intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 có đáp án - Trường THCS Gia Phương, Gia Viễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:25

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 có đáp án - Trường THCS Gia Phương, Gia Viễn” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 có đáp án - Trường THCS Gia Phương, Gia Viễn

  1. MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT (ĐẠI TRÀ) NĂM HỌC 2024 MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Mức độ Tổng số câu CHỦ ĐỀ Vận dụng STT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỊCH SỬ THẾ GIỚI - Chiến 1 tranh thế 1 1 giới thứ hai (1939 - 1945). 1 - Chiến 1 tranh lạnh 1 1 (1947 - 1 1989). - Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1 1991 - Châu Á từ 8 năm 1945 đến nay: Nhật Bản, các nước Đông Nam Á.1991. - Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay - Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa 2 LỊCH SỬ VIỆT NAM - Lịch sử 1 1 2 Việt Nam từ 1 1 1 17 năm 1918 1 1 2 1 đên năm 1 2 1 1
  2. 1930 - Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đên năm 1945 - Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đên năm 1954 - Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến nay TỔNG 5 8 7 5 25 PHÂN MÔN ĐỊA LÍ ĐỊA LÍ DÂN CƯ - Dân số và 2 1 dân tộc. 2 - Phân bố 1 dân cư, các 1 loại hình 6 quần cư. - Lao động việc làm. Chất lượng cuộc sống. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - Ngành 2 2 nông, lâm, 1 2 thuỷ sản. 1 1 - Ngành 7 công nghiệp. - Ngành dịch vụ. 3 SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ - Vùng 1 7 Trung du và 1 miền núi 1 Bắc Bộ. 1
  3. - Vùng 2 Đồng bằng 1 sông Hồng. - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Vùng Tây Nguyên. - Vùng Đông Nam Bộ. - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. CÁC KĨ NĂNG ĐỊA 5 LÍ - Kĩ năng 1 1 nhận dạng 1 biểu đồ. 2 4 - Kĩ năng xử lí số liệu. - Kĩ năng nhận xét bảng số liệu. TỔNG 5 7 8 5 25 TỔNG CHUNG 10 15 15 10 50 BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (ĐẠI TRÀ) NĂM HỌC 2024 MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Số câu Mức độ hỏi theo kiến Tên chủ mức độ Tỉ lệ thức, kĩ đề/ Nội nhận STT năng dung thức cần đánh Thông Vận dụng giá Nhận biết Vận dụng hiểu cao PHÂN MÔN LỊCH SỬ Phần lịch Nhận 2 4% sử thế biết: Các 1 giới mốc thời gian, sự kiện lịch sử.
  4. Thông hiểu: Hiểu được mục đích của chiến tranh lạnh Mỹ đề ra, Mỹ không thể thiết lập trật tự 3 6% thế giới một cực. GDP bình quân đầu người của Nhật Bản so với thế giới. Vận dụng: Xác định ý đồ của Mỹ thực hiện “Kế hoạch 1 2% Mácsan”, viện trợ cho các nước Tây Âu. Vận dụng 2 4% cao: Tìm hiểu được thời gian Hội nghị cấp cao ASEAN họp mấy năm một lần, Thách thức lớn nhất mà Việt Nam
  5. phải đối mặt khi tham gia xu thế toàn cầu hóa. Nhận biết: Nhận biết được các mốc thời gian, sự 1 2% kiện lịch sử trong giai đoạn này. Thông hiểu: Xác định được, tổ chức cách 1 2% mạng vô sản đầu Lịch sử tiên của 2 Việt Nam Việt Nam. từ năm 1918 đên Vận năm 1930 dụng: Xác định được cuộc đấu tranh có tổ chức, quy mô bước đầu giành thắng lợi, 2 4% tác phẩm thể hiện chiến lược và sách lược đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
  6. Lịch sử Thông Việt Nam hiểu: Xác 3 từ năm định được 1930 đên Phong năm 1945 trào cách mạng 1930 - 1931 ở 1 2% Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm nào. Vận dụng: Xác định được cụ thể đâu là hoàn cảnh 1 2% quốc tế thuận lợi trong cách mạng tháng 8. Vận dụng 1 2% cao: Xác định được từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề
  7. biển đảo hiện nay. 4 Lịch sử Nhận Việt Nam biết: Xác từ năm định được 1945 đến phong năm 1954 trào giải quyết khó khăn về 1 2% tài chính,sau cách mạng tháng 8. Thông hiểu: Xác định được Sự mềm dẻo của 1 2% Việt Nam trong việc phân hóa kẻ thù. Vận 2 4% dụng: Xác định được Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945- 1954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na- va của Pháp. Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi thực
  8. hiện kế hoạch Rơ- ve và Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945- 1954) Vận dụng cao: Xác định được Chiến dịch nào là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực 1 2% Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954). 5 Lịch sử Nhận 1 2% Việt Nam biết: từ năm Nhận biết 1954 đến được kế nay sách dồn dân lập “Ấp chiến lược”, là xương sống của chiến
  9. lược “ Chiến tranh đặc biệt”. Thông hiểu: Xác định được điểm giống nhau cơ bản của ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và 2 4% “Việt Nam hóa chiến tranh” và đâu là chiến dịch mở màn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Vận dụng: Tìm hiểu biết được năm Việt 1 2% Nam gia nhập WTO. Vận dụng 1 2% cao: Tìm hiểu biết được Hiện
  10. nay, Việt Nam đã thiết lập ngoại giao với bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới. Số câu 5 8 7 5 25 Số điểm 1,0 1,6 1,4 1,0 5,0 Tỉ lệ 10 % 16 % 14 % 10 % 50 % PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Chủ đề 1 Nhận 1 Địa lí dân biết: cư Việt Nhận biết Nam được tỉ lệ dân số và 2 4% phân bố các dân tộc ở nước ta. Thông hiểu: Hiểu được nguyên nhân của gia tăng dân số và phân bố dân cư; 3 6% ảnh hưởng của phân bố dân cư đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Vận 1 2% dụng: Xác định được biện
  11. pháp để giải quyết vấn đề thiếu việc làm ở nước ta. Nhận biết: Nhận biết được các nhóm cây trồng; các loại rừng; 3 6% các cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta. Thông hiểu: Chủ đề 2 Hiểu Địa lí các được các 3 ngành nhân tố kinh tế ảnh Việt Nam hưởng 3 6% đến sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế ở nước ta. Vận dụng cao: Xác định được biện pháp để phát 1 2% triển du lịch bền vững ở nước ta. Thông 1 2% 4 Chủ đề 3: hiểu: Xác Sự phân định được hoá lãnh nguyên thổ nhân ảnh Việt Nam hưởng tới
  12. sự phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vận dụng: Xác định được các thế mạnh kinh tế; tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải pháp để khai thác có hiệu 6 12 % quả và khai thác bền vững điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế bền vững ở từng vùng. 5 Chủ đề 4 Vận Kĩ năng dụng: Địa lí Xác định được dạng biểu đồ 1 2% thích hợp với bảng số liệu thống kê. Vận dụng 4 8% cao: Vận dụng kiến
  13. thức xử lí số liệu và xác định được nhận xét phù hợp với bảng số liệu. Số câu 5 7 8 5 25 Số điểm 1,0 1,4 1,6 1,0 5,0 Tỉ lệ % 10 14 16 10 50 % TỔNG SỐ CÂU 10 15 15 10 50 TỔNG SỐ ĐIỂM 2,0 3,0 3,0 2,0 10,0 100 TỈ LỆ CHUNG 20 % 30 % 30 % 20 % % TRƯỜNG THCS GIA PHƯƠNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (ĐẠI TRÀ) ………………………….. Năm 2024 MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI Thời gian làm bài: 60 phút
  14. (Đề thi gồm 50 câu, 06 trang) Câu 1. Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố nào của Nhật Bản? A. Na-gôi-a, Tô-ki-ô. B. Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki. C. Tô-ki-ô, Ô-xa-ca. D. Hi-rô-si-ma, Na-gôi-a. Câu 2. Tháng 3 năm 1947, Tổng thống của Mỹ đã chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm mục đích gì? A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh. C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. D. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ - Latinh. Câu 3. Vì sao Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu? A. Mỹ muốn giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh. B. Mỹ muốn tăng cường sức mạnh cho phe tư bản chủ nghĩa. C. Mỹ muốn mở rộng thị trường sang Tây Âu. D. Mỹ lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và Đông Âu. Câu 4. Ấn Độ đứng hàng thứ mấy trong các nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới? A. Hàng thứ 8. B. Hàng thứ 9. C. Hàng thứ 10. D. Hàng thứ 11. Câu 5. Năm nào GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới sau Mỹ? A. Năm 1967. B. Năm 1968. C. Năm 1969. D. Năm 1970. Câu 6. Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức họp mấy năm một lần? A. 1 năm. B. 2 năm. C. 3 năm. D. 4 năm. Câu 7. Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mỹ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực? A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố. B. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mỹ bị sụp đổ. C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc. D. Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính. Câu 8. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là gì? A. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài. B. Trình độ của người lao động còn thấp. C. Trình độ quản lí còn thấp. D. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế. Câu 9. Tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản vào năm nào? A . 1927. B. 1928. C. 1930. D. 1931. Câu 10. Tổ chức cách mạng nào theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam? A. Tâm tâm xã. C. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Tân Việt Cách mạng đảng. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 11. Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8 - 1925) đã “đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam”? A. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  15. B. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam. C. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình. D. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo. Câu 12. Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện đầu tiên trong tác phẩm. A. Đường Kách mệnh C. Bản án chế độ thực dân Pháp B. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt D. Luận cương chiến tranh. Câu 13. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì? A. Bài học kinh nghiệm về xây dựng liên minh công – nông – trí. B. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. C. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. D. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp. Câu 14. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu nhờ có hoàn cảnh quốc tế nào thuận lợi? A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức - đồng minh của phát xít Nhật. B. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật. C. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản. D. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 15. Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay? A. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế. B. Tập hợp các lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất. C. Dự đoán và nắm bắt chính xác thời cơ để đấu tranh. D. Tăng cường quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực. Câu 16. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã phát động phong trào gì để giải quyết khó khăn về tài chính? A. “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”. B. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!”. C. Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”. D. Tổ chức “Ngày đồng tâm”, “Hũ gạo cứu đói” Câu 17. Việc kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 thể hiện điều gì? A. Sự mềm dẻo của Việt Nam trong việc phân hóa kẻ thù. B. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Việt Nam không có khả năng đánh bại quân Pháp. D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 18. Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945-1954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp? A. Chiến dịch Biên giới thu-đông (1950). B. Chiến dịch Trung Lào (1953). C. dịch Thượng Lào (1954). D. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953-1954).
  16. Câu 19. Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Rơ-ve và Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là gì? A. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc. C. Giành quyền chủ động chiến lược. B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. D. Khóa chặt biên giới Việt-Trung. Câu 20. Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào? A. Chiến dịch Thượng Lào (1953). B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947). C. Chến dịch Hòa Bình đông-xuân (1951-1952). D. Chiến dịch Biên giới thu- đông (1950). Câu 21. Thủ đoạn đóng vai trò “xương sống” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là A. tăng cường viện trợ quân sự, cố vấn quân sự, quân đội Sài Gòn. B. thực hiện chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. C. dồn dân lập “Ấp chiến lược”. D. lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam. D. Mục tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc. Câu 22. Điểm giống nhau cơ bản của ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ. B. Tiến hành bằng quân đội đồng minh của Mỹ. C. Tiến hành bằng quân đội Mỹ. D. Mỹ đưa quân đội đến tham chiến trực tiếp. Câu 23. Chiến dịch mở màn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. chiến dịch Tây Nguyên. B. chiến dịch Huế - Đà Nẵng. C. chiến dịch Sài Gòn – Gia Định. C. chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 24. Năm nào Việt Nam gia nhập WTO? A. 1995. . B. 2000. .C. 2007 D.2001 Câu 25. Cuối năm 2021, Việt Nam đã thiết lập ngoại giao với bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới? A. Gần 200 quốc gia. C. Gần 300 quốc gia. B. Hơn 200 quốc gia. D. Hơn 300 quốc gia. Câu 26. Dân tộc nào có tỉ lệ số dân cao nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? A. Kinh. . B. Tày. . C. Dao. D. Mường. Câu 27. Giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay là A. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, tăng cường đào tạo nghề. B. phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên cả nước. C. tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa. D. đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động. Câu 28. Gia tăng tự nhiên của dân số giảm, nhưng số dân của nước ta vẫn còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây? A. Gia tăng cơ học cao. B. Tuổi thọ ngày càng cao. C. Cơ cấu dân số già. D. Quy mô dân số lớn.
  17. Câu 29. Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước là do A. mạng lưới đô thị dày đặc. B. điều kiện tự nhiên thuận lợi. C. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. D. điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi. Câu 30. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc A. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. B. khai thác tài nguyên, nâng cao dân trí. C. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. D. đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên. Câu 31. Khu vực phân bố chủ yếu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là A. cao nguyên và trung du. B. đồng bằng và đồi núi. C. đồi núi và ven biển. D. đồi núi và cao nguyên. Câu 32. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao ở nước ta là A. lúa, cao su, điều, vải. B. lạc, mía, đậu tương. C. chè, cà phê, cao su, điều. D. chè, cà phê, điều, mía. Câu 33. Nguyên nhân quan trọng nào giúp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước? A. Có nhiều bãi cá, bãi tôm. B. Nguồn lao động dồi dào. C. Có diện tích mặt nước lớn. D. Các cơ sở chế biến phân bố rộng khắp. Câu 34. Theo mục đích sử dụng thì Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) được xếp vào loại rừng nào? A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng sản xuất. D. Rừng đầu nguồn. Câu 35. Khí hậu nước ta có số giờ nắng cao, lượng bức xạ lớn, gió quanh năm tạo thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp nào dưới đây? A. Điện mặt trời và điện gió. B. Điện hạt nhân. C. Thủy điện. D. Nhiệt điện. Câu 36. Ba cảng hàng không quốc tế quan trọng nhất của nước ta là? A. Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. B. Cát Bi, Chu Lai, Long Thành. C. Nội Bài, Cam Ranh, Phú Quốc. D. Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Quốc. Câu 37. Ở nước ta, phát triển du lịch bền vững cần tập trung vào yếu tố nào dưới đây? A. Phát triển kinh tế trước mắt. B. Bảo vệ tài nguyên và môi trường. C. Tăng cường tiêu thụ năng lượng. D. Tăng chi phí dịch vụ. Câu 38. Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất để nước ta trồng được cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là A. có nhiều dạng địa hình. B. tài nguyên đất khá đa dạng. C. tài nguyên sinh vật phong phú. D. khí hậu phân hóa đa dạng. Câu 39. Địa hình núi cao với nhiều hang động các-xtơ và thắng cảnh đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành kinh tế nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
  18. C. Du lịch. D. Lâm nghiệp. Câu 40. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường. B. Đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa; giải quyết vấn đề việc làm. C. Phát huy các tiềm năng có sẵn; giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. D. Phát triển nhanh đô thị hóa; giải quyết vấn đề về tài nguyên, môi trường. Câu 41. Các di sản văn hóa thế giới của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế. B. Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng. C. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn. D. ca trù, quan họ Bắc Ninh. Câu 42. Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là gì? A. Thay đổi giống cây mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. B. Phát triển các mô hình kinh tế trang trại với quy mô ngày càng lớn. C. Xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. D. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và thành lập các nông trường. Câu 43. Vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao. B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp. C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước. D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển. Câu 44. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là gì? A. Tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn. B. Phát triển theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường. C. Quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất mới. D. Phát huy thế mạnh công nghiệp khai thác dầu khí. Câu 45. Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là A. tiến hành cải tạo đất đai, mở rộng diện tích canh tác. B. mở rộng diện tích canh tác, xây dựng công trình thủy lợi. C. xây dựng công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng. D. thay đổi cơ cấu cây trồng, tiến hành cải tạo đất đai. Câu 46. Cho bảng số liệu: THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI MỘT THÁNG (GIÁ HIỆN HÀNH) PHÂN THEO VÙNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2021 (Đơn vị: nghìn đồng) Năm 2010 2021 Các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 905 2838 Đồng bằng sông Hồng 1580 5026 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1018 3493 Tây Nguyên 1088 2856 Đông Nam Bộ 2304 5794
  19. Đồng bằng sông Cửu Long 1247 3713 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2022) Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình thu nhập bình quân đầu người phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021? A. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của các vùng có mức tăng giống nhau. B. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của các vùng đều tăng, mức độ chênh lệch giữa các vùng ngày càng lớn. C. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của các vùng đều giảm, mức độ chênh lệch giữa các vùng giảm xuống D. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của các vùng đều tăng, mức độ chênh lệch giữa các vùng giảm xuống. Câu 47. Năm 2023, diện tích trồng lúa của nước ta là 7119,3 nghìn ha, sản lượng lúa là 43,5 triệu tấn. Vậy năng suất lúa của nước ta năm 2023 là bao nhiêu tạ/ha? A. 57,6. . B. 58,0. . C. 59,1. D. 61,1. Câu 48. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ SỐ DÂN NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: triệu người) Năm 2010 2015 2019 2020 Số dân thành thị 26, 46 30,88 33,81 35,86 Số dân nông thôn 60,61 61,34 62,66 61,71 Tống số dân 87,07 92,22 96,47 97,57 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta năm 2000 và năm 2020, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. . B. Miền. . C. Tròn. D. Kết hợp. Câu 49. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2021 (Đơn vị: triệu tấn) Năm 2010 2015 2021 Khai thác 2,47 3,17 3,93 Nuôi trồng 2,73 3,55 4,88 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016 và 2022) Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phát triển ngành thủy sản ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021? A. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác liên tục giảm, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng liên tục tăng B. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác liên tục tăng, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng liên tục giảm. C. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng đều giảm D. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác và tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng bằng nhau.
  20. Câu 50. Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2021 Năm 1999 2009 2019 2021 Số dân (triệu người) 77,6 86,0 96,5 98,5 Tỉ lệ tăng dân số (%) 1,51 1,06 1,15 0,94 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Để thể hiện số dân của nước ta giai đoạn 1999 - 2021, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. . B. Miền. . C. Tròn. D. Kết hợp. ------------Hết---------- TRƯỜNG THCS GIA PHƯƠNG HDC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (ĐẠI TRÀ) ………………………….. Năm 2024 MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) I. ĐÁP ÁN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án B 14 B Câu Đáp án 40 A 1 A 15 B 27 A 41 C 2 16 C 28 D 42 C 3 D 17 A 29 B 43 B 4 C C 18 D 30 44 B 5 B 31 A 19 A 45 C 6 B 20 D 32 C 46 C 7 C 21 C 33 C 47 D 8 D 22 A 34 B 48 C A 23 A 35 A 49 A 9 D 24 C 36 A 50 A 10 25 A 37 B 11 B 26 A 38 D 12 A 39 C 13 B II. TÓM TẮT LỜI GIẢI Câu 1: Mức độ nhận biết, Đáp án B Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2