intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn năm 2009-2010 - Sở GD&ĐT Gia Lai

Chia sẻ: Quang Huy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

121
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn năm 2009-2010 là tài liệu hay có kèm đáp án giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập và nắm bắt nội dung trọng tâm của bài thi. Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn năm 2009-2010 - Sở GD&ĐT Gia Lai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN GIA LAI NĂM HỌC 2009 – 2010 ­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi:  Ngữ văn (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1 (1,0 điểm) Phân tích phép tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ sau: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam   Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.                       (Viễn Phương ­ “Viếng lăng Bác”) Câu 2 (1,0  điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) trình bày cách hiểu của em về hai  dòng thơ cuối bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”. Câu 3 (3,0  điểm) Suy nghĩ của em về tinh thần tự học. Câu 4 (5,0  điểm) Từ  một truyện dân gian, bằng tài năng và sự  cảm thương đối với số  phận  oan nghiệt của người phụ  nữ Việt Nam dưới chế độ  phong kiến, Nguyễn Dữ  đã   viết thành “Chuyện người con gái Nam Xương”. a. (2,0  điểm) Truyện có chi tiết cái “bóng”. Theo em, chi tiết này có ý nghĩa gì trong nghệ  thuật kể chuyện. b. (3,0  điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm. ­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­ Họ và tên thí sinh: ........................................; SBD .........................; Phòng thi: ......... Chữ kí giám thị 1: .........................................; Chữ kí giám thị 2: ................................                                                                                                                       
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN GIA LAI NĂM HỌC 2009 – 2010 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN (Chuyên) (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Câu 1 (1,0 điểm) ­ Phép tu từ ẩn dụ được thể hiện qua: + Hình ảnh “Hµng tre”. (0,25 đ) + Hình ảnh “Bão táp mưa sa”. (0,25 đ) ­ Phân tích: + “Hàng tre” là biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, bất khuất, kiên cường.   (0,25 đ) + “Bão táp mưa sa” chỉ những trở ngại, khó khăn mà dân tộc ta phải đối mặt. (0,25  đ) Câu 2 (1,0  điểm) ­ Yêu cầu về hình thức: đảm bảo những yêu cầu cơ bản của một đoạn văn. (0,25 đ) ­ Yêu cầu về nội dung: trong ®o¹n v¨n cÇn tr×nh bµy ®îc c¸c ý :   + Sang thu,  sÊm giảm dần, không còn bất ngờ  trên những hàng cây “đứng tuổi”.  (0,25 đ)  + Từ  sự quan sát thiên nhiên, nhà thơ gởi gắm suy ngẫm của mình về  cuộc đời và   con người: khi đã từng trải, con người vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của  ngoại cảnh, của cuộc đời. (0,5 đ) Câu 3 (3,0  điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: ­ Xác định đúng kiểu bài: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. ­ Bài viết có bố  cục rõ ràng, luận điểm chính xác, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt   chẽ, lời văn lưu loát. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: ­ Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,25 đ) ­  “Tự  học” là sự  chủ  động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình  thành kỹ năng cho mình. (0,5 đ) ­ Quá trình tự học có phạm vi khá rộng và diễn ra dưới nhiều hình thức: khi nghe  giảng, đọc sách hay làm bài tập,... cần chủ  động tiếp nhận tri thức, tích cực suy nghĩ,   sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. (0,75 đ) ­ Tự học có nhiều tác dụng: nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách   năng động, sáng tạo; không  ỷ  lại, không phụ  thuộc vào người khác. Từ  đó, giúp hoàn                                                                                                                     
  3. thiện bản thân, đem lại những thành công trong cuộc sống (dẫn chứng: Nguyễn Hiền,   Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Macxim Gorki ...). (1,0 đ) ­ Phê phán cách học thụ động; cần phải xây dựng tinh thần tự học. (0,5 đ) ᄋ  Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến   thức. Câu 4 (5,0  điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng:       ­ Đây là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện, cụ thể:  + Một chi tiết nghệ thuật trong truyện. + Một khía cạnh nội dung tư tưởng của tác phẩm.  ­ Bài viết có bố cục rõ ràng, luận điểm chính xác, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt   chẽ, lời văn lưu loát. ­ Biết kết hợp nghị luận với biểu cảm.  2. Yêu cầu về kiến thức:  a. (2,0  điểm) Đảm bảo nội dung sau: ­ C¸i “bãng ” cã ý nghĩa đặc biệt trong nghệ  thuật kể chuyện, tạo nên cách thắt  nút, mở nút hết sức bất ngờ. (0,25 đ) ­ Có ý nghĩa thắt nút: chuyện gay cấn bắt đầu từ  chi tiết Trương Sinh nghe con   nhỏ nói: “thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản   ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Lời nói ngây thơ  đó đã làm nảy sinh  sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng   để Trương Sinh “mắng nhiếc”, đánh đuổi Vũ Nương đi, khiến nàng phải tìm đến cái chết  đầy oan ức. (0,75 đ) ­ Có ý nghĩa mở nút: nỗi oan của Vũ Nương được hoá giải hết sức bất ngờ qua chi   tiết: đứa con “chỉ  bóng chàng  ở  trên vách” nói “Cha Đản lại đến kia kìa! ”. Bấy giờ,   chàng Trương mới “tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ”. (0,75 đ) ­ Chính cách thắt, mở nút bằng chi tiết cái “bóng” đã cho thấy tài năng của tác giả  trong nghệ thuật dựng truyện. (0,25 đ) b. (3,0 điểm) Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên phải làm rõ được các ý sau: ­ Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,25 đ) ­ Tr©n träng, ca ngîi vÎ ®Ñp cña người phụ nữ Việt Nam như Vũ Nương. (0,75 đ) - Bênh vực và bày tỏ  niềm cảm thương sâu sắc với những người phụ  nữ  có số  phận bất hạnh. (1.0 đ) ­ Lên án, tố cáo các thế lực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.  (0,75 đ) ­ Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. (0,25 đ)                                                                                                                    
  4. ᄋ  Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến   thức. ­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­                                                                                                                                                
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2