
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 10)
lượt xem 0
download

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn "Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 10)" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 10)
- SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 ĐỀ MINH HỌA SỐ 10 Môn Công nghệ - Nông nghiệp Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên: ................................................. Số báo danh: …………….Mã đề: Tham khảo PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án duy nhất). Câu 1. Đâu là thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống cây trồng? A. Giống cây trồng chất lượng cao. B. Công nghệ hóa thực phẩm. C. Chế biến thực phẩm chất lượng cao. D. Công nghệ bảo quản thực phẩm. Câu 2. Trong sơ đồ cấu tạo của keo đất, lớp ion nào quyết định đến nhân keo? A. Lớp ion quyết định điện. B. Lớp ion khuếch tán. C. Lớp ion bất động. D. Lớp ion bù. Câu 3. Tác hại của bệnh trong chăn nuôi như thế nào? A. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi. B. Tăng năng suất chăn nuôi. C. Cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho con người. D. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con vật và năng suất chăn nuôi. Câu 4. Phương thức chăn thả tự do có ưu điểm gì? A. Kiểm soát được dịch bệnh, năng suất và hiệu quả nuôi cao. B. Mức đầu tư thấp, tận dụng thức ăn tự nhiên và phụ phẩm. C. Kiểm soát được dịch bệnh, tận dụng thức ăn tự nhiên và phụ phẩm. D. Mức đầu tư thấp, năng suất và hiệu quả nuôi cao. Câu 5. Sinh trưởng của cây rừng là A. sự tăng lên về kích thước của cây rừng. B. sự tăng lên về khối lượng của cây rừng. C. sự giảm đi về kích thước và khối lượng của cây rừng. D. sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng. Câu 6. Đâu không phải hoạt động cơ bản của lâm nghiệp? A. Quản lí rừng, bảo vệ rừng. B. Phát triển và sử dụng rừng. C. Chế biến và thương mại lâm sản. D. Săn bắt động vật hoang dã. Câu 7. Sau khi khai thác, rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên là phương pháp khai thác nào? A. Khai thác trắng. B. Khai thác chọn. C. Khai thác dần. D. Khai thác dần và khai thác chọn. Câu 8. Không nên sử dụng cách nào sau đây để xử lý nước sau khi thu hoạch thuỷ sản? A. Sử dụng hệ vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. B. Sử dụng các loài thực vật phù du, tảo hay rong rêu để hấp thụ chất độc hại. C. Sử dụng các loại động vật: nghêu, sò huyết, hàu,... để tiêu thụ thực vật phù du và tảo. D. Xả trực tiếp ra môi trường như ao, hồ, sông, biển. Câu 9: Thức ăn tươi sống cho thủy sản cần được bảo quản như thế nào? A. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thường. B. Bảo quản ở nhiệt độ cao. C. Bảo quản nhiệt độ thấp như kho lạnh, tủ lạnh,… D. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Câu 10: Đâu không phải thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn thuỷ sản? A. nước. B. chất kích thích tăng trưởng. C. chất vô cơ. D. chất hữu cơ.
- Câu 11: Bước đầu tiên trong thí nghiệm xác định độ mặn, PH, hàm lượng oxygen hoà tan của nước là A. đo các chỉ tiêu. B. đọc kết quả. C. chuẩn bị tiêu bản. D. khởi động thiết bị đo. Câu 12: Nhược điểm của nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh là A. vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nếu người nuôi không nắm vững kiến thức. B. chưa áp dụng công nghệ cao nên năng suất chưa phải là cao nhất. C. năng suất và sản lượng thấp; quản lí và vận hành khó khăn. D. thuỷ sản sinh trưởng và phát triển kém. Câu 13: Ứng dụng cơ giới hoá trong gieo trồng có tác dụng như thế nào trong trồng trọt? A. Rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động. B. Rút ngắn thời gian làm đất, đảm bảo mật độ. C. Đảm bảo mật độ, giảm tối đa lượng giống, cây con. D. Giảm chi phí. Câu 14: Hệ thống nào sau đây áp dụng cho các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá? A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt. B. Hệ thống màng mỏng dinh dưỡng. C. Hệ thống thủy canh thủy triều. D. Hệ thống thủy canh tĩnh. Câu 15: Chăn nuôi thông minh là A. là mô hình chăn nuôi đáp ứng đủ mọi quy chuẩn của Cách mạng công nghiệp 4.0. B. là mô hình chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, máy móc hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng và tăng hiệu quả chăn nuôi. C. là yếu tố nền tảng của xây dựng một đất nước có sự tự chủ cao, không lo ràng buộc với các nước trên thế giới. D. là mô hình chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, máy móc hiện đại, tiên tiến nhằm đáp ứng đủ mọi quy chuẩn của Cách mạng công nghiệp 4.0. Câu 16: Câu nào sau đây KHÔNG đúng về kiểu chuồng kín? A. Chuồng được thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động (quạt thông gió, hệ thống làm mát,...) B. Chuồng kiểu này phù hợp với phương thức nuôi tại gia, quy mô nhỏ, góp phần giữ gìn vệ sinh chung. C. Kiểu chuồng này dễ quản lí và kiểm soát dịch bệnh do ít chịu tác động của môi trường bên ngoài. D. Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống khá lớn. Câu 17: Loại rừng nào phân theo mục đích sử dụng có diện tích lớn nhất ở nước ta? A. Rừng đặc dụng. B. Rừng phòng hộ. C. Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. D. Rừng sản xuất. Câu 18: Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững cần nghiêm cấm các hành vi nào sau đây? A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên.. B. Chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái quy định. C. Bảo vệ các động, thực vật rừng quý hiếm. D. Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về tầm quan trọng của rừng. Câu 19: Vì sao trong bảo quản thức ăn thuỷ sản, thức ăn đặt trên giá, kệ tránh tiếp xúc với sàn nhà hoặc tường? A. Để tránh nhiễm ẩm, mốc. B. Để tránh bị mối mọt. C. Để tránh bị chuột cắn. D. Để tránh bị tiếp xúc với vi khuẩn. Câu 20: Khi ương nuôi tôm, trong giai đoạn Nauplius không cần cho ăn vì A. tôm trong giai đoạn này không cần chất dinh dưỡng. B. tôm trong giai đoạn này không cần hoặc cần rất ít chất dinh dưỡng. C. tôm đang được nuôi dưỡng bởi bọc noãn hoàng có sẵn.
- D. tôm có thức ăn la sinh vật phù du có sẵn trong nước. Câu 21: Vì sao để phát triển thuỷ sản bền vững cần tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác? A. Nhằm giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân. B. Tăng thêm thu nhập cho người dân. C. Giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nuôi. D. Tăng áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân. Câu 22: Để tăng cường lượng oxygen hoà tan cho ao nuôi thuỷ sản người ta thực hiện một số kĩ thuật sau: (1). Quản lí mật độ tảo phù hợp để tảo quang hợp tăng oxygen cho ao. (2). Sử dụng sục khí, quạt nước để tăng khả năng khuếch tán oxygen vào nước. (3). Sử dụng vôi bột bón xuống ao. (4). Thay nước mới giàu oxygen. Số biện pháp kĩ thuật đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. H Câu 23: Khi cho giấy chỉ thị P vào một mẫu nước ao nuôi tôm, ta thấy giấy chuyển màu đỏ hồng, điều này chứng tỏ A. nước ao nuôi có môi trường acid cao, không thích hợp để nuôi tôm. B. nước ao nuôi có môi trường kiềm nhẹ, không thích hợp để nuôi tôm. C. nước ao nuôi có môi trường acid cao, thích hợp để nuôi tôm. D. nước ao nuôi có môi trường trung tính, phù hợp để nuôi tôm. Câu 24: Cho các đặc điểm sau (1) Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần. (2) Rừng hồi phục bằng tái sinh tự nhiên. (3) Thích hợp với khu vực rừng có độ tuổi đồng đều và địa hình dốc. (4) Chặt ở khu vực rừng có độ tuổi đồng đều, địa hình bằng phẳng. (5) Thời gian khai thác kéo dài 5-7 năm. Số đặc điểm của khai thác trắng đúng là A. 2 B. 3. C. 4. D. 5. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý A., B., C., D. ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai). Câu 1: Tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray, quá trình tuần tra, hình ảnh tại các vị trí rừng mà nhân viên bảo vệ rừng chụp chuyển về giúp ban giám đốc vườn có cơ sở đánh giá hệ sinh thái rừng của từng khu vực, qua đó có cách quản lý phù hợp, nhằm bảo vệ rừng được tốt hơn. Ngoài phần mềm ứng dụng trên, vườn còn sử dụng flycam và công nghệ bẫy ảnh để quản lý bảo vệ rừng. Flycam sử dụng kiểm soát rừng ở tầm cao; bẫy ảnh là camera nhỏ được đặt trong rừng. Nhờ ứng dụng phần mềm và công nghệ trong tuần tra rừng nên dù nhân lực bảo vệ rừng còn thiếu, nhưng 4 năm qua, trên địa bàn không xảy ra tình trạng vi phạm lâm luật, cháy rừng, giúp những cánh rừng thêm xanh tươi.
- (Nguồn: báo Sài Gòn giải phóng) Em nhận định về ứng dụng khoa học kĩ thuật trong bảo vệ và phát triển rừng như sau: a) Ứng dụng khoa học kĩ thuật giúp rừng được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn. b) Bẫy ảnh thường được sử dụng để giám sát sinh học, nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã. c) Các thiết bị công nghệ hoàn toàn có thể thay thế các hạt kiểm lâm để bảo vệ rừng khỏi lâm tặc. d) Tình trạng vi phạm lâm luật, cháy rừng vẫn còn diễn ra ở vườn quốc gia Chư Mom Ray. Câu 2. Nhóm học sinh tìm hiểu về chương trình bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo. Sau tìm hiểu nhận thấy: Vùng biển Côn Đảo là sinh cảnh đẻ trứng của Rùa Xanh (hay còn gọi là Vích) (Chelonia mydas). Tìm hiểu kỹ hơn, các em có nhiều nhận định sau: a) Rùa xanh là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ. b) Chương trình bảo tồn rùa biển này chủ yếu sẽ bảo vệ trứng của rùa khi được mẹ sinh ra, và thả rùa con đã nở ra biển. c) Rùa xanh là loài động vật sống có thể chịu được ô nhiễm tốt. Nên không cần bảo vệ môi trường sống cho nó. Nhiều loại chất thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, hay công nghiệp đổ vào môi trường Rùa Xanh vẫn sống và phát triển tốt. d) Hiện nay, việc bảo tồn rùa biển tại vườn quốc gia Côn Đảo ít được chú trọng, do có thể sản xuất giống nhân tạo Rùa Xanh dễ dàng. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Thức ăn cho động vật thủy sản cần phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, bao gồm protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Protein là thành phần chính hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển cơ bắp, trong khi lipid cung cấp năng lượng và giúp duy trì chức năng tế bào. Carbohydrate cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, trong khi vitamin và khoáng chất hỗ trợ các chức năng sinh lý khác nhau và tăng cường sức đề kháng. Cân bằng đúng các thành phần dinh dưỡng này là cần thiết để tối ưu hóa sức khỏe và hiệu suất của động vật thủy sản.” (Nguồn: Nguyễn Thị Mai, Lê Văn Bình, & Trần Thị Thảo. (2023). Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho động vật thủy sản. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật) a) Carbohydrate không cần thiết trong thức ăn cho động vật thủy sản vì chúng chỉ cần protein và lipid. b) Protein không phải là thành phần quan trọng trong thức ăn cho động vật thủy sản. c) Lipid chủ yếu cung cấp năng lượng và giúp duy trì chức năng tế bào trong thức ăn cho động vật thủy sản. d) Vitamin và khoáng chất trong thức ăn thủy sản có tác dụng hỗ trợ các chức năng sinh lý và sức đề kháng. Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Xử lý môi trường nuôi thủy sản là quá trình thiết yếu để duy trì điều kiện sống tối ưu cho các loài thủy sản, giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường năng suất. Theo Nguyễn Thị Lan (2022), xử lý môi trường bao gồm các biện pháp như kiểm soát chất lượng nước, sử dụng hệ thống lọc và xử lý nước để loại bỏ chất ô nhiễm, và quản lý thức ăn để tránh dư thừa gây ô nhiễm. Đặc biệt, việc duy trì nồng độ oxy hòa tan ở mức tối ưu và theo dõi định kỳ các chỉ số môi trường như pH và nhiệt độ là rất quan trọng. Một môi trường không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và làm giảm chất lượng của sản phẩm thu hoạch.” (Nguồn: Nguyễn Thị Lan. (2022). Xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật) a) Xử lý môi trường nuôi thủy sản quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường năng suất. b) Kiểm soát chất lượng nước và sử dụng hệ thống lọc là những biện pháp quan trọng trong xử lý môi trường nuôi thủy sản. c) Việc duy trì nồng độ oxy hòa tan không cần thiết trong xử lý môi trường nuôi thủy sản.
- d) Sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh có thể xảy ra nếu môi trường nuôi thủy sản được xử lý đúng cách. ……………….. Hết …………….. - Thí sinh không được dùng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT 2025 – HUẾ Môn Công nghệ - nông nghiệp ĐỀ THAM KHẢO PHẦN I (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn A A D B D D D D C B D B Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Chọn C B B B D B A C A C A A PHÀN II Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,10 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A. Đ A. Đ A. S A. Đ B. Đ B. Đ B. S B. Đ
- C. S C. S C. Đ C. S D. S D. S D. Đ D. S

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh 12
43 p |
3111 |
1759
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán - 1
1 p |
2485 |
976
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2010
7 p |
1808 |
162
-
HỆ THỐNG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN TỪ 2001-2012
6 p |
919 |
25
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn toán 2013 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
1 p |
148 |
24
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn toán 2012 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
1 p |
101 |
8
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2020 – Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mã đề 102)
24 p |
90 |
7
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2023 có đáp án - Bộ Giáo dục và Đào tạo
103 p |
25 |
5
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2013 - Bộ GD-ĐT
1 p |
230 |
5
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022 - Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng
4 p |
23 |
4
-
Tổng hợp 41 đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán của Bộ GD&ĐT (2016-2022)
643 p |
21 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2012 - Bộ GD-ĐT
1 p |
132 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2008 lần 2 đề 1 - Bộ GD-ĐT
1 p |
161 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2008 - THPT không phân ban
1 p |
139 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng anh mã đề 641
3 p |
150 |
4
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng anh mã đề 738
4 p |
160 |
3
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2023 - Bộ Giáo dục và Đào tạo
1 p |
10 |
3
-
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Hàn năm 2023 - Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 p |
24 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
