây hằng năm phục vụ cho buôn bán hằng ngày, cây lâu năm phục vụ cho việc lấy gỗ. Câu 8: Phương án nào dưới đây nói về lợi ích của ngư dân khi nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VIETGAP? A. Chi phí nuôi thấp. B. Sản phẩm chất lượng, giá thành cao. C. Được cung cấp nguồn thức ăn thuỷ sản miễn phí. D. Có thể xuất khẩu thuỷ sản mà không cần các khâu kiểm định. Câu 9: Người ta thu hoạch tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 1 thì cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây? A. Sau 25-30 ngày ương,khi tôm đạt cỡ 500-800con/kg thì tiến hành thu hoạch. - Tr ang 1|5-
  2. B. Sau 25-30 ngày ương,khi tôm đạt cỡ 800-1000con/kg thì tiến hành thu hoạch. C. Sau 25-30 ngày ương,khi tôm đạt cỡ 250-500con/kg thì tiến hành thu hoạch. D. Sau 25-30 ngày ương,khi tôm đạt cỡ 50-200con/kg thì tiến hành thu hoạch. Câu 10: Vì sao ứng dụng công nghệ nano oxyzen trong nuôi thủy sản lại giúp người nuôi có thể tăng mật độ cá thả? A. Công nghệ nano oxyzen giúp thức ăn hòa tan nhanh. B. Công nghệ nano oxyzen giúp tăng nồng độ khí H2 trong nước C. Công nghệ nano oxyzen giúp tăng khả năng hòa tan oxyzen trong nước. D. Công nghệ nano oxyzen giúp giảm khả năng hòa tan oxyzen trong nước. Câu 11: Tại một cơ sở nuôi cá mú, phát hiện cá có dấu hiệu bơi xoay tròn, hoạt động yếu, bỏ ăn, thân đen xám, mắt đục. Xác định đâycó thể là bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển, ngư dân cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng, trừ nào sau đây để giảm thiểu thiệt hại? A. Đặt lồng nuôi ở vùng có điều kiện môi trường tốt, nuôi với mật độ vừa phải để giảm stress cho cá, bổ sung chế phẩm vi sinh. B. Hạn chế bổ sung chế phẩm tăng cường sức đề kháng cho cá. C. Bổ sung thức ăn có nhiều protein tăng sức đề kháng cho cá theo từng giai đoạn. D. Thả cá có kích cỡ nhỏ để tránh giai đoạn mẫn cảm với bệnh. Câu 12: Lựa chọn quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại những lợi ích nào sau đây? A. Giảm chi phí sản xuất, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm. B. Tăng chi phí sản xuất nhưng lợi nhuận tăng gấp nhiều lần so với sản xuất thông thường. C. Tăng chi phí ở các công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản nhưng nâng cao cơ hội xuất khẩu sản phẩm. D. Yêu cầu về kĩ năng lao động trong đào tạo VietGAP không cao. Câu 13: Đâu không phải là công nghệ được đưa vào áp dụng trong chăn nuôi? A. Quạt điện trong chuồng gà. B. Các cảm biến trong chuồng lợn. C. Công nghệ thi giác máy tính nhận diện khuôn mặt bò. D. Thiêt bị cảm biến đeo cổ cho bò. Câu 14: Để bảo quản thức ăn hỗn hợp cho thủy sản cần tuân thủ theo nguyên tắc “vào trước, xuất trước”. Nguyên tắc này được hiểu là: A. các loại thức ăn được đưa vào kho bảo quản trước thì được sử dụng trước. B. các loại thức ăn được đưa vào kho bảo quản trước thì được sử dụng sau. C. các loại thức ăn được đóng trong bao và xếp chồng lên nhau thì sử dụng bao dưới trước bao trên sau. D. các loại thức ăn được đóng trong bao và xếp chồng lên nhau thì sử dụng bao trên trước bao dưới sau. Câu 15: Để xử lí các phụ phẩm khó tiêu hoá thành những nguyên liệu dùng chế biến thức ăn thuỷ sản giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hoá, người ta sử dụng công đoạn nào sau đây? A. Ép viên. B. Tạo bánh ẩm. C. Xử lí bằng enzyme. D. Sấy khô. Câu 16: Loại thức ăn chính được sử dụng cho cá rô phi nuôi lồng là: A. thức ăn công nghiệp viên nổi. B. thức ăn công nghiệp viên chìm. C. thức ăn tự chế dạng bánh ẩm. D. sinh vật phù du. Câu 17: Ở miền Bắc nước ta cá thường sinh sản chủ yếu vào mùa nào? A. Cuối mùa xuân và đầu mùa hè. B. Đầu mùa xuân và cuối mùa hè. C. Đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. D. Cuối mùa đông và đầu mùa thu. Câu 18: “Bệnh ở thủy sản được chẩn đoán bằng dụng cụ tích hợp các thành phần cần thiết để phát hiện các tác nhân gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm một cách định tính, kết quả nhanh và thực hiện dễ dàng tại hiện trường”. Đây là mô tả phương pháp chẩn đoán bệnh nào? A. Kit thử nhanh. B. Kit chẩn đoán. C. Kĩ thuật PCR. D. Que chẩn đoán. - Tr ang 2|5-
  3. Câu 19: Đâu không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản? A. Nước thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp. B. Nước biển, ao, hồ, sông, suối. C. Nước thải của hoạt động sản xuất công nghiệp. D. Nước thải sinh hoạt. Câu 20: Trong các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi, phương pháp đơn giản, ít tốn kém và dễ áp dụng nhất là A. khí sinh học (Biogas) và hố sinh học. B. ủ phân compost. C. xử lí nhiệt. D. lọc khí thải. Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường? A. Điều hòa khí hậu, môi trường sống cho động thực vật. B. Phòng hộ rừng đầu nguồn, chống xói mòn. C. Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến. D. Làm sạch không khí, giảm thiểu tiếng ồn. Câu 22: Một trong những vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người là? A. cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ của con người. B. cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người. C. cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người. D. cung cấp lương thực phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Câu 23: Các hoạt động cơ bản của lâm nghiệp gồm: A. phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản, quản lí rừng. B. quản lí rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản. C. quản lí rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, khai thác rừng. D. quản lí rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản Câu 24: Để bảo vệ tài nguyên rừng theo em nên chọn phương thức khai thác nào? A. Khai thác trắng. B. Khai thác dần. C. Khai thác chọn. D. Phương thức khác. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai). Câu 1: Khi nói về đặc trưng cơ bản của lâm nghiệp, người ta đã đưa ra các nhận định sau: A. Quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế luôn diễn ra xen kẽ. B. Địa bàn sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển tốt. C. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm. D. Sản xuất lâm nghiệp có thời gian thu hồi vốn chậm nên có thể trồng xen các cây nông nghiệp như sắn, đậu.. mà không gây ảnh hưởng đến phát triển của rừng nhằm cải thiện kinh tế của chủ rừng. Câu 2. Theo thống kê của hiệp hội thuỷ sản: “Trong công nghiệp chế biến cá tra, có khoảng 60% cơ thể cá không được sử dụng làm thực phẩm, bao gồm đầu, mỡ, da, nội tạng và xương ”. Người ta đã tận dụng các phụ phẩm này kết hợp với chế phẩm enzim thích hợp để tạo ra loại thức ăn thuỷ sản giàu lysine. Sau đây là một số nhận định: A. Đây là nguồn thức ăn thuỷ sản có chứa hàm lượng protein cao. Đ B. Phương pháp này chỉ được áp dụng ở những nước có nền khoa học phát triển. S C. Việc taọ ra loại thức ăn thuỷ sản này giúp cải thiện hàm lượng lysine trong thức ăn, tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu lysine, giảm thiểu chi phí sản xuất. Đ D. Trong quy trình chế biến, công đoạn trộn nguyên liệu với với enzyme, bổ sung nước sạch và ủ trong thời gian thích hợp để enzyme thuỷ phân protein trong nguyên liệu thành lysine là quan trọng nhất.Đ Câu 3: Khi nói đến quá trình chăm sóc bể ương tôm giống, nhận định sau đây đúng hay sai? A. Cho tôm giống ăn 1 lần/ngày. B. Quá trình ương tôm giống từ giai đoạn ấu trùng đến hậu sử dụng thức ăn công nghiệp. - Tr ang 3|5-
  4. C. Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước bể ương. D. Thay một phần nước khi chất lượng nước suy giảm. Câu 4. Trong quá trình phòng, trị bệnh đốm trắng cho tôm, ngư dân đã đưa ra các nhận định sau: a) Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là xuất hiện các đốm trắng trên thịt tôm, giảm ăn, bơi lờ đờ, hoạt động kém. Đ b) Để tránh lây lan cho các ao bên cạnh, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý của chuyên gia và cơ quan chức năng.Đ c). Bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc đặc trị nên phòng bệnh là biện pháp chủ yếu, mua tôm ở cơ sở uy tín, lựa chọn tôm khoẻ, có chứng nhận kiểm dịch. Đ d) Khi phát hiện tôm bị bệnh, cần tiêu huỷ tôm chết nhanh chóng, xả hết nước ao nuôi ra môi trường, khử trùng ao, lập tức khi nuôi lứa mới.S ……………….. Hết …………….. - Thí sinh không được dùng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT NĂM 2025 – HUẾ ĐỀ MINH HỌA Môn Công nghệ - nông nghiệp PHẦN I (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn A B D D A C A B B C A A Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Chọ A A C A A B B c C A D C n PHÀN II Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,10 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Tr ang 4|5-
  5. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A. Sai A. Đúng A. Sai A. Sai B. Đúng B. Đúng B. Sai B. Đúng C. Sai C. Sai C. Đúng C. Đúng D. Đúng D. Sai D. Đúng D. Sai Ghi chú: - Chương trình lớp 10: Câu 1. - Chương trình lớp 11: Câu 6, 13, 20. - Chương trình lớp 12: Số câu còn lại. - Tr ang 5|5-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0