intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 19)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo "Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 19)" để rèn luyện và ôn tập các kiến thức đã học. Tài liệu này cung cấp các dạng bài tập đa dạng và đáp án chi tiết, giúp các em nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và chuẩn bị tự tin cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp (có đáp án) năm 2025 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Đề minh họa số 19)

  1. SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – HUẾ ĐỀ MINH HỌA SỐ 19. Môn Công nghệ - nông nghiệp Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên: ................................................. Số báo danh: ………… Mã đề: PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một đáp án. Câu 1. Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của cây? A. Cung cấp nước, dinh dưỡng. B. Giữ cây đứng vững. C. Cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững. D. Cung cấp nguồn lương thực. Câu 2. Giá thể trồng cây hữu cơ tự nhiên gồm những loại nào sau đây? A. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, gốm. B. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa. C. Than bùn, mùn cưa, đá perlite, đất sét. D. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, đất phù sa. Câu 3. Trước khi bón phân hữu cơ, cần phải A. ủ hoai mục. B. trộn vào hạt. C. trộn vào cát. D. tẩm vào rễ. Câu 4. Hình ảnh sau chỉ cách gieo hạt nào? A. Gieo vãi. B. Gieo theo hàng. C. Gieo theo hố. D. Gieo theo hốc. Câu 5. Nhà ông B ở nông thôn có một đàn gà 20 con, em hãy đề xuất một phương thức chăn nuôi để ông B nuôi gà hiệu quả? A. Chăn nuôi công nghiệp. B. Chăn nuôi bán công nghiệp. C. Chăn nuôi thông minh. D. Chăn thả tự do. Câu 6. Trong chăn nuôi, phương pháp lai giống nhằm mục đích nào sau đây? A. Tăng số lượng cá thể của giống. B. Bảo tồn quỹ gen vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trang 1/3 - Mã đề : tham khảo.
  2. C. Nhận được ưu thế lai làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi. D. Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống. Câu 7. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng A. chỉ số dinh dưỡng. B. loại thức ăn. C. thức ăn tinh, thô. D. chất xơ, axit amin. Câu 8. Đâu là một công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi? A. Công nghệ vaccine tái tổ hợp. B. Kĩ thuật triệt phá virus trao đổi gene. C. Kĩ thuật tấn công trực diện virus. D. Công nghệ sử dụng virus angle. Câu 9. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra mục tiêu năm 2030 tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt bao nhiêu phần trăm? A. 45%. B. 50%. C. 80%. D. 100%. Câu 10. Sản xuất lâm nghiệp là ngành sản xuất có chu kỳ dài, quay vòng vốn chậm, để khắc phục tình trạng này, chủ rừng có thể áp dụng các biện pháp nào sau đây? (1) Trồng xen canh cây dược liệu dưới tán rừng. (2) Lựa chọn đối tượng cây rừng phù hợp với thời gian thuê đất rừng. (3) Trồng xen canh cây nông nghiệp, xây dựng mô hình Vườn – Ao – Chuồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế. (4) Có kế hoạch sản xuất phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rừng. Đáp án đúng là A. (1), (2), (4). B. (1), (2) , (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 11. Vì sao tình trạng phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thường tập trung ở phía Đông Bắc và Tây Nguyên ? A. Lâm sản có giá trị kinh tế không cao. B. Để trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. C. Quản lí đất rừng còn lỏng lẻo. D. Khí hậu phù hợp để trồng các cây nông nghiệp, công nghiệp. Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng? A. Cây rừng có tốc độ sinh trưởng còn chậm ở giai đoạn non. B. Cây rừng sinh trưởng mạnh về chiều cao và đường kính ở giai đoạn thành thục. C. Khả năng tích lũy sinh khối luôn được duy trì ổn định qua các giai đoạn của cây rừng. D. Cây rừng ra hoa, kết hạt đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất ở giai đoạn thành thục. Trang 2/3 - Mã đề : tham khảo.
  3. Câu 13. Ở một số khu vực miền núi nước ta, người dân thường khai thác gỗ và sản phẩm khác từ rừng dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng tự nhiên. Cần áp dụng biện pháp nào sau đây để hạn chế thực trạng này? A. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. B. Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng. C. Chặt phá rừng để trồng cây đặc sản. D. Chặt cây rừng làm bãi chăn thả trâu, bò và gia súc khác. Câu 14. Trong khu rừng sản xuất mới trồng, người ta nhận thấy cỏ dại xuất hiện rất nhiều; cây bị thấp bé, còi cọc. Nên áp dụng các biện pháp nào sau đây để chăm sóc rừng? (1). Tỉa cành. (2). Làm cỏ, xới đất và vun gốc. (3). Bón phân thúc (4). Tưới nước. (5). Trồng dặm A. (1), (3), (4). B. (1), (5), (3). C. (1), (2), (5). D. (2), (3), (4). Câu 15. Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để A. bảo vệ đất, chống xói mòn. B. kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp. C. bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng. D. điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh. Câu 16. Rừng trồng ở nước ta tăng liên tục trong những năm qua phần lớn là A. rừng phòng hộ. B. rừng đặc dụng. C. rừng tái sinh. D. rừng sản xuất. Câu 17. Xu thế phát triển của nuôi trồng và khai thác thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới là A. giảm áp lực khai thác thủy sản, tăng sản lượng nuôi trồng. B. giảm áp lực khai thác thủy sản, giảm sản lượng nuôi trồng. C. tăng sản lượng thủy sản khai thác, giảm sản lượng nuôi trồng. D. tăng sản lượng thủy sản khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng. Câu 18. Một hộ gia đình ở vùng đồng bằng Bắc Bộ muốn đầu tư nuôi thuỷ sản nhưng họ chưa biết cách xử lí nước trước khi nuôi. Theo em, họ nên áp dụng các bước theo thứ tự nào sau đây? A. Đưa nước vào - bón vôi - bón phân - thả cá B. Lắng lọc - diệt tạp, khử khuẩn - khử hoá chất - bón phân gây màu C. Bón vôi - bón phân - đưa nước vào - thả cá D. Bón phân gây màu - khử hoá chất - diệt tạp, khử khuẩn - lắng lọc. Trang 3/3 - Mã đề : tham khảo.
  4. Câu 19. Bước nào sau đây có tác dụng xử lí các phụ phẩm khó tiêu hoá thành những nguyên liệu dùng chế biến thức ăn thuỷ sản giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hoá? A. Ép viên. B. Tạo bánh ẩm. C. Xử lí bằng enzyme. D. Sấy khô. Câu 20. Để bảo quản thức ăn hỗn hợp cho thủy sản cần tuân thủ theo nguyên tắc “vào trước, xuất trước”. Nguyên tắc này được hiểu là các loại thức ăn A. đưa vào kho bảo quản trước thì được sử dụng trước. B. đưa vào kho bảo quản trước thì được sử dụng sau. C. đóng trong bao và xếp chồng lên nhau thì sử dụng bao dưới trước bao trên sau. D. đóng trong bao và xếp chồng lên nhau thì sử dụng bao trên trước bao dưới sau. Câu 21. “Về đa dạng sinh học biển, Việt Nam được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú trên thế giới” - (Nguồn: Fistenet.gov.vn). Để có được kết quả trên, cần sử dụng những biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản nào? (1) Các loài thủy sản quý hiếm cần bảo vệ có số lượng cá thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. (2) Hạn chế đánh bắt các vùng xa bờ, mở rộng các vùng khai thác gần bờ, không khai thác trong khu vực cấm. (3) Cần bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì chúng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường. (4) Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản giúp nâng cao nhận thức của ngư dân và học sinh. (5) Việc xả rác thải nhựa vào môi trường nước ít ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản. (6) Thiết lập các khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ các loài thủy sản và môi trường sống của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Đáp án đúng là: A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2) ,(4), (6). C. (1), (3), (4), (6). D. (1), (2) (4), (5). Câu 22. Trong tạo giống thủy sản, áp dụng công nghệ tạo con giống đơn tính nào sau đây sẽ cho ra thế hệ sau 100% là con đực? A. Công nghệ vi phẫu, RNAi. B. Sử dụng hormone sinh sản, RNAi. C. Công nghệ vi phẫu, hormone sinh sản. D. Công nghệ tạo con giống đa bội, RNAi. Câu 23. Thức ăn thủy sản chứa carbohydrate A. giúp cung cấp năng lượng. B. làm tăng lượng chất béo trong cá. Trang 4/3 - Mã đề : tham khảo.
  5. C. phù hợp cho cá lớn. D. không cần thiết cho tôm. Câu 24. Vaccine DNA có ưu điểm gì so với vaccine truyền thống? A. Chi phí sản xuất thấp, thời gian bảo hộ ngắn. B. Tính ổn định cao, không chứa tác nhân gây bệnh C. Thời gian bảo hộ ngắn, không chứa tác nhân gây bệnh D. Chi phí sản xuất cao, tính ổn định cao. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Theo báo cáo của Cục Thủy sản, năm 2023 cả nước có 8.112 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống với tổng sản lượng năm 2023 đạt 322 tỷ con. Trong đó, tôm bố mẹ sản xuất được 10.094 con tôm thẻ chân trắng; 20.000 con tôm sú, bằng 90,1% so với năm ngoái. Cả nước nhập khẩu khoảng 167.000 tôm thẻ bố mẹ, trên 1.000 tôm sú bố mẹ, 130.000 ấu trùng tôm thẻ, 42.000 ấu trùng tôm sú, 22.000 tôm càng xanh bố mẹ, 150.000 ấu trùng tôm càng xanh. Về tôm giống thương phẩm, thống kê trong năm 2023 có 2.141 cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ; sản lượng tôm giống đạt 150 tỷ con. Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 1.926 cơ sở sản xuất giống cá tra, gần 3.000 ha ương dưỡng cá tra giống. Sản lượng giống cá bột đạt 28 tỷ con; cá giống đạt 3,9 tỷ con. (Nguồn; https://thuysanvietnam.com.vn/giong-thuy-san-khong-dung-tung-cho-san-pham-kem-chat- luong/) Dựa trên các số liệu trên, một số nhận định được đưa ra như sau: a) Trong nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản là một trong các yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm nuôi trồng. b) Giống thủy sản chỉ gồm các động vật thủy sản. c) Giống thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải được kiểm duyệt theo quy định của pháp luật. d) Giống thủy sản dùng cho nuôi trồng có thể được tạo ra từ: bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. Câu 2. Tại một chuyến đi tham quan mô hình nuôi cá nước ngọt ở địa phương, một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu ảnh hưởng của nguồn nước và biện pháp quản lý nguồn nước đến môi trường nuôi cá nước ngọt, các thành viên đưa ra các ý kiến thảo luận như sau: a) Nguồn nước là một trong yếu tố đầu tiên và quan trọng của nuôi thủy sản . b) Nguồn nước có độ mặn dưới 1% không ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn của cá. c) Trong trường hợp mưa lớn, mưa nhiều cần rắc vôi trên mặt nước để quản lý độ pH của nguồn nước. Trang 5/3 - Mã đề : tham khảo.
  6. d) Khi có dấu hiệu cá nổi đầu vào đêm và sáng sớm cần dùng quạt nước tạo Oxy cho nguồn nước đảm bảo môi trường nuôi cá. Câu 3. Trong buổi hoạt động ngoại khoá của một nhóm học sinh tại Vườn quốc gia Bạch Mã huyện Phú Lộc, cán bộ quản lí Vườn Quốc gia cho nhóm học sinh thảo luận về chủ đề “nhiệm vụ khai thác tài nguyên rừng bền vững”. Dưới đây là một số ý kiến buổi thảo luận: a) Chỉ được khai thác một số loài động vật rừng. b) Khai thác lâm sản trong mỗi loại rừng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. c) Được khai thác tất cả những cây rừng đã thành thục và có tuổi thọ cao. d) Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với việc khai thác các loài động, thực vật rừng quý, hiếm và các loài được ưu tiên bảo vệ. Câu 4. Ở nội dung bài thuyết trình về ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản, một nhóm học sinh đã đưa ra một số nhận định như sau: a) Các loại thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn cao đã được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh thủy sản. b) Sử dụng probiotics giúp nâng cao khả năng kháng bệnh, tăng cường sức khỏe và giảm stress cho vật nuôi. c) Có thể bổ sung chất kích thích miễn dịch vào thức ăn để điều trị bệnh thủy sản. d) Sử dụng vaccine có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh và có khả năng phòng nhiều bệnh. ……………….. Hết …………….. - Thí sinh không được dùng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT 2025 – HUẾ ĐỀ MINH HỌA SỐ 19. Môn Công nghệ - nông nghiệp ĐỀ THAM KHẢO. PHẦN I (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn C B A D D C A A B A B C Trang 6/3 - Mã đề : tham khảo.
  7. Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Chọ A D C D A B C A C A A B n PHÀN II Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,10 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 a. Đ a. Đ a. S a. Đ b. S b. S b. Đ b. Đ c. Đ c. S c. S c. S d. Đ d. Đ d. Đ d. S BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THAM KHẢO. Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP Cấp độ tư duy Năng lực PHẦN I PHẦN II Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Nhận thức công nghệ Giao tiếp công nghệ Sử dụng công nghệ Đánh giá công nghệ Thiết kế công nghệ Tổng 12 8 4 4 4 8 Trang 7/3 - Mã đề : tham khảo.
  8. MA TRẬN ĐẶC TẢ ĐỀ THAM KHẢO Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP NĂM 2025 Lớp 10: 4 câu từ câu 1 đến câu 4 ( 4 NB) Lớp 11: 4 câu từ câu 5 đến câu 48 (4 NB) Lớp 12: + Lâm nghiệp 8 câu từ câu 9 đến câu 16 (3H,3NB,2VD) + Thuỷ sản 8 câu từ câu 17 đến câu 24 (1NB,5H,2VD) Nhận xét chung. - Không có kiến thức thuộc nội dung chuyên đề. - Kiến thức chủ yếu rơi vào nhận thức công nghệ, chiếm 48%. - Trong đó nhận biết và thông hiểu chiếm 70%; kiến thức vận dụng 30%. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Nhận Dạng Giao tiếp Sử dụng Đánh giá thức thức Chủ đề. Cấp độ tư duy Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Dạng LỚP 10: thức 1 TT Bài 4 a3.1 1.Vai trò câu 1 của đất trồng Bài 6 2.Ý nghĩa c3.1 của giá câu 2 thể trồng cây. Bài 7 3.2 Cách c3.3 sd phân câu 3 hữu cơ. Bài 16 a3.1 Trang 8/3 - Mã đề : tham khảo.
  9. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Nhận Dạng Giao tiếp Sử dụng Đánh giá thức thức Chủ đề. Cấp độ tư duy Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD 2.1 Gieo câu 4 hạt. LỚP 11: CN Bài 4 a3.3 câu -Phương 5 thức chăn nuôi. Bài 7: 1.2 Mục a3.1 đích của câu 6 lai giống. Bài 8: 2.Khái a3.1 niệm về câu 7 tiêu chuẩn ăn. Bài 16 2.CNSH b3.1 sản xuất câu 8 vaccine LỚP 12: Bài 1 2.Triển d3.1 vọng của câu 9 lâm nghiệp Bài 2: d3.3 2.Đặc câu 10 Trang 9/3 - Mã đề : tham khảo.
  10. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Nhận Dạng Giao tiếp Sử dụng Đánh giá thức thức Chủ đề. Cấp độ tư duy Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp. Bài 3: 1.2, 1.3: Phá rừng a3.2 để lấy Câu 11 đất sx cây NN, CN Bài 4: 2.Quy luật sinh a3.2 trưởng Câu 12 và phát triển cây R. Bài 3: 2.Giải pháp khắc d3.2 phục suy câu 13 thoái tài nguyên rừng. Bài 5: c3.2 4.Chăm câu 14 sóc rừng Trang 10/3 - Mã đề : tham khảo.
  11. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Nhận Dạng Giao tiếp Sử dụng Đánh giá thức thức Chủ đề. Cấp độ tư duy Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Bài 1 1.2 Vai trò của a3.1 lâm câu 15 nghiệp đối với MT Bài 2: 1.3 phát a3.1 triển câu 16 rừng. Bài 9: 3, Xu thế PT của a3.2 TS ở VN câu 17 và trên thế giới. Bài 13: 1.1 Xử lý nước c3.3 trước khi câu 18 nuôi trồng TS Bài 13: c3.4 2.1 Ứng câu 19 dụng CNSH xử lý chất thải hữu cơ. Trang 11/3 - Mã đề : tham khảo.
  12. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Nhận Dạng Giao tiếp Sử dụng Đánh giá thức thức Chủ đề. Cấp độ tư duy Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Bài 17: 2.1 Bảo c3.3 quản câu 20 thức ăn hốn hợp. Bài 24: 2. một số biện d3.1 pháp BV câu 21 nguồn lợi TS Bài 14: 2.3 Ứng dụng a3.1 CNSH câu 22 trong tạo giống TS Bài 16: 1.2 Thành phần a3.2 dinh câu 23 dưỡng của thức ăn. Bài 23: d3.1 2.1 câu 24 Vaccine Tổng 8 4 2 1 2 3 Dạng Bài 14: a3.3 Trang 12/3 - Mã đề : tham khảo.
  13. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ Nhận Dạng Giao tiếp Sử dụng Đánh giá thức thức Chủ đề. Cấp độ tư duy Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Vai trò a3.2 của c3.1 giống thuỷ sản d3.2 Bài 11: a3.1 Một số a3.1 chỉ tiêu cơ bản c3.3 của môi trường c3.3 nuôi thuỷ sản Bài 6: a3.1 thức 2 Khai a3.1 thác tài nguyên c3.4 rừng bền d3.2 vững. Bài 23: a3.1 Ứng c3.2 dụng CNSH c3.1 trong phòng, d3.2 trị bệnh thuỷ sản. Tổng 4 3 1 5 3 Tổng cộng 12 7 3 6 2 6 Trang 13/3 - Mã đề : tham khảo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1