intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 12)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em “Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 12)”. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 12)

  1. SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 MÔN: Công nghệ-nông nghiệp (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh lí của cây trồng? A. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất quang hợp. B. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất hô hấp. C. Nhiệt độ cao làm tăng hiệu suất hô hấp. D. Nhiệt độ cao làm tăng hiệu suất quang hợp. Câu 2. Phần vỏ của phân bón tan chậm có kiểm soát là A. các lớp polymer sinh học với độ dày khác nhau. B. các nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K, Mn, Bo, Cu. C. loại hạt nano dinh dưỡng cây trồng. D. các lớp polymer sinh học với độ dày như nhau. Câu 3. Đâu là biện pháp giúp giảm độ chua đất trồng? A. Biện pháp bón vôi. B. Biện pháp thủy lợi. C. Biện pháp bón phân. D. Biện pháp nông học. Câu 4. Những phân hóa học nào sau đây là phân đa nguyên tố? A. NPK, đạm ure. B. Lân, kali. C. Đạm, lân, kali. D. NPK, NP. Câu 5. Rừng trồng ở nước ta tăng liên tục trong những năm qua phần lớn là rừng A. rừng phòng hộ. B. rừng đặc dụng. C. rừng tái sinh. D. rừng sản xuất. Câu 6. Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam? A. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi. B. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói. C. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay. D. Mèo tam thể, cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng. Câu 7. Khoảng nhiệt độ phù hợp để nuôi cá rô phi vùng nhiệt đới là A. 13-18oC. B. 20-25oC . C. 25-30oC . D. 30-35oC . Câu 8. Ở Việt Nam, địa phương nào có nhiệt độ phù hợp để nuôi cá hồi vân? A. Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang. B. Cao Bằng, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước. C. Sơn La, Yên Bái, Cần Thơ, Cà Mau. D. Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Bình Thuận. Câu 9. Điều kiện nhiệt độ để tôm sinh sản tốt nhất từ A. 15-20 độ C . B. 20-25 độ C . C. 25-28 độ C . D. 28-32 độ C . Câu 10. Khi bị nhiễm bệnh đốm trắng, tỉ lệ tôm chết từ 90 đến 100% sau bao nhiêu ngày nhiễm bệnh? Trang 1/3- Đề minh họa
  2. A. 2 – 5 ngày. B. 3 – 7 ngày. C. 5 – 10 ngày. D. 3 – 10 ngày. Câu 11. Tính đến năm 2022, Việt Nam đã kí hiệp định thương mại tự do FTA với nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên minh châu Âu...Điều này cho thấy triển vọng của thủy sản Việt Nam là phát triển A. nhờ chính sách hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta. B. nhờ lợi thế của điều kiện tự nhiên. C. để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. D. kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc. Câu 12. Phương pháp khai thác thuỷ sản nào sau đây có tính chọn lọc cao nhất? A. Lưới kéo. B. Câu. C. Lưới rê. D. Lưới vây. Câu 13. Ý nào sau đây không phải là xu hướng phát triển của chăn nuôi? A. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, các thành tựu hiện đại vào chăn nuôi. B. Phát triển chăn nuôi truyền thống ở hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ trong các khu dân cư. C. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, quốc gia về từng vùng sinh thái; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăn nuôi. D. Phát triển công nghệ sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mô hình chăn nuôi bền vững? A. Nâng cao đời sống cho nhân dân. B. Đối xử nhân đạo với vật nuôi. C. Đảm bảo an toàn sinh học. D. Đối xử không nhân đạo với vật nuôi. Câu 15. Căn cứ vào nguồn gốc, vật nuôi được chia thành các loại nào sau đây: A. Vật nuôi đẻ trứng, vật nuôi đẻ con. B. Vật nuôi chuyên dụng, vật nuôi kiêm dụng. C. Vật nuôi địa phương, vật nuôi ngoại nhập. D. Vật nuôi làm cảnh, vật nuôi làm xiếc. Câu 16. Đâu không phải là ưu điểm của phương pháp chọn giống hàng loạt? A. Phương pháp chọn lọc đơn giản. B. Dễ thực hiện, ít tốn kém. C. Áp dụng trong thời gian ngắn. D. Hiệu quả chọn lọc cao. Câu 17. Cho các bước tiến hành phương pháp chọn lọc cá thể như sau: (1) Chọn lọc bản thân, vật nuôi sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng và chăm sóc (2) Chọn lọc tổ tiên nhìn vào phả hệ để xem tổ tiên có tốt hay không (3) Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho đời sau Thứ tự đúng là: A. (3) → (2 )→ (1). B. (1)→ (2)→(3). C. (2)→(3)→(1). D. (2)→(1)→ (3). Câu 18. Ý nào sau đây không phải mục đích của nhân giống thuần chủng? A. Nhận được ưu thế lai làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi. B. Tăng số lượng cá thể của giống. C. Bảo tồn quỹ gen vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng. D. Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống. Trang 2/3- Đề minh họa
  3. Câu 19. Anh A là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó; có kiến thức cơ bản về nuôi trồng, phòng và trị bệnh, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; có ý thức tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên. Ý nào sau đây không đúng khi nói về anh A: A. Anh A có sức khỏe tốt, phù hợp với các ngành nghề trong thủy sản. B. Việc anh A có kiến thức cơ bản về nuôi trồng, phòng và trị bệnh, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản không liên quan đến các ngành nghề trong thủy sản. C. Anh A có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là những năng lực phù hợp với các ngành nghề trong thủy sản. D. Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên của anh A là những phẩm chất cần thiết với các ngành nghề trong thủy sản. Câu 20. Nhóm động vật giáp xác trong thủy sản là A. nhóm động vật không xương sống, cơ thể và chân phân đốt, thở bằng mang sống ở nước ngọt, lợ hoặc mặn. B. một nhóm các động vật có xương sống hô hấp bằng mang C. nhóm động vật mà cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ. D. các loài thực vật bậc thấp, đơn bào hoặc đa bào, có loài kích thước nhỏ, có loài kích thước lớn. Câu 21. Trong nuôi thủy sản, giun quế, sinh vật phù du, tảo xanh thuộc nhóm thức ăn nào sau đây? A. Thức ăn hỗn hợp. B. Thức ăn tươi sống. C. Chất bổ sung. D. Nguyên liệu. Câu 22. Công nghệ bảo quản thức ăn thủy sản bằng phương pháp đông khô giúp A. giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng. B. thức ăn khó tan trong nước. C. chi phí sản xuất thấp D. không phù hợp cho tất cả các loại thủy sản. Câu 23. Nhận định nào không đúng về ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thuỷ sản? A. Công nghệ vi sinh và công nghệ enzyme giúp thủy phân các phụ phẩm khó tiêu hóa thành những nguyên liệu thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. B. Ứng dụng sử dụng nấm mốc mycotoxin tăng quá trình oxy hóa. C. Quá trình lên men làm giảm hàm lượng amino, cắt nhỏ protein thành các peptide nên dễ chuyển hóa thức ăn. D. Ứng dụng sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae và lên men cám gạo để dùng làm thức ăn nuôi artemia. Câu 24. Lồng nuôi cá rô phi gồm những thành phần nào chính? A. Khung lồng, lưới lồng và neo. B. Khung lồng, lưới lồng. C. Lưới lồng và neo. D. Lưới lồng, neo và trụ. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a., b., c., d. ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong quá trình nuôi thủy sản, một hộ gia đình đã thực hiện các công việc sau: Trang 3/3- Đề minh họa
  4. a) Khi màu nước ao nuôi thủy sản quá đậm, hay độ trong quá thấp, gia đình đã dùng CuSO4 và chế phẩm sinh vi sinh cho ao. b) Lúc trời nắng gắt, tiến hành thay nước từ 10% đến 20%. c) Thu hoạch cá sau khi mới cho ăn là không hợp lí; nên dừng cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày trước khi thu hoạch. d) Khi chọn giống cá, nên chọn nuôi cá rô phi rằn thay cá rô phi đen năng suất thấp. Câu 2. Khi thảo luận về việc bảo vệ, phát triển rừng và ý nghĩa của việc làm đó, một số người dân tham gia quản lí rừng có các ý kiến sau: a) Phát triển rừng nhăm nâng cao giá trị đa dạng sinh học. b) Việc nghiên cứu kĩ thuật nhân giống và trồng các loại dược liệu quý để cung cấp cho nhu cầu sử dụng của con người là một biện pháp quan trọng để bảo vệ tài nguyên rừng. c) Khai thác rồi lại trồng nên không đáng lo. d) Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố tự nhiên tại khu rừng đặc dụng. Câu 3: Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho chủ rừng là ông A để quản lí, bảo vệ và phát triển rừng. Dưới đây là những nhận định về nhiệm vụ bảo vệ rừng của ông A: a) Có trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy rừng. b) Tăng sản lượng gỗ khai thác hằng năm. c) Trồng thêm cây nông nghiệp dưới tán rừng. d) Có trách nhiệm theo dõi diễn biến rừng, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, hệ sinh thái rừng. Câu 4. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu ưu và nhược điểm của các phương pháp bảo quản thủy sản. Sau đây là tổng hợp một số nhận định của nhóm: a) Phương pháp ướp muối là phương pháp truyền thống và đem lại hiệu quả kinh tế cao. b) Thủy sản được làm khô bằng công nghệ đông khô vừa đảm bảo giữ nguyên mọi thành phần và mùi vị vừa tiết kiệm chi phí bảo quản. c) Bảo quản bằng phương pháp lạnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn thực phẩm bị hư hại do vi sinh vật phân hủy. d) Bảo quản bằng phương pháp lạnh giúp khử trùng và giữ nguyên độ tươi ngon của sản phẩm. Trang 4/3- Đề minh họa
  5. ĐÁP ÁN Phần I Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C A A D A A C A Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 C D A B B D C D Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 D A B A B A C A Phần II Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 a. S Đ Đ Đ b. S Đ S S c. Đ S S Đ d. Đ Đ Đ S BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ MINH HỌA Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP Cấp độ tư duy Năng lực PHẦN I PHẦN II Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Nhận thức công 8 2 2 2 2 3 nghệ Giao tiếp công nghệ 1 1 1 0 0 0 Sử dụng công nghệ 1 2 0 1 1 5 Trang 5/3- Đề minh họa
  6. Đánh giá công nghệ 2 3 1 1 1 0 Thiết kế công nghệ 0 0 0 0 0 0 Tổng 12 8 4 4 4 8 Trang 6/3- Đề minh họa
  7. MA TRẬN ĐẶC TẢ ĐỀ ĐỀ XUẤT ĐỀ MINH HỌA Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Dạn Nhận thức Giao tiếp Sử dụng Đánh giá g Cấp độ tư duy thức Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Dạn Câu 1 a3.1 g Câu 2 a3.1 thức Câu 3 c3.1 1 Câu 4 b3.1 Câu 5 d3.2 Câu 6 b3.1 Câu 7 a3.2 Câu 8 a3.1 Câu 9 d3.1 Câu 10 a3.1 Câu 11 d3.1 Câu 12 d3.1 Câu 13 a3.1 Câu 14 a3.1 Câu15 a3.2 Câu 16 a3.1 Câu 17 c3.1 Câu 18 a3.2 Câu 19 a3.2 Câu 20 b3.1 Trang 7/3- Đề minh họa
  8. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Dạn Nhận thức Giao tiếp Sử dụng Đánh giá g Cấp độ tư duy thức Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Câu 21 a3.1 Câu 22 d3.1 Câu 23 d3.1 Câu 24 c3.1 Tổng 8 2 2 1 1 1 (0) 1 2 0 2 3 1 c3.1 c3.1 Câu 1 c3.2 d3.2 a3.2 a3.2 Câu 2 d3.2 Dạng c3.1 thức a3.1 2 c3.1 Câu 3 c3.2 a3.2 a3.1 c3.2 Câu 4 a3.1 a3.1 Tổng 2 2 3 0 0 0 1 1 5 1 1 0 Trang 8/3- Đề minh họa
  9. Trang 9/3- Đề minh họa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2