intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024 có đáp án - Trường THCS Trường Yên, Hoa Lư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024 có đáp án - Trường THCS Trường Yên, Hoa Lư" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024 có đáp án - Trường THCS Trường Yên, Hoa Lư

  1. PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS TRƯỜNG YÊN Năm 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức STT NỘI DUNG Nhận Thông Vận Tổng biết hiểu dụng PHÂN MÔN VẬT LÝ 9 4 2 15 1 Năng lượng cơ học 2 2 4 2 Ánh sáng 3 1 1 5 3 Điện 2 1 1 4 4 Điện từ học 1 1 5 Năng lượng với cuộc sống 1 1 PHÂN MÔN HÓA HỌC 12 6 2 20 Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa kim 1 4 2 6 loại và phi kim Hợp chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn 2 2 2 nhiên liệu 3 Ethylic alcohol. Acetic acid 3 2 2 7 4 Lipid và protein 2 1 3 5 Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất 1 1 2 PHÂN MÔN SINH HỌC 9 5 1 15 1 Di truyền học Mendel 2 1 3 2 Từ genee đến protein 2 2 4 Nhiễm sắc thể và di truyền nhiễm sắc 3 2 1 3 thể 4 Di truyền học người 1 1 2 5 Tiến hóa 2 1 3 CỘNG 50
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI Số Mức Nội dung Yêu cầu cần đạt câu Câu hỏi độ hỏi PHÂN MÔN VẬT LÝ 15 C1-C15 Nhận Khi nào vật có động năng và thế năng 1 C1 biết Năng lượng Thông - Sự chuyển hoá giữa thế năng và động năng. 2 C2,C3 cơ học hiểu - Công thức tính công suất. Vận dụng Nhận - Trình tự màu sắc ánh sáng trắng khi phân tích 3 C5,C7,C8 biết qua lăng kính. - Góc giới hạn phản xạ toàn phần. - Ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Ánh sáng Thông Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ 1 C6 hiểu sang môi trường có chiết suất lớn thì tia khúc xạ sẽ như nào? Vận Tính chất ảnh của 1 vật qua thấu kính hội tụ. 1 C9 dụng Vận dụng tính chiều cao của vật. Nhận - Biểu thức của định luật Ohm. 2 C10,C11 biết - Điện trở trong đoạn mạch nối tiếp. Thông Điện trở tương đương của đoạn mạch song song 1 C12 Điện hiểu Vận Tính năng lượng tiêu thụ của đồ dung điện 1 C13 dụng Nhận - Sự biến thiên từ trường. 2 C14,C15 biết - Tần số của dòng điện xoay chiều ở Việt Nam Thông Điện từ học hiểu Vận dụng Nhận Mục đích của việc sử dụng năng lượng hoá 1 C4 Năng lượng biết thạch. với cuộc Thông sống hiểu Vận dụng
  3. Số Mức Nội dung Yêu cầu cần đạt câu Câu hỏi độ hỏi PHÂN MÔN HÓA HỌC 20 C16-C35 Nhận Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại C16, biết và phi kim - Tính chất chung của kim loại. C17, - Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại. - Giới thiệu về phi kim. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại. C18, * Một số dạng bài tập liên quan: C23, Kim loại. Sự - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan lý thuyết. 8 C27, khác nhau cơ - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bài tập bản giữa kim C28, tính theo PTHH về tính chất hóa học của kim loại và phi C33 kim loại. - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan lý thuyết về một số hiện tượng thực tiễn trong đời sống, C35 hình vẽ thí nghiệm. Mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Thông 4 hiểu Vận dụng Hợp chất Nhận Hợp chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn C19, hữu cơ. biết nhiên liệu Hydrocarbon và nguồn - Giới thiệu về hợp chất hữu cơ. nhiên liệu - Alkane - Alkene - Nguồn nhiên liệu * Một số dạng bài tập liên quan: - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan lý thuyết. - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bài tập
  4. Số Mức Nội dung Yêu cầu cần đạt câu Câu hỏi độ hỏi tính theo PTHH về tính chất hóa học của C32, hydrocarbon. - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan lý thuyết về một số hiện tượng thực tiễn trong đời sống, hình vẽ thí nghiệm. Mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Thông - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bài tập C22, hiểu tính theo PTHH về tính chất hóa học của C24, hydrocarbon. - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan lý thuyết về một số hiện tượng thực tiễn trong đời sống, hình vẽ thí nghiệm. Vận dụng Ethylic Nhận Ethylic alcohol. Acetic acid C21; alcohol. biết C25; Acetic acid - Ethylic alcohol C26; - Acetic acid * Một số dạng bài tập liên quan: - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan lý thuyết. - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bài tập 5 tính theo PTHH về tính chất hóa học của Ethylic alcohol. Acetic acid. - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan lý thuyết về một số hiện tượng thực tiễn trong đời sống, hình vẽ thí nghiệm. Mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Thông Câu hỏi trắc nghiệm khách quan về tính chất của C30; hiểu Ethylic alcohol, cetic acid Vận Câu hỏi trắc nghiệm khách quan định tính và C34
  5. Số Mức Nội dung Yêu cầu cần đạt câu Câu hỏi độ hỏi dụng định lượng về Ethylic alcohol, cetic acid Nhận Lipid và protein C29 biết - Lipit và chất béo. - Glucose và saccharose. - Tinh bột và cellulose. - Protein 1 - Polymer. Lipid và protein * Một số dạng bài tập liên quan: - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan lý thuyết về Glucose và saccharose Mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu. Thông hiểu Vận dụng Khai thác tài Nhận Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất nguyên từ vỏ biết Trái Đất - Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất. - Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate. - Khai thác nhiên liệu hóa thạch. 2 C20 - Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu. * Một số dạng bài tập liên quan: - Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan lý thuyết. Mức độ nhận thức: Nhận biết. Thông Khai thác quặng trong vỏ trái đất, các loại quặng C35 hiểu khai thác trong vỏ trái đất Mức độ nhận thức: Thông hiểu
  6. Số Mức Nội dung Yêu cầu cần đạt câu Câu hỏi độ hỏi Vận dụng PHÂN MÔN SINH HỌC 15 C36-C50 Nhận - Những đặc điểm hình thái , cấu tạo, sinh lí của 2 Câu 36 biết một cơ thể được gọi là. Câu 37 - Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là: Di truyền học Mendel Thông - Ý nghĩa của phép lai phân tích. 1 Câu 38 hiểu Vận dụng Nhận - Chức năng của tARN: 2 Câu 39 biết - Đơn phân cấu tạo của protein là: Câu 40 Thông - Đặc điểm khác biệt của phân tử RNA so với 2 Câu 41 Từ genee hiểu DNA là: đến protein - Cấu trúc nào dưới đây tham gia cấu tạo riboxom? Câu 42 Vận dụng Nhận - Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát 2 Câu 43 biết rõ nhất hình thái NST ở vào kì: - Ở kì giữa 1 của quá trình giảm phân, các NST Nhiễm sắc kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo Câu 44 thể và di ? truyền nhiễm Thông - Từ 1 noãn bào bậc 1 trải qua quá trình giảm 1 Câu 45 sắc thể hiểu phân sẽ tạo ra được: Vận dụng Nhận - Người mắc bệnh Down có bao nhiêu nhiễm sắc 1 Câu 46 biết thể trong bộ nhiễm sắc thể? Di truyền Thông học người hiểu Vận - Xác định sự biểu hiện bệnh ở đời con khi biết 1 Câu 47 dụng đặc điểm di truyền của bệnh và của bố mẹ. Tiến hóa Nhận - Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nguồn 2 Câu 48 biết nguyên liệu quan trọng cho quá trình tiến hóa là: Câu 49 - Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là:
  7. Số Mức Nội dung Yêu cầu cần đạt câu Câu hỏi độ hỏi Thông - Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai 1 Câu 50 hiểu đoạn nào? Vận dụng
  8. BẢNG NĂNG LỰC CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY I. Phân môn Vật lý Cấp độ tư duy NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 2 (0,2 điểm) 1. Năng lượng cơ học Câu 1 (0,2 điểm) Câu 3 (0,2 điểm) Câu 5 (0,2 điểm) 2. Ánh sáng Câu 7 (0,2 điểm) Câu 6 (0,2 điểm) Câu 9 (0,2 điểm) Câu 8 (0,2 điểm) Câu 10 (0,2 điểm) 3. Điện Câu 12 (0,2 điểm) Câu 13 (0,2 điểm) Câu 11 (0,2 điểm) Câu 14 (0,2 điểm) 4. Điện từ Câu 15 (0,2 điểm) 5. Năng lượng với cuộc sống Câu 4 (0,2 điểm) CỘNG 1,8 điểm - 60% 0,8 điểm - 26,7% 0,4 điểm - 13,3% II. Phân môn Hoá học Cấp độ tư duy NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Nhận thức hóa học Câu 16 (0,2 điểm) Câu 28 (0,2 điểm) Câu 17 (0,2 điểm) Câu 32 (0,2 điểm) Câu 18 (0,2 điểm) Câu 19 (0,2 điểm) Câu 20 (0,2 điểm) Câu 23 (0,2 điểm) Câu 24 (0,2 điểm) Câu 25 (0,2 điểm) Câu 26 (0,2 điểm) Câu 27 (0,2 điểm) 2. Tìm hiểu thế giới tự Câu 21 (0,2 điểm) Câu 29 (0,2 điểm) nhiên Câu 22 (0,2 điểm) Câu 30 (0,2 điểm) Câu 31 (0,2 điểm) Câu 33 (0,2 điểm) 3. Vận dụng kiến thức, Câu 34 (0,2 điểm) kĩ năng Câu 35 (0,2 điểm) Tổng (số điểm và % 2,4 điểm – 60% 1,2 điểm – 30% 0,4 điểm – 10% từng cấp độ tư duy) III. Phân môn Sinh học Cấp độ tư duy NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Nhận thức sinh học Câu 36 (0,2 điểm) Câu 37 (0,2 điểm) Câu 39 (0,2 điểm)
  9. Câu 40 (0,2 điểm) Câu 43 (0,2 điểm) Câu 44 (0,2 điểm) Câu 46 (0,2 điểm) Câu 48 (0,2 điểm) Câu 49 (0,2 điểm) Câu 38 (0,2 điểm) Câu 41 (0,2 điểm) 2. Tìm hiểu thế giới sống Câu 42 (0,2 điểm) Câu 45 (0,2 điểm) Câu 50 (0,2 điểm) 3. Vận dụng kiến thức, kĩ Câu 47 năng (0,2 điểm) Tổng (số điểm và % từng cấp 1,8 điểm – 18% 1,0 điểm – 10% 0,2 điểm – 2% độ tư duy) Tổng: Nhận biết: 60%, Thông hiểu: 30%, Vận dụng: 10%
  10. PHÒNG GD & ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS TRƯỜNG YÊN Năm 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 50 câu, trong 05 trang) I. Phân môn Vật lý ( Từ câu 1- 15) Câu 1: Vật nào sau đây có cả động năng và thế năng? A. Một vật đặt trên mặt đất và không chuyển động B. Một chiếc xe đang chạy trên đường C. Một vật treo ở độ cao 5 m so với mặt đất D. Một quả bóng đứng yên trên mặt đất Câu 2: Một viên bi lăn xuống từ đỉnh dốc. Trong quá trình lăn, cơ năng của viên bi thay đổi như thế nào (bỏ qua ma sát)? A. Động năng tăng và thế năng giảm B. Động năng giảm và thế năng tăng C. Cả động năng và thế năng đều không đổi D. Động năng giảm còn thế năng không đổi Câu 3: Một người nâng một thùng hàng có khối lượng 20 kg lên cao 2 m trong 4 giây. Lấy g=10 m/s. Công suất của người đó là bao nhiêu? A. 50 W B. 100 W C. 150 W D. 200 W Câu 4: Trong cuộc sống, năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ được dùng chủ yếu cho mục đích gì? A. Sản xuất thực phẩm B. Sản xuất năng lượng điện C. Làm vật liệu xây dựng D. Chế biến thực phẩm Câu 5: Khi một chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính, nó sẽ tạo ra các dải màu. Thứ tự màu nào sau đây là đúng từ ngoài vào trong? A. Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím B. Tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ C. Đỏ, lục, vàng, tím, cam, lam, chàm D. Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím Câu 6: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ (như không khí) vào môi trường có chiết suất lớn hơn (như thủy tinh), thì tia khúc xạ sẽ: A. Lệch xa pháp tuyến B. Trùng với pháp tuyến C. Lệch gần pháp tuyến D. Không thay đổi Câu 7: Góc giới hạn phản xạ toàn phần là gì? A. Góc tới nhỏ nhất để xảy ra hiện tượng khúc xạ B. Góc tới lớn nhất để tia sáng vẫn có thể khúc xạ C. Góc tới nhỏ nhất để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần D. Góc giữa tia tới và tia phản xạ tại mặt phân cách Câu 8: Khi một vật đặt ngoài tiêu cự của thấu kính hội tụ, ảnh thu được sẽ là ảnh: A. Ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật B. Thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Thật, ngược chiều và có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật D. Ảo, cùng chiều và lớn hơn vật Câu 9: Một vật cao 2 cm được đặt cách một thấu kính hội tụ một khoảng 12 cm, thấu kính có tiêu cự 8 cm. Ảnh của vật qua thấu kính sẽ: A. Là ảnh thật, ngược chiều và cao hơn 2 cm
  11. B. Là ảnh thật, cùng chiều và cao hơn 2 cm C. Là ảnh ảo, ngược chiều và cao hơn 2 cm D. Là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn 2 cm Câu 10: Khi hiệu điện thế tăng lên và điện trở không đổi, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ: A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Bằng không Câu 11: Khi một trong các điện trở trong mạch nối tiếp bị hỏng (có điện trở vô hạn), điều gì xảy ra với dòng điện trong toàn bộ mạch? A. Dòng điện vẫn chạy bình thường B. Dòng điện ngừng lại hoàn toàn C. Dòng điện tăng lên D. Dòng điện giảm đi Câu 12: Một đoạn mạch song song gồm ba điện trở R1=4 Ω, R2=6 Ω và R3=12 Ω. Điện trở tương đương của đoạn mạch này là: A. 2 Ω B. 3 Ω C. 1.5 Ω D. 4 Ω Câu 13: Năng lượng tiêu thụ của một thiết bị điện trong 1 giờ là 1000W. Trong 1 ngày, năng lượng tiêu thụ sẽ là: A. 24 kWh B. 12 kWh C. 48 kWh D. 36 kWh Câu 14: Nếu từ trường thay đổi theo thời gian, điều này sẽ: A. Gây ra dòng điện trong mạch. B. Không ảnh hưởng đến dòng điện. C. Làm cho từ trường giảm đi. D. Chỉ xảy ra ở các mạch hở. Câu 15: Tần số của dòng điện xoay chiều ở Việt Nam thường là: A. 50 Hz B. 60 Hz C. 25 Hz D. 100 Hz II. Phân Môn Hoá học ( từ câu 16- 35) Câu 16 (NB): Dùng đồng để làm cột thu lôi chống sét vì đồng có tính A. dẫn điện. B. dẻo. C. bền. D. ánh kim. Câu 17 (NB): Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường? A. Na. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 18 (NB): Kim loại nào dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại sau ? A. Al. B. Ag. C. Cu. D. Fe. Câu 19 (NB): Thành phần chính trong bình khí biogas là : A. H2. B. CH4. C. C2H4. D. CCl4. Câu 20 (NB): Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide? A. Đốt cháy khí thiên nhiên. B. Sản xuất vôi sống. C. Hô hấp của người và động vật. D. Quang hợp của cây xanh. Câu 21 (NB): Công thức của rượu etylic (ancol etylic) là: A. CH3 COOH B. C3H7OH C.C2H5OH D. CH3OH Câu 22 (NB): Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol 2:1. Vậy công thức của X là:
  12. A. C2H4 B. C2H6 C. C3H8 D. C2H2 Câu 23 (NB): Oxit nào sau đây là oxit axit? A. SO3. B. K2O. C. CuO. D. Fe3O4. Câu 24 (NB): Để nhận biết hai khí methane và ethylene có thể thực hiện theo cách nào sau đây? A. Đốt cháy từng khí và dẫn vào dung dịch nước vôi trong. B. Đem hòa tan chúng vào nước. C. Cho từng khí tác dụng với dung dịch base. D. Sục từng khí vào dung dịch nước bromine. Câu 25 (NB): Acetic acid có thể làm quỳ tím hóa đỏ và tác dụng với kim loại, base là do trong phân tử có chứa: A. nguyên tử O. B. 3 nguyên tố C,H,O. C. nhóm -COOH. D. nhóm –CH3. Câu 26 (NB): Công thức đơn giản nhất của nước và acetic acid lần lượt là: A. C2H5O, CH2O. B. C2H6O, CH2O. C. H2O, C2H4O2. D. CH3O, CH2O.. Câu 27 (TH): Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên: A. Zn B. Fe C. Mg D. Ag Câu 28 (TH): Dãy các bazơ bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước: A. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2 B. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, NaOH C. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH, Mg(OH)2 D. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2 Câu 29 (TH): Sản phẩm của phản ứng nung đường saccharose thành “kẹo đắng” là: A. CO . B. H2O, CO2, saccharose dư C. Than. D. Đường Glucose Câu 30 (TH): Cho sơ đồ sau: CH2 = CH2 + H2O xuù taù X c c X + O2 xuù taù c c Y + H2O X+Y H2SO4 ñaë, to c CH3COOC2H5 + H2O X, Y lần lượt là : A. C2H5OH, CH3COOH. B. C2H5OH, CH3COONa. C. C2H4, C2H5OH. D. C2H6, C2H5OH. Câu 31 (TH): Số công thức cấu tạo mạch hở, có công thức phân tử C3H8O là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  13. Câu 32 (TH): Hidrocacbon A có phân tử khối là 30amu. Công thức phân tử của A là: A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C2H4 Câu 33 (VD): Cho sơ đồ phản ứng sau: X + HCl Y + H2O Y + NaOH  Z + NaCl Z + HCl  Y + H2O Trong sơ đồ trên, X là: A. Fe B. Fe2O3 C. Na2O D. MgSO4 Câu 34 (VD): Một hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5OH có khối lượng 5,3 gam, khi tác dụng hết với Na thu được 1,2395 lít khí (đkc). Khối lượng CH3COOH trong hỗn hợp đầu là: A. 1,8 gam. B. 2,3 gam. C. 3,0 gam. D. 0,3 gam. Câu 35 (VD): Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe 2O3 trong hỗn hợp X lần lượt là: A. 25% và 75% C. 20% và 80% B. 22% và 78 % D. 30% và 70% III. Phân môn Sinh học ( từ câu 36 - 50) Câu 36: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. Tính trạng B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Kiểu hình và kiểu gen Câu 37. Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là: A. Cặp gen tương phản. B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản. C. Hai cặp tính trạng tương phản. D. Cặp tính trạng tương phản. Câu 38: Ý nghĩa của phép lai phân tích: A. Nhằm xác định kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. B. Nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. C. Nhằm xác định kết quả ở thế hệ con. D. Nhằm xác định tính trạng của cá thể mang tính trạng trội. Câu 39: Chức năng của tARN: A. Truyền thông tin về cấu trúc protein đến riboxom. B. Vận chuyển axít amin cho quá trình tổng hợp protein. C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào. D. Tham gia cấu tạo màng tế bào. Câu 40: Đơn phân cấu tạo của protein là: A. Axit nucleic. B. Nucleic C. Axit amin D. Axit photphoric Câu 41: Đặc điểm khác biệt của phân tử RNA so với DNA là: A. Đại phân tử. B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. Chỉ có cấu trúc 1 mạch. D. Được tạo từ 4 loại đơn phân. Câu 42: Cấu trúc nào dưới đây tham gia cấu tạo riboxom? A. mRNA B. tRNA C. rRNA D. AND Câu 43: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì: A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì sau D. Kì giữa
  14. Câu 44: Ở kì giữa 1 của quá trình giảm phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo ? A. 1 hàng. B. 2 hàng. C. 3 hàng. D. 4 hàng. Câu 45: Từ 1 noãn bào bậc 1 trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 1 trứng và 3 thể cực. B. 4 Trứng. C. 3 trứng và 1 thể cực. D. 4 thể cực. Câu 46: Người mắc bệnh Down có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể? A. 45 nhiễm sắc thể. B. 46 nhiễm sắc thể. C. 47 nhiễm sắc thể. D. 48 nhiễm sắc thể. Câu 47: Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng: người chồng mắc bệnh, người vợ không mắc bệnh và không mang gen bệnh. Họ sinh ra hai người con (1 trai, 1 gái). Các con của họ có mắc bệnh máu khó đông hay không? A. Chỉ con gái bị mắc bệnh. B. Cả con trai và con gái đều không mắc bệnh. C. Chỉ con trai bị mắc bệnh. D. Cả con trai và con gái đều mắc bệnh. Câu 48: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tiến hóa là: A. chọn lọc tự nhiên. B. ngoại cảnh. C. biến dị cá thể. D. biến dị di truyền. Câu 49: Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là: A. đặc tính biến dị và thích nghi của sinh vật. B. đặc tính di truyền và thích nghi của sinh vật. C. đặc tính biến dị và sinh sản của sinh vật. D. đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 50: Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn nào? A Tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa tiền sinh học. C. Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa xã hội. ------------Hết----------
  15. PHÒNG GD & ĐT HOA LƯ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS TRƯỜNG YÊN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. ĐÁP ÁN Phần Vật Lí Phần Hóa Học Phần sinh học Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 16 A 36 A 2 A 17 A 37 D 3 B 18 A 38 B 4 B 19 B 39 B 5 A 20 D 40 C 6 C 21 C 41 C 7 C 22 D 42 C 8 C 23 A 43 D 9 A 24 D 44 B 10 A 25 C 45 A 11 B 26 C 46 C 12 A 27 D 47 B 13 A 28 A 48 D 14 A 29 B 49 D 15 A 30 A 50 A 31 D 32 B 33 B 34 C 35 C II. TÓM TẮT LỜI GIẢI I. Phần Vật Lí Câu 1: Đáp án: B. Một chiếc xe đang chạy trên đường (vì vừa có vận tốc, vừa có độ cao so với mặt đường) Câu 2: Đáp án: A. Động năng tăng và thế năng giảm (vì độ cao giảm trong khi vận tốc tăng) Câu 3: Đáp án: B. 100 W (công A= P.h = 10.m.h= 20.10.2 = 400 J. Công suất P = A/t = 400/ 4 = 100 W) Câu 4: Đáp án: B. Sản xuất năng lượng điện (than đá và dầu mỏ thường được đốt cháy để sản xuất điện). Câu 6: Đáp án: C. Lệch gần pháp tuyến (ánh sáng đi từ môi trường chiết suất nhỏ sang chiết suất lớn sẽ lệch về phía pháp tuyến). Câu 10. Vận dụng định luật Ohm Câu 12: Rtđ = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 Câu 13: A = P×t = 1000 W×24 h = 24000 Wh = 24 kWh II. Phần Hóa Học
  16. Câu 16: (NB): Đáp án: A. dẫn điện. (Tính chất vật lý của kim loại) Câu 17: (NB): Đáp án: A. Na. (Tính chất hoá học của kim loại) Câu 18: (NB): Đáp án: A. Al. (Tính chất vật lý của kim loại) Câu 19: (NB): Đáp án:B. CH4. Úng dụng của Hydrcarbon Câu 20: (NB): Đáp án: D. Quang hợp của cây xanh. Câu 21: (NB): Đáp án: C. C2H5OH ( Công thức của rượu etylic (ancol etylic) ) Câu 22: (NB): Đáp án: D. C2H2 Thành phần, tỉ lệ mol, Tính theo CTHH, PTHH Câu 23: (NB): Đáp án: A. SO3. (Khái niệm oxide) Câu 24: Đáp án: D. Sục từng khí vào dung dịch nước bromine. (Tính chất hoá học của ethylene ) Câu 25: (NB): Đáp án: C. nhóm -COOH (Tính chất hoá học của Acetic acid ) Câu 26: (NB): Đáp án: C. H2O, C2H4O2.(Tính chất hoá học của Acetic acid và nước ) Câu 27: (TH): Đáp án: B. Fe (Tính chất hoá học của kim loại ) Câu 28: (TH): Đáp án: A. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2 (Tính chất hoá học của bazơ ) Câu 29: (TH): Đáp án: B. H2O, CO2, saccharose dư (Tính chất hoá học của saccharose ) Câu 30: (TH): Đáp án: A. C2H5OH, CH3COOH. Câu 31: (TH): Đáp án: D. 4. (Tính chất của C3H8O ) Câu 32: (TH): Đáp án: B. C2H6 (Tính chất của Hidrocacbon ) Câu 33: (VD): Đáp án: B. Fe2O3 (Tính chất của oxide kim loại ) Câu 34: (VD): Đáp án: C. 3,0 gam. (Tính theo PTHH, vận dụng kiến thức tổng hợp) Câu 35: (VD) Đáp án: C. 20% và 80%(Tính theo PTHH, vận dụng kiến thức tổng hợp) III. Phần Sinh Học Câu 36: Mức độ nhận biết, đáp án A. Tính trạng Câu 37: Mức độ nhận biết, đáp án D. Cặp tính trạng tương phản. Câu 38. Mức độ thông hiểu, đáp án B. Nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội Câu 39: Mức độ nhận biết, đáp án C. Vận chuyển aa cho quá trình tổng hợp protein Câu 40: Mức độ nhận biết, đáp án C. Axit amin Câu 41: Mức độ thông hiểu, đáp án C. Chỉ có cấu trúc 1 mạch. Câu 42: Mức độ thông hiểu, đáp án C. rRNA Câu 43: Mức độ nhận biết, đáp án D. Kì giữa Câu 44: Mức độ nhận biết, đáp án B. 2 hàng. Câu 45: Mức độ thông hiểu, đáp án A. 1 trứng và 3 thể cực. Trong quá trình phát sinh giao tử cái, các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bậc 1. Noãn bào bậc 1 thực hiện giảm phân, lần phân bào I tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và một tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2, noãn bào bậc 2 thực hiện lần phân bào II tạo ra một tế bào có kích thước khá lớn gọi là trứng và một thể cực thứ 2. Thể cực thứ nhất cũng thực hiện quá trình giảm phân 2 tạo ra 2 thể cực thứ 2. Như vậy kết quả của quá trình tạo giao tử cái là: 1 trứng và 3 thể cực. Câu 46. Mức độ nhận biết, đáp án C. 47 nhiễm sắc thể. Câu 47. Mức độ vận dụng, đáp án B. Cả con trai và con gái đều không mắc bệnh. Kiểu gene của người cha mắc bệnh: XaY. Kiểu gene của người mẹ không mắc bệnh và không mang gene gây bệnh: XAXA Người mẹ không mang gene bệnh (không mang mầm bệnh), nên con trai chỉ nhận nhiễm sắc thể Y từ cha và nhiễm sắc thể X A từ mẹ. Vì nhiễm sắc thể X của mẹ không mang
  17. gene gây bệnh nên con gái nhận X A từ mẹ và Xa từ cha nên con trai, gái đều sẽ không mắc bệnh máu khó đông. Câu 48: Mức độ nhận biết, đáp án là: D. biến dị di truyền. Câu 49: Mức độ nhận biết, đáp án là: D. đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 50: Mức độ thông hiểu, đáp án: A. Tiến hóa hóa học. - Tiến hóa hóa học: CLTN tác động lên các ADN, ARN, prôtêin, những cấu trúc hữu cơ không đảm bảo chức năng vẫn bị loại bỏ và phân hủy. - Tiến hóa tiền sinh học: chọn lọc tự nhiên tác động lên các giọt dầu, các hạt Coaxecva, thông qua những đợt sóng, những cơn gió phá vỡ các cấu trúc của những hạt Coaxecva, chỉ có những hạt nào có cấu trúc ổn định và thích nghi nhất mới tồn tại. - Tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội có khi sự sống đã bắt đầu, do đó chọn lọc tự nhiên tác động lên toàn bộ các loài sinh vật, các thực thể sống.
  18. THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 4_KHTN_PG3_TS10D_2024_DE_ SO_ 1 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 8 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: + Bùi Thị Thêu (ra đề phân môn Sinh học); + Phạm Thị Kim Dung (ra đề phân môn Vật lí); + Nguyễn Chung Thủy (ra đề phân môn Hoá học). Đơn vị công tác: Trường THCS Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Số điện thoại: 0822331605.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2