intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi trắc nghiệm Sinh 12

Chia sẻ: Van Thien Tuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

121
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh đề thi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích, sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi trắc nghiệm Sinh 12

  1. TRƯỚNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.....................................................Lớp: ………………………… Câu 1: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là: A. Tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. Giảm cạnh tranh cùng loài. C. Phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. D. Hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 2: Mật độ của quần thể là: A. Số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. B. Số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần thể. C. Khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. D. Số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Câu 3: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm: A. Làm tăng mức độ sinh sản. B. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. C. Làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. D. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng. Câu 4: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: A. Tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định. B. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. C. Hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. D. Tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. Câu 5: Nghiên cứu nào không phải là cơ sở cho giả thuyết về loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác? A. Nhiễm sắc thể Y. B. Nhiều bằng chứng hoá thạch. C. ADN ty thể. D. Các nhóm máu. Câu 6: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là: A. Biến động kích thước. B. Biến động di truyền. C. Biến động số lượng. D. Biến động cấu trúc. Câu 7: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì: A. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo. 1
  2. B. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao. C. Tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy. D. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. Câu 8: Dựa vào đâu người ta chia lịch sử phát triển của sinh giới thành các mốc thời gian địa chất? A. Hoá thạch. B. Đặc điểm sinh vật. C. Hoá thạch và các đặc điểm khí hậu, địa chất. D. Đặc điểm khí hậu, địa chất. Câu 9: Tuổi sinh thái là: A. Thời gian sống thực tế của cá thể. B. Tuổi thọ do môi trường quyết định. C. Tuổi bình quần của quần thể. D. Tuổi thọ tối đa của loài. Câu 10: Khoảng thuận lợi là: A. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật. B. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật. C. Khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. Khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được. Câu 11: Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Không khí. Câu 12: Ăn thịt đồng loại xảy ra do: A. Tập tính của loài. B. Quá thiếu thức ăn. C. Mật độ của quần thể tăng. D. Con non không được bố mẹ chăm sóc. Câu 13: Giới hạn sinh thái gồm có: A. Giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận. B. Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. C. Giới hạn dưới, giới hạn trên. D. Giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng. Câu 14: Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là: A. Nhiệt độ. B. Gió. C. Ánh sáng. D. Độ ẩm. Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là: A. Cấu tạo tay và chân. B. Cấu tạo của bộ răng. C. Cấu tạo của bộ xương. D. Cấu tạo và kích thước của bộ não. Câu 16: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: A. Giảm dần đều. B. Tăng dần đều. C. Đường cong chữ J. D. Đường cong chữ S. Câu 17: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. Biến động không theo chu kì. B. Biến động theo mùa. C. Biến động nhiều năm. D. Biến động tuần trăng. Câu 18: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng? 2
  3. A. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người. B. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người. C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người. D. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh. Câu 19: Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh: A. Tỉ lệ giới tính. B. Tuổi thọ quần thể. C. Tỉ lệ phân hoá. D. Tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi. Câu 20: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Hiện tượng tự tỉa thưa. D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Câu 21: Quan hệ cạnh tranh là: A. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái. B. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng. C. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối. D. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể. Câu 22: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ: A. Cộng sinh. B. Hỗ trợ cùng loài. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Hỗ trợ khác loài. Câu 23: Giới hạn sinh thái là: A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. Câu 24: Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống? A. Prôtêin-axitnuclêic. B. Prôtêin-saccarit. C. Prôtêin-Prôtêin. D. Prôtêin-saccarit-axitnuclêic. Câu 25: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp: A. Các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học. B. Các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học. C. Các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học. D. Các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học. Câu 26: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là : A. Hình thành chất hữu cơ phức tạp. B. Hình thành sinh vật đa bào. 3
  4. C. Hình thành các tế bào sơ khai. D. Hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 27: Số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là: A. Kích thước bất ổn. B. Kích thước phát tán. C. Kích thước tối đa. D. Kích thước tối thiểu. Câu 28: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học. B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học. C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học. D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học. Câu 29: Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì: A. Tỉ lệ tử vong 2 giới không đều. B. Do nhiệt độ môi trường. C. Do tập tính đa thê. D. Phân hoá kiểu sinh sống. Câu 30: Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là: A. Mức sinh sản. B. Sự nhập cư. C. Sự xuất cư. D. Mức tử vong. Câu 31: Ý nghĩa của hoá thạch là: A. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. B. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. D. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 32: Kích thước của một quần thể không phải là: A. Tổng số cá thể của nó. B. Tổng sinh khối của nó. C. Năng lượng tích luỹ trong nó. D. Kích thước nơi nó sống. Câu 33: Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? A. Gôrilia. B. Đười ươi. C. Vượn. D. Tinh tinh. Câu 34: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là: A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. Câu 35: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Đàn cá rô trong ao. B. Cây cỏ ven bờ. C. Cây trong vườn. D. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. Câu 36: Trôi dạt lục địa là hiện tượng: A. Di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại. B. Liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea. C. Di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy. D. Tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật. 4
  5. Câu 37: Yếu tố quan trong nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: A. Sức sinh sản. B. Các yếu tố không phụ thuộc mật độ. C. Sức tăng trưởng của quần thể. D. Nguồn thức ăn từ môi trường. Câu 38: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ…). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật? A. Kẻ thù. B. Nhiệt độ. C. Thức ăn. D. Ánh sáng. Câu 39: Quá trình làm cho ADN ngày càng phức tạp và đa dạng so với nguyên mẫu được gọi là: A. Quá trình biến dị tổ hợp. B. Quá trình đột biến trong sinh sản. C. Quá trình biến đổi thông tin di truyề. D. Quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Câu 40: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật: A. Phát triển thuận lợi nhất. B. Có sức sống trung bình. C. Có sức sống giảm dần. D. Chết hàng loạt. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- 5
  6. PHIẾU ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM MÔN sinh 12 Mã đề: 132 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D 6
  7. ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Sinh 12 - Chương 3,4,5 - Phần di truyền học Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 128 Học sinh chọn phương án đúng nhất bằng cách bôi đen vào ô chọn ở phiếu trả lời: Câu 1: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở TV, do nó có khả năng: A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho NST không thể phân li. B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ. C. tăng cường sự trao đổi chất ở TB. D. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển. Câu 2: Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng? A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Trang 1/14 - Mã đề thi 128
  8. B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ C. Thể hiện tính đa hình. D. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm qua các thế hệ. Câu 3: Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ bị bệnh, lấy chồng không bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ sinh con trai đầu lòng bị bệnh máu khó đông là: A. 12.5% B. 25% C. 50% D. 0% Câu 4: Ung thư là loại bệnh được hiểu đầy đủ là: A. Sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại TB cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. B. Sự tăng sinh có giới hạn của một số loại TB cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. C. Sự tăng sinh có giới hạn của một số loại TB cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u. Trang 2/14 - Mã đề thi 128
  9. D. Sự tăng sinh không kiểm soát của một số loại TB cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u. Câu 5: Điều nào không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật? A. Cho dung hợp trực tiếp các TB trong môi trường đặc biệt. B. Loại bỏ thành TB. C. Nuôi cấy các TB lai trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài. D. Cho dung hợp TB trần nuôi trong môi trường đặc biệt, Câu 6: Vì sao phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với VSV? A. Vì VSV có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ phân lập được các dòng đột biến. B. Vì VSV dễ dàng đối với việc xử lí các tác nhân gây đột biến. C. Vì việc xử lí các VSV không tốn nhiều công sức và thời gian. D. Vì VSV rất mẫn cảm với tác nhân gây đột biến. Câu 7: Phương pháp gây đột biến nhân tạo ít có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào? Trang 3/14 - Mã đề thi 128
  10. A. Thực vật. B. Nấm. C. Vi sinh vật. D. Động vật. Câu 8: Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống VSV? A. Lai khác thứ. B. Lai khác dòng. C. Lai giữa các loài đã thuần hoá và loài hoang dại. D. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí – hoá học. Câu 9: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen 100% Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là: A. (1/2)5 B. [1- (1/2) 5 ] : 2 C. 1 - (1/2)5 D. (1/4)5 Câu 10: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích: A. xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính. B. phát hiện biến dị tổ hợp. C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng. D. để dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. Trang 4/14 - Mã đề thi 128
  11. Câu 11: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần? A. thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. B. tạo ưu thế lai. C. tạo ra dòng thuần. D. hiện tượng thoái hoá. Câu 12: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng M quy định phân biệt màu rõ. NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình, bố mẹ đều phân biệt màu rõ, có con trai bị bệnh bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là: A. XMXM x XmY B. XMXm x XMY C. XMXm x XmY D. XmXm x XmY Câu 13: Điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ung thư? A. Do biến đổi di truyền ngẫu nhiên. B. Do các vi khuẩn gây ung thư. C. Do tiếp xúc với các tác nhân gây đột biến (vật lí, hoá học) D. Do các vi rut gây ung thư Câu 14: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là: Trang 5/14 - Mã đề thi 128
  12. A. A = 0,3 ; a = 0,7 B. A = 0,8 ; a = 0,2 C. A = 0,4 ; a = 0,6 D. A = 0,2 ; a = 0,8 Câu 15: Điều nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến? A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến B. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. C. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến. D. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu. Câu 16: Phát biểu nào sau đây về ưu thế lai là sai? A. Khi cho cơ thể lai có ưu thế lai cao tự thụ phấn thì ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ. B. Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, năng suất vượt trội so với bố mẹ. C. Dùng giống lai đang thể hiện ưu thế lai để nhân giống tạo giống mới có năng suất cao. D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, dùng con lai F1 để thu sản phẩm. Câu 17: Ưu thế chính của của lai TB so với lai hữu tính là: A. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn. Trang 6/14 - Mã đề thi 128
  13. B. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa. C. lai tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng rất xa nhau trong bậc thang phân loại. D. hạn chế được hiện tượng thoái hoá. Câu 18: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có đột biến, CLTN không đáng kể. Có 2 alen A và a, tần số tương đối của alen A = 0.2, cấu trúc di truyền của quần thể này là: A. 0.25AA : 0.50Aa : 0.25aa B. 0.04AA : 0.32Aa : 0.64aa C. 0.32AA : 0.64Aa : 0.04aa D. 0.64 AA : 0.32Aa : 0.04aa Câu 19: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây trồng mới? A. Tạo ưu thế lai. B. Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn. C. Lai giữa loài cây trồng và loài cây dại. D. Phương pháp lai hữu tính kết hợp với đột biến thực nghiệm. Câu 20: Ý nào sau đây không đúng với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật? A. Để cải tạo giống và tạo giống mới Trang 7/14 - Mã đề thi 128
  14. B. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.. C. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các TB động vật đã được chuyển gen người. D. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Câu 21: Trong lai TB, người ta nuôi cấy 2 dòng TB nào? A. sinh dưỡng khác loài. B. sinh dục khác loài. C. xôma và sinh dục khác loài. D. sinh dưỡng và sinh dục khác loài. Câu 22: Điều kiện quan trọng nhất để định luật Hecđi – Vanbec nghiệm đúng là: A. quần thể giao phối ngẫu nhiên. B. quần thể có số lượng cá thể lớn. C. không có đột biến. D. không có chọn lọc. Câu 23: Cho biết chứng bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường quy định. Bố có KG dị hợp, mẹ bị bệnh thì xác suất con sinh ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ: A. 25%. B. 0% C. 75%. D. 50%. Trang 8/14 - Mã đề thi 128
  15. Câu 24: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0.1AA + 0.8Aa + 0.1aa = 1. Sau 3 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào? A. 0.30AA + 0.40Aa + 0.30aa = 1 B. 0.45AA + 0.10Aa + 0.45aa = 1 C. 0.20AA + 0.60Aa + 0.20aa = 1 D. 0.64AA + 0.32Aa + 0.04aa = 1 Câu 25: Người mang bệnh phêninkêtô niệu biểu hiện: A. mù màu. B. máu khó đông. C. tiểu đường. D. mất trí. Câu 26: Ở bò, ở trạng thái cân bằng di truyền, lông đen > lông vàng. Trong 1 đàn bò, lông đen chiếm 64%, lông vàng chiếm 36%. Tỉ lệ bò đen đồng hợp trong quần thể là: A. 36% B. 48% C. 64% D. 16% Câu 27: Trong kỹ thuật chuyển gen, đối tượng thường được sử dụng làm TB nhận là: A. tế bào vi khuẩn. B. tế bào động vật. C. tế bào thực vật. D. tế bào người. Câu 28: Ý nghĩa không phải của định luật Hacdi- Vanbec là: Trang 9/14 - Mã đề thi 128
  16. A. giải thích ở tự nhiên có quần thể ổn định lâu dài. B. phản ánh trạng thái động ở quần thể, cơ sở tiến hoá. C. từ tần số alen đã biết, dự đoán được tỉ lệ kiểu gen. D. từ tỉ lệ kiểu hình suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số alen. Câu 29: Cấu trúc di truyền của 1 quần thể tự phối qua các thế hệ sẽ thay đổi theo xu hướng: A. tần số đồng hợp tăng dần, còn dị hợp giảm. B. tần số alen trội ngày càng giảm, alen lặn tăng. C. tần số alen lặn ngày càng giảm, alen trội tăng. D. tần số dị hợp tăng dần, còn đồng hợp giảm. Câu 30: Trong tạo giống thực vật, cơ sở di truyền của phương pháp nuôi cấy hạt phấn (noãn) chưa thụ tinh là: A. tạo thể song nhị bội. B. dung hợp tế bào sinh dưỡng trần. C. chọn dòng thuần đơn bội. D. chọn dòng thuần lưỡng bội. Câu 31: Định luật Hacđi- Vanbec phản ánh điều gì? A. Sự không ổn định các alen trong quần thể B. Sự cân bằng di truyền trong quần thể . Trang 10/14 - Mã đề thi 128
  17. C. Sự biến động các tần số alen trong quần thể. D. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể Câu 32: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh di truyền phân tử ở người? A. Các bệnh về hêmôglôbin (Hb). B. Ung thu máu. C. Các bệnh về các yếu tố đông máu. D. Các bệnh về prôtêin huyết thanh. Câu 33: Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là: A. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc. B. tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp. C. tạo ra các SV chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn. D. hạn chế tác động của các tác nhân gây đột biến. Câu 34: Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp Aa. Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là : A. 75% ; 25% B. 50% ; 25% C. 0,5% ; 0,5% D. 0,75% ; 0,25% Trang 11/14 - Mã đề thi 128
  18. Câu 35: Ý nào không đúng đối với vai trò nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng? A. Bảo tồn một số gen TV quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. B. Tạo ra giống mới. C. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. D. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống. Câu 36: Phương pháp cấy mô và TB dựa trên cơ sở tế bào học là: A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong giảm phân. B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong trực phân. C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân. D. sự nhân đôi và phân li không đồng đều của NST trong nguyên phân. Câu 37: Tác nhân gây đột biến nào sau đây để tạo thể đa bội? A. Sốc nhiệt. B. Tia tử ngoại. C. Các loại tia phóng xạ. D. Cônsixin Trang 12/14 - Mã đề thi 128
  19. Câu 38: Trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn ngắn là: A. Rectrictaza B. Ligaza C. ARN pôlimeraza. D. ADN pôlimeraza Câu 39: Quần thể có thành phần kiểu gen chưa cân bằng là: A. 0,25AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1 B. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1 C. 0,01AA + 0,90Aa + 0,09 aa = 1 D. 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04 aa = 1 Câu 40: Trong kỹ thuật tạo dòng ADN tái tổ hợp, thao tác được thực hiện theo trình tự sau: A. Đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận  Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp  Tách ADN  Phân lập dòng ADN tái tổ hợp. B. Tách ADN  Đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận  Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp  Phân lập dòng ADN tái tổ hợp. C. Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp  Tách ADN  Đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận  Phân lập dòng ADN tái tổ hợp. Trang 13/14 - Mã đề thi 128
  20. D. Tách ADN  Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp  Đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận  Phân lập dòng ADN tái tổ hợp. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 ĐA A C C A A A D D C D B B B C D C C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 ĐA A A D B D D A B A C B B C B B C D Trang 14/14 - Mã đề thi 128
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2