intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 - Trường THCS Sơn Lai, Nho Quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 - Trường THCS Sơn Lai, Nho Quan” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2024 - Trường THCS Sơn Lai, Nho Quan

  1. UBND HUYỆN NHO QUAN MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ TRƯỜNG THCS SƠN LAI Năm 2024 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ Mức độ Nội Tổng dung STT Chủ đề Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Tổng số 5 8 7 5 25 câu Tổng số 1,0 1,6 1,4 1,0 5,0 điểm Tỉ lệ 10% 16% 14% 10% 50% 1 Thế giới từ 1. Chiến tranh năm 1918 đến thế giới thứ hai năm 1945 (1939 - 1945) 1 1 0,4 2 2. Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) 1 0,2 Thế giới từ 3. Nước Mỹ và năm 1945 đến các nước Tây năm 1991 Âu từ năm 1945 1 0,2 đến năm 1991
  2. 4. Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 1 0,2 3 Thế giới từ 5. Trật tự thế năm 1991 đến giới mới nay 1 0,2 4 Cách mạng 6. Cách mạng khoa học - kĩ khoa học - kĩ thuật và xu thuật và xu thế 1 1 0,4 thế toàn cầu toàn cầu hóa. hóa 1. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 1 0,2 - 1930 Việt Nam từ năm 1918 đến 2. Hoạt động năm 1930 của Nguyễn Ái 5 Quốc (1918 - 1 1 0,4 1930 ) 3. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1 0,2 1. Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1 1 0,4 Việt Nam từ 1930 - 1939. năm 1930 đến năm 1945 2. Cách mạng 6 tháng Tám năm 1945 1 0,2 7 1. Việt Nam 1 1 1 0,6 trong năm đầu Việt Nam từ sau Cách mạng năm 1945 đến tháng Tám năm năm 1954 1945.
  3. 2. Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 1 1 0,4 1. Việt Nam Việt Nam từ trong những năm 1954 đến năm 1954 đến 1 1 0,4 nay năm 1975 8 2. Việt Nam trong những năm 1976 đến 1 1 1 0,6 năm 1991 B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Mức độ Tổng STT Vận CHỦ ĐỀ Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng (ở cấp độ cao) Tổng số câu 5 7 8 5 25 Tổng số điểm 1,0 1,4 1,6 1,0 5,0 Tỉ lệ 10% 14% 16% 10% 50% 1 Dân tộc và dân số 1 1 0,4 Phân bố dân cư, các loại hình quần 2 2 1 0,6 cư 3 Ngành nông, lâm, thuỷ sản 1 1 1 0,6 4 Ngành công nghiệp 1 1 1 0,6 5 Ngành dịch vụ 1 0,2 Vùng Trung du và miền núi Bắc 6 1 0,2 Bộ 7 Vùng Đồng bằng sông Hồng 1 0,2 8 Bắc Trung Bộ 1 0,2 9 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 1 0,2 10 Vùng Đông Nam Bộ 1 0,2
  4. 11 Vùng Tây Nguyên 1 0,2 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo 12 1 0,2 vệ tài nguyên, môi trường biển đảo 13 Kỹ năng nhận dạng biểu đồ 1 1 0,4 14 Kỹ năng xử lí số liệu 1 0,2 15 Kỹ năng nhận xét bảng số liệu 1 2 0,6 UBND HUYỆN NHO BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ QUAN Năm 2024 TRƯỜNG THCS SƠN MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LAI Thời gian làm bài: 60 phút
  5. A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ STT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ yêu cầu cần đạt Thông hiểu - Hiểu được nguyên nhân chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ Thế giới từ năm 1. Chiến tranh thế giới thứ hai. 1 1918 đến năm 1945 hai (1939 - 1945) Vận dụng cao - Nhận xét được vai trò các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Thông hiểu 2. Chiến tranh lạnh (1947 - Hiểu được vì sao Liên Xô và - 1989) Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. 3. Nước Mỹ và các nước Nhận biết Tây Âu từ năm 1945 đến - Biết được những nét chính về 2 năm 1991 kinh tế của nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991. Thế giới từ năm Thông hiểu 1945 đến năm 1991 4. Châu Á từ năm 1945 - Điểm nổi bật nhất của phong đến năm 1991 trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Vận dụng Thế giới từ năm 5. Trật tự thế giới mới - Mỹ không thể thiết lập trật tự 3 1991 đến nay thế giới đơn cực sau khi trật tự 2 cực I-an-ta bị sụp đổ. Vận dụng Cách mạng khoa - Đánh giá được tác động của học - kĩ thuật và xu 6. Cách mạng khoa học - toàn cầu hoá đối với thế giới và thế toàn cầu hóa kĩ thuật và xu thế toàn cầu Việt Nam. 4 hóa. Vận dụng cao - Liên hệ được tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam. 5 Thông hiểu 1. Phong trào dân tộc dân - Hiểu được sự kiện đánh dấu chủ những năm 1918 - phong trào công nhân Việt Nam Việt Nam từ năm 1930 bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự 1918 đến năm 1930 phát sang đấu tranh tự giác.
  6. Thông hiểu - Hiểu được vai trò của Nguyễn 2. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành Ái Quốc (1918 - 1930 ) lập Đảng. Vận dụng - Đánh giá quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam. Vận dụng cao 3. Sự thành lập Đảng - Rút ra bài học kinh nghiệm từ Cộng sản Việt Nam việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông hiểu 1. Phong trào cách mạng - Hiểu được ý nghĩa của phong Việt Nam thời kì 1930 - trào cách mạng 1930 -1931. 1939. Vận dụng Việt Nam từ năm - Rút ra bài học kinh nghiệm từ 6 1930 đến năm 1945 trong phong trào 1930 - 1931 Vận dụng cao 2. Cách mạng tháng Tám - Rút ra bài học kinh nghiệm năm 1945 quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám. Nhận biết - Biện pháp để giải quyết tận gốc nạn đói sau Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam. Thông hiểu 1. Việt Nam trong năm - Hiểu được khó khăn lớn nhất đầu sau Cách mạng tháng của nước Việt Nam Dân chủ Tám năm 1945. cộng hòa ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Việt Nam từ năm Vận dụng 1945 đến năm 1954 - Âm mưu của Pháp ký với 7 Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2/1946) Nhận biết - Đại hội kháng chiến thắng lợi. Vận dụng 2. Việt Nam từ năm 1946 - Sau thất bại ở Việt Bắc thu - đến năm 1954 đông năm 1947, Pháp buộc phải chuyển từ “ đánh nhanh sang thắng nhanh ” sang “đánh lâu dài” với ta.
  7. Nhận biết 1. Việt Nam từ năm 1954 - Địa điểm bùng nổ đầu tiên của đến năm 1975 phong trào “Đồng khởi”. Vận dụng cao - Điểm giống nhau cơ bản của ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”. Nhận biết - Sau Đại thắng mùa Xuân Việt Nam từ năm 8 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng 1954 đến nay 2. Việt Nam trong những đầu của cả nước ta. năm 1976 đến nay Thông hiểu - Mục tiêu chính của chính sách Đổi mới ở Việt Nam. Vận dụng - Khó khăn cơ bản nhất của đất nước ta sau năm 1975. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Mức độ Tổng số câu STT Nội Vận CHỦ ĐỀ dung/ Nhận Thông Vận dụng Đơn vị biết hiểu dụng (ở cấp kiến độ cao) thức Số dân 1 tộc ở 1 nước ta Nguyên Dân tộc nhân dân và dân số 2 số nước 1 ta vẫn tăng nhanh Đặc điểm về phân 2 Phân bố 2 bố dân dân cư, cư các loại Đặc điểm 3 hình về quần quần cư 1 cư thành thị 3 Ngành Vùng có 1 3 nông, năng suất lâm, thuỷ lúa cao sản nhất
  8. nước ta Các hoạt động của 1 ngành thuỷ sản Thuận lợi có ý nghĩa to lớn đối 1 với việc khai thác thủy sản Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh Ngành hưởng 4 công 1 1 1 3 đến sự nghiệp phát triển và phân bố công nghiệp Các trung tâm dịch vụ Ngành lớn nhất 5 1 1 dịch vụ và đa dạng nhất nước ta Nguyên nhân trâu được Vùng nuôi Trung du nhiều 6 và miền 1 1 hơn bò ở núi Bắc Trung du Bộ và miền núi Bắc Bộ 7 Vùng Giải 1 1 Đồng pháp chủ bằng yếu để sông giải Hồng quyết
  9. tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng Khó khăn nhất trong Bắc 8 phát triển 1 1 Trung Bộ công nghiệp của Bắc Trung Bộ Một số vịnh biển Vùng thuộc Duyên 9 vùng 1 1 hải Nam Duyên Trung Bộ hải Nam Trung Bộ Hạn chế lớn nhất để phát Vùng triển 10 Đông nông 1 1 Nam Bộ nghiệp của vùng Đông Nam Bộ Vùng Vùng trồng 11 Tây nhiều 1 1 Nguyên nhất cây cà phê 12 Phát triển Ý nghĩa 1 1 tổng hợp về mặt an kinh tế ninh và bảo vệ quốc tài phòng nguyên, của các môi đảo và trường quần đảo
  10. biển đảo Kỹ năng nhận 13 1 1 2 dạng biểu đồ Kỹ năng 14 xử lí số 1 1 liệu Kỹ năng nhận xét 15 1 2 3 bảng số liệu Tổng 5 7 8 5 25 UBND HUYỆN NHO QUAN BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY TRƯỜNG THCS SƠN LAI ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ Năm 2024 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ Cấp độ tư Tổng % điểm duy STT Năng lực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  11. Nhận thức và Câu 4, 16, Câu 1, 3, 5, 1 tư duy lịch sử 20, 21, 23. 9, 10, 13, 26% 17, 24 Vận dụng kiến Câu 6, 7, Câu 2, 8, 2 thức kĩ năng 11, 14, 18, 12, 15, 22 24% 19, 25. Số câu 5 8 7 5 25 Tổng Điểm/Tỉ lệ % 1,0 điểm 1,6 điểm 1,4 điểm 1,0 điểm 5,0 điểm 10% 16% 14% 10% 50% B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Cấp độ tư Tổng % điểm duy STT Năng lực Vận dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Câu: 26, Tìm hiểu địa 1 27, 28, 32, 20% lí 33 Câu: 29, 34, Nhận thức và 2 36, 37,41, 16% tư duy địa lí 42, 45 Vận dụng Câu: 30, 31, Câu: 40, 3 kiến thức, 35, 38, 39, 44, 47, 14% kĩ năng 43, 46,4 8 49,5 0 Số câu 5 7 8 5 25 Điểm 1.0 (10%) 1.4 (14%) 1.6 (16%) 1.0 (10%) 5.0 (50%) (Tỉ lệ %) Số câu 10 15 15 10 50 Tổng Điểm (Tỉ lệ 10.0 2.0 (20%) 3.0 (30%) 3.0 (30%) 2.0 (20%) %) (100%) UBND HUYỆN NHO QUAN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ TRƯỜNG THCS SƠN LAI Năm 2024 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút
  12. ( Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm, 07 trang) Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945? A. Đức muốn làm bá chủ Châu Âu và thống trị thế giới. B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít. C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước Anh, Pháp, Mỹ. D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Câu 2: Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh? A. Chiến thắng Xta-lin-grát (2/2/1943). B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp (6/6/1944). C. Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong chiến dịch công phá Béc- lin (9/5/1945). D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và 9/8/1945). Câu 3: Liên Xô - Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh nào? A. Cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi đang giành được những thắng lợi to lớn: trong 1 năm có 17 nước Tây Phi, Trung Phi, Đông Phi giành được độc lập. B. Cả hai đều bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản, Tây Âu đang vươn lên mạnh mẽ. C. Các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. D. Hết kinh phí để thực hiện chiến tranh, giảm mạnh tiền tệ và lương thực khiến hai nước phải dừng chiến tranh. Câu 4: Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành: A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. D. trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới. Câu 5: Điểm nổi bật nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú. B. Lan rộng khắp các quốc gia. C. Phong trào chủ tư sản phát triển. D. Giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng. Câu 6: Vì sao sau khi trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ, Mỹ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực? A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố. B. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mỹ bị sụp đổ. C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc. D. Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính. Câu 7: Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là: A. tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế. B. tạo ra sự ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. C. làm thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.
  13. D. đẩy nhanh sự phân hóa về lực lượng sản xuất trong xã hội. Câu 8: Vì sao toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng? A. Vì nó thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất. B. Vì nó tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. C. Vì nó tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ từng nước. D. Vì nó thúc đẩy sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? A. Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản. B. Tháng 8/1925, công nhân xưởng Ba Son tiến hành bãi công. C. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. D. Tháng 6/1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập. Câu 10: Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại hội nghị thành lập Đảng (1/1930)? A. Chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng. C. Tham gia hội nghị với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản. D. Là đại biểu của một trong các tổ chức cộng sản của Việt Nam. Câu 11: Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam? A. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. B. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). C. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. D. Quá trình thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Câu 12: Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam? A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi. C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ. Câu 13: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam có ý nghĩa gì? A. Khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. B. Làm tan rã toàn bộ chính quyền thực dân và tay sai ở cấp cơ sở. C. Hình thành được một mặt trận dân tộc thống nhất trên cả nước. D. Dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì? A. Bài học kinh nghiệm về xây dựng liên minh công - nông - trí. B. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. C. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. D. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp. Câu 15: Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền. B. Nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp. C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi. D. Phân hóa và cô lập cao kẻ thù.
  14. Câu 16: Biện pháp để giải quyết tận gốc nạn đói sau Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là: A. tăng gia sản xuất. B. thực hành tiết kiệm. C. lập “Hũ gạo cứu đói”. D. tổ chức “Ngày đồng tâm”. Câu 17: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: A. quân đội chưa được củng cố. B. nạn đói và nạn dốt. C. nạn ngoại xâm và nội phản. D. ngân sách nhà nước trống rỗng. Câu 18: Thực dân Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2/1946) để thực hiện âm mưu gì? A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật. B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc. D. Hợp thức hóa việc quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam. Câu 19: Sau thất bại ở Việt Bắc thu - đông năm 1947, Pháp buộc phải chuyển từ “ đánh nhanh sang thắng nhanh ” sang: A. “đánh thần tốc”. B. “chắc thắng mới đánh”. C. “đánh lâu dài”. D. “vừa đánh vừa đàm phán”. Câu 20: Đại hội nào dưới đây của Đảng được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3/1935). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976). Câu 21: Phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960) nổ ra đầu tiên ở đâu? A. Vĩnh Thạnh (Bình Định). B. Bác Ái (Ninh Thuận). C. Trà Bồng (Quảng Ngãi). D. Mỏ Cày (Bến Tre). Câu 22: Điểm giống nhau cơ bản của ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ. B. Tiến hành bằng quân đội đồng minh của Mỹ. C. Tiến hành bằng quân đội Mỹ. D. Mỹ đưa quân đội đến tham chiến trực tiếp. Câu 23: Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế. B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. D. Mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước. Câu 24: Mục tiêu chính của chính sách Đổi mới ở Việt Nam là gì? A. Tăng cường quan hệ ngoại giao. B. Phát triển nền kinh tế. C. Mở rộng quyền dân chủ.
  15. D. Cải thiện hạnh phúc dân số. Câu 25: Khó khăn cơ bản nhất của đất nước ta sau năm 1975 là gì? A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao. B. Bọn phản động trong nước vẫn còn. C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mỹ để lại rất nặng nề. Câu 26. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? A. 54. B. 70. C. 64. D. 84 Câu 27. Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 28. Dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở đâu? A. trung du. B. miền núi. C. nông thôn. D. cao nguyên. Câu 29. Đâu không phải là đặc điểm về quần cư thành thị? A. Mật độ dân số thấp. B. Nơi cư trú được cấu trúc thành phường, thị trấn, tổ dân phố. C. Công nghiệp, dịch vụ là hoạt động kinh tế chủ yếu. D. Đa chức năng như trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, đổi mới sáng tạo. Câu 30. Tỉ lệ tăng dân số nước ta có xu hướng giảm, nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh là do A. nước ta có nhều dân tộc. B. nước ta có quy mô dân số lớn. C. phân bố dân cư không đồng đều. D. tốc độ gia tăng dân số ở nông thôn, miền núi cao. Câu 31. Cho bảng số liệu sau: Dân số Việt Nam qua các năm (Đơn vị: nghìn người) Năm 2005 2009 2014 2019 2022 Tổng số 83.392 86.025 90.729 96.484 99.467 Thành thị 22.332 25.585 30.035 33.817 37.346 Nông thôn 60.060 60.440 60.694 62.667 62.121
  16. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023) Theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2005 - 2022 là A. cột. B. miền. C. đường. D. tròn. Câu 32. Vùng nào có năng suất lúa cao nhất ở nước ta? A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng duyên hải miền Trung. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 33. Vùng nào trồng nhiều nhất cây cà phê? A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 34. Ngành thuỷ sản không có hoạt động nào? A. Chế biến. B. Nuôi trồng. C. Khai hoang. D. Khai thác. Câu 35. Thuận lợi nào sau đây có ý nghĩa to lớn đối với việc khai thác thủy sản? A. Các cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển. B. Nhân dân ta có kinh nghiệm về sản xuất thủy sản. C. Dịch vụ thủy sản phát triển rộng khắp ở các vùng. D. Các phương tiện tàu thuyến được trang bị tốt hơn. Câu 36. Đâu không phải là nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Khoáng sản. B. Dân cư và lao động. C. Chính sách công nghiệp. D. Khoa học công nghệ, vốn và cơ sở kĩ thuật. Câu 37. Những trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta là A. Hà nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. C. Huế, Đà Nẵng. D. Vũng Tàu, Cần Thơ. Câu 38. Than tập trung chủ yếu ở vùng nào? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Tây Bắc. C. Trung du. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 39. Vì sao trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Để lấy thực phẩm. B. Nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn. C. Thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng. D. Trâu khỏe hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt.
  17. Câu 40. Giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng là gì? A. Đầu tư vốn. B. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. C. Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa. D. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động. Câu 41. Khó khăn nhất trong phát triển công nghiệp của Bắc Trung Bộ là gì? A. thiếu nguyên liệu. B. thiếu lao động. C. thiếu thị trường. D. thiếu vốn và kĩ thuật. Câu 42. Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Vân Phong, Nha Trang. B. Hạ Long, Diễn Châu. C. Cam Ranh, Dung Quất. D. Quy Nhơn, Xuân Đài. Câu 43. Vì sao cây cà phê, chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên? A. Có mùa đông lạnh. B. Khí hậu mát mẻ. C. Nguồn nước dồi dào. D. Có đất ba dan màu mỡ. Câu 44. Hạn chế lớn nhất để phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là A. diện tích đất canh tác ít. B. cơ sở vật chất - kĩ thuật kém phát triển. C. mùa khô kéo dài, thiếu nước ngoạt trầm trọng. D. thiếu nguồn lao động. Câu 45. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2010 2015 2021 Khai thác 707,0 913,6 1167,9 Nuôi trồng 80,8 86,5 101,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng về sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2021? A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng nhiều hơn nuôi trồng. B. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng đều nhau. C. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm, liên tục. D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh, liên tục.
  18. Câu 46. Năm 2022, sản lượng lúa cả năm của nước ta đạt 47,1 triệu tấn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 23,7 triệu tấn. Vậy sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước chiếm tỉ trọng khoảng A. 50,3%. B. 65,5%. C. 60,3%. D. 70,1%. Câu 47. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2015 - 2023 Năm 2015 2020 2021 2023 Sản phẩm Vải (tỉ m2) 1,5 2,3 2,5 3,0 Quần áo mặc thường (tỉ 4,3 5,4 5,5 2,7 cái) Giày, dép da (triệu đôi) 253,0 287,2 317,0 332,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2023) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng nhất? A. Sản lượng các sản phẩm đều tăng liên tục, tốc độ tăng trưởng như nhau. B. Vải có tộc độ tăng nhanh nhất, sau đó đến quần áo ; giày, dép da tăng thấp nhất. C. Vải có tốc độ tăng nhanh nhất, sau đó đến giày ; dép da ; quần áo tăng chậm nhất. D. Giày, dép da tăng nhanh nhất, sau đó đến quần áo ; vải tăng chậm nhất. Câu 48. Các đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa gì về an ninh, quốc phòng? A. Cơ sở để khai thác thủy sản. B. Cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa. C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo. D. Hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển. Câu 49. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 2010 - 2021 (Đơn vị: triệu tấn) Chia ra Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 2010 5,2 2,47 2,733 2015 6,72 3,17 3,55 2021 8,81 3,93 4,88 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng nhất về tỉ trọng sản lượng khai thác thuỷ sản của nước ta? A. giảm. B. tăng. C. ổn định. D. tăng mạnh. Câu 50. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng và trị giá xuất khẩu thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2015 – 2023 Năm/Tiêu chí 2015 2018 2021 2023 - Tổng sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn) 6 727,2 7 885,9 8 826,8 9 305,6 + Sản lượng khai thác (nghìn tấn) 3 176,5 3 659,8 3 940,1 3 803,2 + Sản lượng nuôi trồng (nghìn tấn) 3 550,7 4 226,1 4 886,7 5 502,4 - Trị giá xuất khẩu thuỷ sản (triệu 6 568,8 8 771,0 8 853,3 8 969,6
  19. USD) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2023, NXB Thống kê, 2024) Để thể hiện sản lượng và trị giá xuất khẩu thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2015 - 2023, cần vẽ biểu đồ A. tròn. B. cột. C. kết hợp. D. đường. -------------------------------------------Hết----------------------------------------- THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 5_KHXH_PG1_TS10D_2024_DE_SO_4.doc TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 08 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Hoàng Thị Út Phượng Đơn vị công tác: Trường THCS Sơn Lai, huyện Nho Quan. Số điện thoại: 0976 120 247. NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN (Ký, ghi rõ họ tên) CỦA NHÀ TRƯỜNG (Ký, ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Út Phượng Lương Thị Kim Liên XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG (Ký, đóng dấu)
  20. Nguyễn Thị Oanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2