Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Gia Trung, Gia Viễn
lượt xem 0
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Gia Trung, Gia Viễn” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Gia Trung, Gia Viễn
- PHÒNG GD&ĐT GIA VIỄN ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT TRƯỜNG THCS GIA TRUNG MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Năm học 2025 – 2026 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Bài thi gồm 50 câu trắc nghiệm , mỗi câu 0,2 đ) I. MA TRẬN . Số câu hỏi Tổng số câu Chủ đề- Mạch Nội dung nội dung Nhận Th Vận biết. hiểu dụng. Năng lượng-Cơ học 3 1 1 5 Ánh sáng 3 1 4 Điện 2 2 1 5 Vật lí Điện từ học 2 1 3 Năng lượng với cuộc sống 2 1 3 Cộng 12 6 2 20 Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa kim 4 3 7 loại và phi kim Hợp chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn 3 1 1 5 nhiên liệu Hóa học Ethylic alcohol. Acetic acid 3 1 1 5 Lipid và protein 1 1 2 Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất 1 1 Cộng 12 6 2 20 Di truyền học Mendel: 1 1 2 Từ gene đến protein 2 1 3 Sinh Nhiễm sắc thể và di truyền nhiễm sắc 1 1 2 học thể: Di truyền học người 1 1 2 Tiến hóa 1 1 Cộng 6 3 1 10 Tổng 30 15 5 50
- II. BẢN ĐẶC TẢ Yêu cầu cần Số câu đạt NỘI DUNG NB T VD H - Viết được biểu thức tính động năng của vật 3 1 1 - Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất. -Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. - Vận dụng công thức tính thế năng để xác định các đại lượng còn lại trong công thức khi đã biết trước 2 đại lượng. 1.Năng lượng - Tính được công và công suất trong một số trường cơ học hợp đơn giản: + Vận dụng được công thức để giải được các bài tập tìm một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. + Vận dụng được công thức để giải được các bài tập tìm một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. - Vận dụng, tổng hợp kiến thức “Công và công suất”, đề xuất các phương án gải quyết các vấn đề trong cuộc sống: Khi đưa một vật lên cao, khi kéo 1 vật nặng… 2. Ánh sáng - Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. 3 1 - Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. - Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính. - Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Nhận biết được thấu kính phân kì. - Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
- - Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. - Giải thích được đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp. - Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. - Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức tính 2 2 1 điện trở của một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất); công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song. - Nêu được điện trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch. 3. Điện - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. - Viết được công thức định luật Ohm: I=U/R; Nêu ý nghĩa và đơn vị các đại lượng trong công thức. - Biết được trong đoạn mạch có các yếu tố nối tiếp: - Biết được trong đoạn mạch có các yếu tố song song: - Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn - Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song trong một số trường hợp đơn giản. - Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song, trong một số trường hợp đơn giản. - Biết rằng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện 2 1 của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. - Nêu được khái niệm của dòng điện xoay chiều. 4. Điện từ - Nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (dòng điện luân phiên đổi chiều) - Vận dụng nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều để chế tạo được máy phát điện mini, vận hành và giải thích nguyên tắt hoạt động của nó.
- - Nhận biết được các dạng năng lượng trên Trái đất. 2 1 Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch. 5. Năng Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số lượng với dạng năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời, năng cuộc sống lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông). - Mô tả vòng năng lượng trên Trái Đất để rút ra được: năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời. Nêu được tính chất vật lí của kim loại. 4 3 – Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hoá học của chúng. – Nêu được khái niệm hợp kim. Kim loại. Sự – Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một khác nhau cơ số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại. bản giữa kim Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim loại và phi thiết thực trong cuộc sống (than, lưu huỳnh, khí kim chlorine…). Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại: Khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng; khả năng tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base. – Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu 3 1 1 cơ. – Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức Hợp chất cấu tạo và ý nghĩa của nó; đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ. hữu cơ. Hydrocarbon – Trình bày được sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ và nguồn gồm hydrocarbon (hiđrocacbon) và dẫn xuất của nhiên liệu hydrocarbon. Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo công thức phân tử. Ethylic - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của độ cồn. 3 1 1 Alcolhol và - Nêu được ứng dụng của ethylic alcohol (dung môi, Acetic acid nhiên liệu,…). - Trình bày được tác hại của việc lạm dụng rượu bia. - Nêu được khái niệm ester và phản ứng ester hoá. - Trình bày được ứng dụng của acetic acid (làm nguyên liệu, làm giấm). - Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của acetic acid: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. - Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của ethylic alcohol.
- - Trình bày được tính chất hoá học của ethylic alcohol: phản ứng cháy, phản ứng với natri. Viết được các phương trình hoá học xảy ra. - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng cháy, phản ứng với natri của ethylic alcohol, nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hoá học cơ bản của ethylic alcohol. Lipid. - Nêu được khái niệm lipid, khái niệm chất béo, trạng 1 1 Carbohydrate thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn . Protein. giản là (R-COO)3C3H5, đặc điểm cấu tạo. - Trình bày được tính chất vật lí của chất béo (trạng thái, tính tan). - Nêu được vai trò của lipid tham gia vào cấu tạo tế bào và tích lũy năng lượng trong cơ thể. - Trình bày được ứng dụng của chất béo. - Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose. - Trình bày được vai trò của protein đối với cơ thể con người. - Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan). - Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả. - Trình bày được ứng dụng của polyethylene. - Trình bày được tính chất hoá học (phản ứng xà phòng hoá), viết được phương trình hoá học xảy ra. - Trình bày được tính chất hoá học của glucose (phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men rượu), của saccharose (phản ứng thuỷ phân có xúc tác axit hoặc enzyme), viết được các phương trình hoá học xảy ra dưới dạng công thức phân tử. - Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) phản ứng tráng bạc của glucose. - Nhận biết được các loại thực phẩm giàu saccharose và hoa quả giàu glucose. - Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí saccharose. Khai thác tài - Nêu được hàm lượng các nguyên tố hoá học chủ yếu 1 nguyên từ trong vỏ Trái Đất. vỏ trái đất - Nêu được một số ứng dụng quan trọng của silicon (silic) và hợp chất của silicon. - Trình bày được sơ lược ngành công nghiệp silicate. - Nêu được khái niệm nhiên liệu hoá thạch.
- - Nêu được một số giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch. - Nêu được khí carbon dioxide và methane là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu. Di truyền học – Nêu khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc Mendel thể thường. – Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ. – Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơnvị truyền đạt vật chất di truyền 1 1 qua các thế hệ tế bào và cơ thể – Dựa vào sơ đồ phép lai trình bày được khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân li độc lập. – Nêu được một số ứng dụng về di truyền liên kết trong thực tiễn. - Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật – Nêu được khái niệm nucleic acid, kể tên được các loại nucleic acid: DNA (Deoxyribonucleic acid) và RNA (Ribonucleic acid). – Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. – Nêu được khái niệm gene. – Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu Từ gene đến trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại 2 1 protein nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung. Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA. – Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,… Vận dụng kiến thức “từ gene đến tính trạng”, giải thích được cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài. Nhiễm sắc thể - Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể. 1 1 - Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh. - Dựa vào hình ảnh (hoặc mô hình, học liệu điện tử) mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể. - Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy
- được ví dụ minh hoạ. - Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể. - Phân biệt được nguyên phân và giảm phân; nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân trong di truyền và mối quan hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính. - Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. - Nêu được một số ví dụ về tính trạng ở người. - Nêu được khái niệm về bệnh và tật di truyền ở người. - Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền như: các chất phóng xạ từ các vụ nổ, thử vũ khí hạt nhân, hoá chất do công nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. - Kể tên được 1 số hội chứng và bệnh di truyền ở người (Down (Đao), Turner (Tơcnơ), câm điếc bẩm Di truyền học sinh, bạch tạng). 1 1 người - Dựa vào ảnh (hoặc học liệu điện tử) kể tên được một số tật di truyền ở người (hở khe môi, hàm; dính ngón tay). - Tìm hiểu được một số bệnh di truyền ở địa phương. - Nêu được vai trò của di truyền học với hôn nhân và trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống. Tiến hóa – Phát biểu được khái niệm tiến hoá. – Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên. – Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo. 1 – Nêu được quan điểm của Lamark về cơ chế tiến hoá – Dựa vào các hình ảnh hoặc sơ đồ, mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên. III.BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY Cấp độ tư Tổng (điểm) duy TT Năng lực Nhận biết Thông Hiểu Vận dụng
- Nhận thức Câu:12,18,19,21,22,23, 1 khoa học 24,26,27,29,35,26, 43, Câu:31,39, 42, 0 3,8 Tự nhiên 45, 46 Câu Tìm hiểu Câu :5,13,23,34, 41, 50 Câu :25,32 30,40 2 thế giới tự 1,6 nhiên Vận dụng Câu :1,2,4,10,11,16, Câu:3,6,7,9,14, Câu kiến thức, 8,17, 3 20,33,37, 48 15,28,38, 47, 4,6 kĩ năng đã 44 học 49 Điểm: 6 3 1 10 Tổng Tỉ lệ (%): 60 30 10 100% PHÒNG GD&ĐT GIA VIỄN ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT TRƯỜNG THCS GIA TRUNG Năm học 2025- 2026 MÔN:KHTN Thời gian làm bài:60 phút (Đề thi gồm 50 câu, 06 trang) (Cho biết khối lượng nguyên tử: C=12; H=1; O=16; Ag=108; Al=27; Cl=35,5) I. Phân môn Vật lý Câu 1: Trong các đơn vị sau đâu là đơn vị đo cơ năng:
- A. Ampe B. Vôn C. Oát D. Jun Câu 2. Trong các công thức sau công thức nào là công thức tính động năng? A. Wd = 1/2mv2 B. Wd = mv2 C. Wd = 1/2mv D. Wd = P.h Câu 3:Cơ năng của một vật được xác định bởi A. tổng nhiệt năng và động năng. B. tổng động năng và thế năng. C. tổng thế năng và nhiệt năng. D. tổng hoá năng và động năng. Câu 4:Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công suất? A. Kg B: W C: J D: V Câu 5: Vào ban ngày, lá cây có màu xanh. Nếu vào ban đêm, chiếu ánh sáng đơn sắc đó từ đèn laser vào lá cây thì ta thấy lá cây có màu A. đỏ B. vàng. C. xanh. D. đen. Câu 6: Khi mà tia tới đi qua quang tâm của một chiếc thấu kính hội tụ cho tia ló? A. Đi qua tiêu điểm và đi qua quang tâm. B. Song song với trục chính và đi qua tiêu điểm. C. Truyền thẳng theo phương của tia tới. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 7: Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính phân kì theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ A. Loe rộng dần ra B. Thu nhỏ dần lại.
- C. Bị thắt lại. D. Trở thành chùm tia song song. Câu 8: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng? A. RAB = R1 + R2 B. IAB = I1 = I2 C. U1/U2 =R2/R1 D. UAB = U1 + U2 Câu 9: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R 1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng? A. I = I1 = I2 B. I = I1 + I2 C. I ≠ I1 = I2 D. I1 ≠ I2 Câu 10: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là: A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. B. Đặt một nam châm vĩnh cửu ở trong lòng cuộn dây. C. Đặt một nam châm mạnh ở gần cuộn dây. D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây lớn. Câu 11: Dòng điện xoay chiều là: A. dòng điện luân phiên đổi chiều. B. dòng điện không đổi. C. dòng điện có chiều từ trái qua phải. D. dòng điện có một chiều cố định. Câu 12: Đâu không phải là năng lượng hóa thạch? A. Dầu hỏa B. Than đá C. Khí thiên nhiên D. Gỗ Câu 13:Nhiên liệu hóa thạch là: A. nguồn nhiên liệu tái tạo. B. đá chứa ít nhất 50% xác đông và thực vật. C. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá. D. nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước. Câu 14:Thế năng của vật ở gần mặt đất được tình theo công thức : A. Wt = 10P.h B. Wt =
- C. Wt = P.h = m.g.h D. Wt = m.h Câu 15 : Pháp tuyến là đường thẳng A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới. B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới. C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. B. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường . Câu 16 : Vật có cơ năng khi A. vật có tính ỳ lớn B. vật có khối lượng lớn C. vật có khả năng sinh công D. vật có đứng yên Câu 17: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài là 10m, dây thứ hai có chiều dài là 30m. Tính điện trở của dây thứ hai. A. 6 Ω B. 4 Ω C. 10 Ω D. 8 Ω Câu 18:Năng lượng nào dưới đây không phải là năng lượng tái tạo? A. Thuỷ điện. B. Điện mặt trời. C. Điện thuỷ triều. D. Nhiệt điện. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Năng lượng từ gió, từ dòng sông là năng lượng tái tạo có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời. B. Hiện nay không thể khai thác năng lượng sóng biển vì chưa có công nghệ phù hợp. C. Than mỏ, khí đốt là nguồn năng lượng tái tạo. D. Năng lượng sinh khối từ thực vật là nguồn năng lượng hoá thạch. Câu 20:Nồi cơm điện, bàn là điện, bình đun nước siêu tốc là những dụng cụ hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện xoay chiều? A.Tác dụng từ. B.Tác dụng nhiệt. C.Tác dụng sinh lý. D.Tác dụng phát sáng. II. Phân môn Hoá học Câu 21. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng? A. Na B. Cu C. Mg. D. Zn
- Câu 22. Cho các kim loại sau: Ag, Al, Mg, Cu, Hg, Fe. Kim loại nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Mg, Al, Cu B. Mg, Ag, Fe C. Mg, Al. Fe D. Fe, Al, Cu Câu 23. Khi nhúng một thanh kim loại kẽm (Zinc) vào dung dịch Copper(II)sulfate CuSO4, có hiện tượng A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch đậm dần. B. Có chất rắn màu đỏ phủ lên bề mặt thanh kẽm, màu xanh của dung dịch nhạt dần. C. Có một chất rắn màu đỏ phủ lên thanh kẽm, dung dịch không đổi màu. D. Có lớp chất rắn màu đỏ phủ lên bề mặt thanh kẽm, màu xanh của dung dịch đậm dần Câu 24. Kim loại nào sau đây có thể đẩy được copper ra khỏi dung dịch muối CuSO 4? A. Pt B. Al. C. Ag. D. Au. Câu 25. Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau? A. Cu B. Al C. Na D. Mg Câu 26. Trong phân tử ethylene giữa hai nguyên tử carbon có A. một liên kết đơn C. hai liên kết đôi
- B. một liên kết đôi D. một liên kết ba. Câu 27: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CH4, C2H6, CO2 C. CH4, C2H2, CO B. C2H2, C2H6O, CaCO3 D. C6H6, CH4, C2H5OH. Câu 28: Chất làm mất màu dung dịch bromine là A. CH4 C. CH2 = CH – CH3 B. CH3 – CH3 D. CH3 – CH2 – CH3 Câu 29 : Đặc điểm nào sau đây là của Alkane?
- A. Chỉ có liên kết đơn C. Có ít nhất một vòng no B. Chỉ có liên kết đôi D. Có ít nhất một liên kết đôi Câu 30: Một hợp chất hữu cơ khi cháy tạo ra sản phẩm là CO 2 và H2O với tỉ lệ số mol 1: 2 thì chất hữu cơ đó là: A. CH4 B. C2H2 C. C6H6 D. C2H4. .Câu 31: Kim loại tác dụng trực tiếp với nước ở nhiệt độ thường A. Fe B. Cu C. Na D. Zn Câu 32: Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì A. than gỗ có tính khử mạnh. B. than gỗ xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất khí có mùi hôi thành chất không mùi. C. than gỗ có khả năng phản ứng với các khí có mùi tạo thành chất không mùi. D. than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi. .Câu 33: Thủy phân CH3COOCH3 trong môi trường KOH thu được: A. CH3COOH và C2H5OH B. CH3COOK và CH3OH C. CH3COOK vàC2H5OH D. CH3COOK và CH4 Câu 34: Trong gas, dùng để đun, nấu thức ăn trong gia đình, người ta thêm một lượng nhỏ khí có công thức hoá học C2H5S có mùi hôi. Mục đích của việc thêm hoá chất này vào gas là nhằm A. Tăng năng suất toả nhiệt của gas. B. Phát hiện nhanh chóng sự cố rò rỉ gas. C. Hạ giá thành sản xuất gas. D. Phòng chống cháy nổ khi sử dụng gas. Câu 35: Công thức chung của chất béo là A. RCOOH C. (RCOO)3C3H5.
- B. C3H5(OH)3 D. RCOONa Câu 36 : Trong 100 ml rượu 45o có chứa A. 45 ml nước và 55 ml rượu nguyên chất. B. 45 mL rượu nguyên chất và 55 ml nước. C. 45 gam rượu nguyên chất và 55 gam nước. D. 45 gam nước và 55 gam rượu nguyên chất. Câu 37: Rượu etylic không thể tác dụng với chất nào sau đây? A. H2 (xúc tác Ni, t0). B. CH3COOH. C. Na. D. K. Câu 38: Acetic acid tác dụng được với nhóm chất nào sau đây A. Na2CO3, CuO, Zn, KOH C. NaHCO3, CaO, Cu, NaOH B. K2CO3, CuO, Ag, KOH D. NaHCO3, CuO, Ag, KOH Câu 39: Ethylic alcohol cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là A. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt. B. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt. C. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt. D. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt. Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH 3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (đkc) là A. 0,61975 lít B. 3,7185 lít C. 1,395 lít D. 2,479 lít III. Phân môn Sinh học Câu 41. Đặc điểm chính nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Mendel? A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt. B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh. C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt. D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt. Câu 42. Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì: A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau. B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ. C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được. D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng. Câu 43. Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kì nào, vì sao? A. Kì giữa, vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
- B. Kì sau, vì lúc này NST phân ly nên quan sát được rõ hơn các kì sau. C. Kì trung gian, vì lúc này ADN đã tự nhân đôi xong. D. Kì trước vì lúc này NST đóng xoắn tối đa. Câu 44. Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 45. Đặc điểm của NST giới tính là A. có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng. B. có 1 đến 2 cặp trong tế bào. C. số cặp trong tế bào thay đổi tùy loại. D. luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng. Câu 46. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là A. XX ở nữ và XY ở nam. B. XX ở nam và XY ở nữ. C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX. D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY. Câu 47.Hội chứng down ở người là dạng đột biến A. đa bội xảy ra trên cặp NST thường. B. dị bội xảy ra trên cặp NST thường. C. dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính. D. đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính Câu 48. Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là: A. 47 chiếc NST. B. 47 cặp NST. C. 45 chiếc NST. D. 45 cặp NST. Câu 49.Bệnh Down có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng A. có 3 NST ở cặp số 12. B. có 1 NST ở cặp số 12. C. có 3 NST ở cặp số 21. D. có 3 NST ở cặp giới tính. Câu 50. Tiến hóa sinh học là: A. Sự thay đổi màu sắc của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian. B. Sự thay đổi các đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
- C. Sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian. D. Sự thay đổi cấu trúc cơ thể của sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian. --------HẾT-------- PHÒNG GD&ĐT GIA VIỄN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS GIA TRUNG ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT Năm 2025-2026 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang) I. ĐÁP ÁN Đáp Đáp Đáp Câu án Câu án Câu án Câu Đáp án 1 D 14 C 27 D 40 D 2 A 15 B 28 C 41 A 3 B 16 C 29 A 42 B 4 B 17 A 30 A 43 A 5 D 18 D 31 C 44 C 6 C 19 A 32 D 45 D
- Đáp Đáp Đáp Câu án Câu án Câu án Câu Đáp án 7 A 20 B 33 B 46 A 8 C 21 B 34 B 47 B 9 B 22 C 35 C 48 A 10 A 23 B 36 B 49 C 11 A 24 A 37 A 50 B 12 D 25 B 38 A 13 D 26 B 39 C THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 4_KHTN_PG2_TS10D_2024_DE_SO_5 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ:07 TRANG. Họ và tên người ra đề thi Họ và tên Phân môn Số ĐT Hà Xuân Sinh Vật lý 0913840020 Trần Thị Khuyên Hoá học 0912319622 Đặng Thị Hạnh Sinh học 0974951363
- Đơn vị công tác: Trường THCS Gia Trung, Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1866 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 285 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 286 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 213 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 157 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 96 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 120 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 146 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 86 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 67 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 153 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn