Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Ninh Hòa, Hoa Lư
lượt xem 0
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Ninh Hòa, Hoa Lư" sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử và Địa lí năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Ninh Hòa, Hoa Lư
- 1 PHÒNG GD & ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS NINH HÒA Năm học: 2025 - 2026 Bài thi môn: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 50 câu, trong 07 trang) MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT (ĐẠI TRÀ) MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHÂN MÔN: LỊCH SỬ) Cấp độ nhận thức Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Tỷ lệ Chủ đề Câu số (Nhận (Thông (Vận điểm % biết) (Vận hiểu) dụng) dụng cao) Lịch sử thế giới 8 2 3 2 1 1,6 32% Lịch sử Việt Nam 2 4 0 1 1 0,8 16 % 1918 - 1930 Lịch sử Việt Nam 3 1 1 1 0,6 12% 1930 - 1945 Lịch sử Việt Nam 1 5 3 0 1 1,0 20% 1945 - 1954 Lịch sử Việt Nam 1954 đến nay 5 1 3 1 1,0 20% Tổng 25 5 8 7 5 5,0 100% MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT (ĐẠI TRÀ) MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
- 2 (PHÂN MÔN: ĐỊA LÍ) Mức độ Vận STT Tổng CHỦ ĐỀ Nhận Thông Vận dụng số câu biết hiểu dụng (ở cấp độ cao) 1 Dân số 2 1 3 Phân bố dân cư, các loại hình 2 1 1 quần cư Lao động việc làm. Chất lượng 3 1 1 2 cuộc sống 4 Ngành nông, lâm, thuỷ sản 1 1 1 3 5 Ngành công nghiệp 2 1 3 6 Ngành dịch vụ 1 1 Vùng Trung du và miền núi Bắc 7 1 1 Bộ 8 Vùng Đồng bằng sông Hồng 1 1 9 Vùng Bắc Trung Bộ 1 1 10 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 11 Vùng Tây Nguyên 1 1 12 Vùng Đông Nam Bộ 1 1 13 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1 1 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo 14 vệ tài nguyên, môi trường biển 1 1 đảo Việt Nam 15 Kỹ năng nhận dạng biểu đồ 2 2 16 Kỹ năng xử lí số liệu 1 1 17 Kỹ năng nhận xét bảng số liệu 1 1 2 TỔNG 5 7 8 5 25
- 3 BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT (ĐẠI TRÀ) MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHÂN MÔN: LỊCH SỬ) Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Mức độ kiến thức, kĩ năng STT Nhận Vận Vận chủ đề cần đánh giá Thông biết dụng dụng hiểu thấp cao 1 Lịch sử *Nhận biết: 2 thế giới - Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới hai - Mối quan hệ của Liên Xô, Mỹ và các nước tư bản Tây Âu sau 3 Chiến tranh thứ hai * Thông Hiểu: - Bối cảnh Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh - Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm cuối 2 thế kỉ XX - Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham 1 vọng làm bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai * Vận Dụng: - Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 - Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam * Vận dụng cao: - Lý giải được vì sao toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng Tỉ lệ phần trăm từng mức độ nhận thức: 8% 12% 8% 4%
- 4 2 Lịch sử *Nhận biết: 2 Việt Nam - Biết được mục đích thành lập 1918 - của Hội Việt Nam Cách mạng 1930 thanh niên - Biết được Nguyễn Tất Thành 1 gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới đâu, để làm gì? * Vận Dụng: 1 - Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam * Vận dụng cao: - So sánh được: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) Tỉ lệ phần trăm từng mức độ nhận thức: 8% 4% 4% 3 Lịch sử * Thông Hiểu: 1 Việt Nam - Hiểu được bản chất về chính 1930 – quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh 1945 * Vận Dụng: 1 - Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới 1 so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 * Vận dụng cao: - Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 Tỉ lệ phần trăm từng mức độ nhận thức: 4% 4% 4% 4 Lịch sử Việt *Nhận biết: 1 Nam 1945 - - Nêu được tín hiệu kháng 1954 chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra đầu tiên * Thông Hiểu: -Khó khăn lớn nhất mà nước 3 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên đường số 1
- 5 4 trong chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947 - trình bày được sự kiện đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương * Vận dụng cao: - Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được vận dụng trong xây dựng đất nước hiện nay Tỉ lệ phần trăm từng mức độ nhận thức: 4% 12% 4% 5 Lịch sử * Thông Hiểu: 1 Việt Nam - Nắm bắt được cuối năm 2021, 1954 đến Việt Nam đã thiết lập ngoại giao nay với bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới. 3 * Vận Dụng: - Nêu được ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” - Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của 1 cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước - lí giải được Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam * Vận dụng cao: - Giải thích được cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta là 1 cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc mang tính thời đại sâu sắc Tỉ lệ phần trăm từng mức độ nhận thức: 4% 12% 4% Tỉ lệ phần trăm từng mức độ nhận thức: 20% 32% 28% 20% 100% BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THPT (ĐẠI TRÀ) MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
- 6 (PHÂN MÔN: ĐỊA LÍ) Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Chương/ (4) T dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề Vận T kiến thức (3) Nhận Thông Vận (1) dụng (2) biết hiểu dụng cao 1 Địa lí - Nhận biết: dân cư + Biết được đặc điểm 1 Việt dân số nước ta. Nam +Biết được nơi phân bố 1 của các dân tộc thiểu số 1. Dân số ở nước ta. -Thông hiểu: giải thích 1 được nguyên nhân tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh 2. Phân bố - Nhận biết: Biết được 1 dân cư, các vùng có mật độ dân số loại hình thấp nhất nước ta. quần cư - Nhận biết: Biết được 1 hạn chế lớn nhất của 3. Lao động lao động nước ta. việc làm. - Vận dụng: 1 Chất lượng + Đưa ra được hướng cuộc sống giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nước ta. 2 Địa lí các 1. Ngành - Nhận biết: Biết được 1 ngành nông, lâm, vùng sản xuất lúa lứn kinh tế thuỷ sản nhất nước ta Việt -Vận dụng: Lựa chọn 1 Nam được yếu tố khí hậu làm cho cây cối xanh quanh năm, sinh trưởng và phát triển nhanh ở nước ta. 1 - Vận dụng cao: Biện pháp quan trọng nhất để vừa tăng sản lượng thủy sản khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- 7 - Thông hiểu: +Hiểu 1 được ngành công nghiệp đặc biệt và đi trước một bước +Hiểu được vai trò của 1 2.Ngành công nghiệp xanh. công nghiệp - Vận dụng cao: So sánh tìm ra được điểm 1 giống nhau về công nghiệp của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. - Thông hiểu: Hiểu 3. Ngành được yếu tố ảnh hưởng 1 dịch vụ đến sự phân bố các trung tâm thương mại nước ta. 3 Sự phân - Thông hiểu: Hiểu 1.Vùng hoá lãnh được nguyên nhân của Trung du và thổ thế mạnh ngành công 1 miền núi nghiệp của vùng Trung Bắc Bộ du và miền núi Bắc Bộ. - Vận dụng cao: Đưa ra 1 2. Vùng được giải pháp tối ưu Đồng bằng đảm bảo an ninh lương sông Hồng thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng. 3. Vùng Bắc - Vận dụng cao: So 1 Trung Bộ sánh điểm giống nhau về 4. Vùng nguồn lợi biển của hai Duyên hải vùng Vùng Bắc Trung Nam Trung Bộ và Vùng Duyên hải Bộ Nam Trung Bộ -Vận dụng: Khẳng định được thuận lợi của mùa 5. Vùng Tây khô với sản xuất cây 1 Nguyên công nghiệp ở Tây Nguyên. -Vận dụng: Khẳng định 6. Vùng được biểu hiện Đông Đông Nam 1 Nam Bộ là vùng kinh tế Bộ phát triển nhất. 7. Vùng -Thông hiểu: Hiểu được 1 Đồng bằng nguyên nhân chủ động
- 8 sống chung với lũ của sông Cửu Đồng bằng sông Cửu Long Long. 8.Phát triển -Thông hiểu: Hiểu được tổng hợp nguyên nhân của việc kinh tế và giữ vững chủ quyền biển bảo vệ tài đảo nước ta 1 nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam. 4 Các kĩ 1. Kỹ năng -Vận dụng: Từ bảng số 2 năng địa nhận dạng liệu đã cho chọn dạng lí biểu đồ biểu đồ thích hợp nhất. 2. Kỹ năng -Vận dụng: Tính được năng suất lúa. 1 xử lí số liệu 3. Kỹ năng -Vận dụng: Dựa vào 1 nhận xét bảng số liệu chọn nhận bảng số liệu xét đúng. - Vận dụng cao: Dựa 1 vào bảng số liệu tính toán để chọn nhận xét đúng nhất. Số câu 5 7 8 5 Điểm 1,0 1,4 1,6 1,0 Tỉ lệ % 10% 14% 16% 10% BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (BÀI THI ĐẠI TRÀ) MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TT Năng lực Cấp độ tư duy Tổng %
- 9 Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng điểm hiểu cao PHÂN MÔN LỊCH SỬ 1 Câu 1; Câu 4; Câu 3; Câu 5; Câu 9; Câu 6; Nhận thức và Câu 10; Câu 13; 52% tư duy lịch sử Câu 17 Câu 16; Câu 18; Câu 19; Câu 24 2 Câu 2; Câu 8; Câu 7; Câu 12; Câu 11; Câu 15; Vận dụng kiến Câu 14; Câu 20; 48% thức kĩ năng Câu 21, Câu 25 Câu 22; Câu 23 Số câu 8 7 5 25 5 Tổng Điểm (Tỉ lệ 1,0 điểm 1,6 điểm 1,4 điểm 1,0 điểm 5.0 điểm %) (20 %) (32%) (28%) (20%) (100%)
- 10 PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Câu: 1 Tìm hiểu địa lí 10% 26,27,28,29,32 Câu: Nhận thức và 30,33,34, 2 14% tư duy địa lí 35,39,44, 45 Câu: Câu: Vận dụng 31,36,42, 37,38,40, 3 kiến thức, kĩ 26% 43,46,47, 41,50 năng 48,49 Số câu 5 7 8 5 25 1,4 1,6 1,0 Điểm (Tỉ lệ %) 1,0 (10%) 5,0 (50%) (14%) (16%) (10%) Số câu 10 15 15 10 50 Tổng Điểm 3,0 3,0 2,0 10,0 2,0 (20%) (Tỉ lệ %) (30%) (30%) (20%) (100%)
- 11 PHÒNG GD & ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS NINH HÒA Năm học: 2025 - 2026 Bài thi môn: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 50 câu, trong 07 trang) Câu 1 (NB): Ngày 1/9/1939 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây? A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan. B. Mặt trận Đồng minh chống phát xít ra đời. C. Các nước Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu. D. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng. Câu 2 (VD): Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì? A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản. B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật Bản. C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản. D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức Câu 3 (NB): Mối quan hệ của Liên Xô, Mỹ và các nước tư bản Tây Âu như thế nào sau Chiến tranh thứ hai? A. Từ quan hệ đối đầu sang đồng minh. B. Từ mối quan hệ đồng minh sang đối đầu. C. Cùng hợp tác phát triển các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật. D. Giúp đỡ nhau vượt qua những thiệt hại do chiến tranh để lại. Câu 4 (TH): Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh nào? A. Cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi đang giành được những thắng lợi to lớn: trong 1 năm có 17 nước Tây Phi, Trung Phi, Đông Phi giành được độc lập. B. Cả hai đều bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản, Tây Âu đang vươn lên mạnh mẽ. C. Các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. D. Hết kinh phí để thực hiện chiến tranh, giảm mạnh tiền tệ và lương thực khiến hai nước phải dừng chiến tranh. Câu 5 (TH): Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm cuối thế kỉ XX là gì? A. Ngả về phương Tây với hy vọng nhận được sự viện trợ về kinh tế. B. Tăng cường chạy đua vũ trang để phát động cuộc chiến tranh mới. C. Hợp tác toàn diện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa. D. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập với bên ngoài.
- 12 Câu 6 (TH): Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô. B. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ. C. Sự ủng hộ của các nước đồng minh. D. Phong trào cách mạng thế giới lắng xuống. Câu 7 (VD): Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam là: A. Duy trì cơ chế quản lí kinh tế tập trung. B. Phải thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với tình hình. C. Phải xây dựng nền kinh tế thị trường năng động. D. Kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Câu 8 (VDC): Vì sao toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng? A. Vì nó thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất. B. Vì nó tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. C. Vì nó tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ từng nước. D. Vì nó thúc đẩy sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Câu 9 (NB): Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập nhằm mục đích gì? A. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Tập hợp lực lượng chuẩn bị vùng dậy đấu tranh. C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và ta sai để tự cứu lấy mình. D. Làm lực lượng chính của cách mạng Việt Nam. Câu 10 (NB): Tháng 6 – 1919, Nguyễn Tất Thành gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới đâu? A. Hội liên hiệp thuộc địa. B. Hội nghị Véc – xai. C. Hội đồng Quốc tế Nông dân. D. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Câu 11 (VD): Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là: A. Tự do và dân chủ. B. Độc lập và tự do. C. Ruộng đất cho dân cày. D. Đoàn kết với cách mạng thế giới. Câu 12 (VDC): Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) có điểm gì tương đồng với Luận cương chính trị (10/1930)? A. Cách mạng phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng dân chủ tư sản. B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng là Đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo. C. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau. D. Lực lượng của cách mạng có giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân. Câu 13 (TH): Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng? A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước. B. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra. C. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới. D. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân.
- 13 Câu 14 (VD): Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Kết hợp hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với bí mật bất hợp pháp. B. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương cụ thể cho hoàn cảnh mới. C. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ dưới nhiều hình thức đấu tranh. D. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Câu 15 (VDC): Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền. B. Nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp. C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi. D. Phân hóa và cô lập cao kẻ thù. Câu 16 (TH): Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: A. Quân đội chưa được củng cố. B. Nạn đói và nạn dốt. C. Nạn ngoại xâm và nội phản. D. Ngân sách nhà nước trống rỗng. Câu 17 (NB): Tín hiệu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra đầu tiên ở đâu? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Nam Bộ. D. Lạng Sơn. Câu 18 (TH): Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên đường số 4 trong chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947 là: A. Thất Khê. B. Đông Khê. C. Đèo Bông Lau. D. Đoan Hùng. Câu19 (TH): Sự kiện nào đã buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương ? A. Hiệp định Pải được kí kết B. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng C. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi D. Hiệp định Giơnevơ được kí kết Câu 20 (VDC): Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được vận dụng trong xây dựng đất nước hiện nay là: A. Kết hợp đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao. B. Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân. C. Tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời. D. Kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự. Câu 21 (VD): Nội dung nào phản ánh ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”? A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách mạng. B. Là thắng lợi đánh dấu sự thất bại của chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam. C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, bước đầu lật đổ chính quyền tay sai.
- 14 D. Làm lung lay toàn bộ hệ thống ngụy quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển liên tục của cách mạng miền Nam. Câu 22 (VD): Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam. B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị. C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền. D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh. Câu 23 (VD). Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam? A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây dày đặc. B. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng địch tập trung lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. C. Tây Nguyên là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – Ngụy ở miền Nam. D. Chiếm được Tây Nguyên sẽ cắt đôi miền Nam. Câu 24 (TH): Cuối năm 2021, Việt Nam đã thiết lập ngoại giao với bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới? A. Gần 200 quốc gia B. Hơn 200 quốc gia C. Gần 300 quốc gia D. Hơn 300 quốc gia Câu 25 (VDC): Vì sao nói cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta là 1 cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc mang tính thời đại sâu sắc? A . Vì đây là cuộc chiến tranh giữa một dân tộc nhỏ yếu với một siêu cường số 1 thế giới. B. Vì đây là cuộc chiến đấu vì 4 mục tiêu của thời đại: Hoà bình - độc lập dân tộc - dân chủ và tiến bộ xã hội. C. Vì đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ. D. Vì Việt Nam là nơi tập trung mâu thuần cơ bản của thế giới, nơi trung tâm đối phó của chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 26. (NB) Dân số Việt Nam có đặc điểm nào sau đây? A. Đông dân, tăng nhanh. B. Ít thành phần dân tộc. C. Cơ cấu dân số già. D. Chủ yếu dân thành thị. Câu 27. (NB) Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là: A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Câu 28. (NB) Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây? A. Trung du, đồng bằng. B. Trung du, miền núi. C. Gần cửa sông. D. Duyên hải, đồng bằng. Câu 29. (NB) Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là: A. Trình độ chuyên môn còn hạn chế. B. Tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. C. Tỉ lệ người lớn biết chữ không cao. D. Số lượng quá đông và tăng nhanh. Câu 30. (TH) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh là do? A. quy mô dân số nước ta lớn. B. dân số nước ta có xu hướng giá hoá C. chất lượng cuộc sống chưa được nâng cao. D. thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình.
- 15 Câu 31. (VD) Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nước ta, hướng nào dưới đây đạt hiệu quả cao nhất? A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 32. (NB) Hai vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước là: A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 33. (TH) Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác? A. Công nghiệp thực phẩm. B. Công nghiệp năng lượng. C. Công nghiệp điện tử. D. Công nghiệp hoá chất. Câu 34. (TH) Nhận định nào dưới đây không đúng về vai trò của công nghiệp xanh? A. Giúp tái sử dụng các chất thải. B. Đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. C. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng. D. Bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu,... Câu 35. (TH) Sự phân bố các trung tâm thương mại ít phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Quy mô của dân số. B. Chất lượng lao động. C. Sức mua của người dân. D. Các hoạt động kinh tế. Câu 36. (VD) Yếu tố khí hậu làm cho cây cối xanh quanh năm, sinh trưởng và phát triển nhanh ở nước ta là: A. nắng nhiều, nhiệt độ cao. B. mưa nhiều, ẩm cao. C. nguồn nhiệt ẩm dồi dào. D. nhiều ánh sáng, giàu ôxi. Câu 37. (VDC) Biện pháp nào là quan trọng nhất để vừa tăng sản lượng thủy sản khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản? A. Tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt. B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. C. Hiện đại hóa các phương tiện, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến. Câu 38. (VDC) Điểm giống nhau về công nghiệp của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là: A. ít phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. là trung tâm công nghiệp hóa chất lớn nhất cả nước. C. phát triển mạnh ngành công nghiệp năng lượng. D. giá trị sản xuất công nghiệp cao, cơ cấu ngành đa dạng. Câu 39. (TH) Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là do vùng có: A. số dân đông và lao động dồi dào. B. tài nguyên khoáng sản đa dạng. C. trình độ khoa học công nghệ cao. D. thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
- 16 Câu 40. (VDC) Để đảm bảo an ninh lương thực cho một vùng đông dân như Đồng bằng sông Hồng thì giải pháp tối ưu nhất là: A. khai hoang để tăng diện tích đất. B. di dân từ đồng bằng lên vùng núi. C. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. D. nhập lương thực từ bên ngoài. Câu 41. (VDC) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ có điểm giống nhau nào sau đây về nguồn lợi biển? A. Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản. B. Khai thác du lịch và khai khoáng. C. Khai thác và chăn nuôi tổ yến. D. Phát triển mạnh nghề làm muối. Câu 42. (VD) Thuận lợi của mùa khô với sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là: A. thời tiết khô ráo dễ dàng chăm sóc cây trồng. B. phơi, sấy nông sản. C. dễ dàng vận chuyển giống cây trồng. D. nâng cao năng suất cây trồng. Câu 43. (VD) Biểu hiện nào không thể hiện được Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất? A. GDP bình quân đầu người lớn nhất. B. Tổng GDP của vùng lớn nhất. C. Giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất. D. Có mật độ dân số cao nhất cả nước. Câu 44. (TH) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện phương hướng “chủ động sống chung với lũ” là do: A. đặc trưng văn hóa gắn với sông nước. B. khai thác các giá trị kinh tế do lũ mang lại. C. dọc 2 bên bờ sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp. D. lũ lên nhanh, đột ngột và thất thường. Câu 45. (TH) Vì sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn? A. Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh tế. B. Một bộ phận của lãnh thổ không thể tách rời của nước ta. C. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta. D. Là hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta trong thời đới tiến ra biển, đại dương. Câu 46. (VD) Cho bảng số liệu sau: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2013-2022 Số vốn (Triệu USD) Năm Số dự án Vốn đăng kí Vốn thực hiện 2013 1530 22352.2 11500 2015 2120 24115 14500 2018 3147 36368.6 19100 2022 2169 29288.2 22396 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2023) Theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, giai đoạn 2013-2022 là: A. Cột ghép. B. Đường. C. Kết hợp (cột ghép và đường). D. Miền. Câu 47. (VD) Cho bảng số liệu sau:
- 17 SỐ LƯỢT KHÁCH VÀ DOANH THU TỪ DU LỊCH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 Năm 2010 2014 2019 2020 2022 Khách nội địa (triệu lượt khách) 28,0 38,5 85,1 66,0 101,3 Khách quốc tế (triệu lượt khách) 5,0 7,9 18,0 3,7 3,8 Doanh thu từ du lịch (nghìn tỉ 96 230 720 312 495 đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2023) Theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng khách du lịch, doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 2010 – 2022 là: A. Tròn. B. Đường. C. Miền. D. Cột ghép. Câu 48. (VD) Năm 2022, diện tích lúa của cả nước đạt 7.238,8 nghìn ha, sản lượng lúa đạt 43.852,6 nghìn tấn. Vậy năng suất lúa của nước ta là: A. 60,6 tạ/ha. B. 6,06 tạ/ha. C. 61,5 tạ/ha. D. 62,2 tạ/ha. Câu 49. (VD) Câu 24. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2021 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng sản lượng Khai thác Nuôi trồng 2010 5412,7 2414,4 2728,3 2015 6582,1 3049,9 3532,2 2017 7313,4 3420,5 3892,9 2021 8792,5 3937,1 4855,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, Nhà xuất bản Thống kê, 2022) Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2010-2021, tỉ trọng sản lượng nuôi trồng của nước ta tăng: A. 10,22%. B. 8,42%. C. 4,82% D.2,48% Câu 50. (VDC) Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015-2021 Tổng sản lượng Trong đó (nghìn tấn) Giá trị xuất khẩu Năm (nghìn tấn) Khai thác Nuôi (triệu USD) trồng 2015 6582,1 3049,9 3532,2 6568,8 2017 7313,4 3420,5 3892,9 8349,2 2019 8270,2 3777,7 4492,5 8514,0 2021 8792,5 3937,1 4855,4 8892,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2022) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng nhất về tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2015 - 2021? A. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng đều nhau. B. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác. C. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm, liên tục. D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm, liên tục.
- 18 ------HẾT------ PHÒNG GD & ĐT HOA LƯ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH TRƯỜNG THCS NINH HÒA LỚP 10 THPT Năm học: 2025 - 2026 Bài thi môn: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 26 A 2 C 27 B 3 B 28 B 4 B 29 A 5 A 30 A 6 B 31 C 7 D 32 A 8 A 33 B 9 C 34 B 10 B 35 B 11 B 36 C 12 D 37 C 13 B 38 D 14 A 39 B 15 A 40 C 16 C 41 A 17 A 42 B 18 C 43 D 19 D 44 B 20 B 45 C 21 A 46 C 22 D 47 B 23 B 48 A 24 B 49 C 25 D 50 B
- 19 ………… HẾT………… THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 5_ KHXH_PG3_TS10D_2024_DE_SO_1 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 08 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Nguyễn Thị Hoa Huệ Đơn vị công tác: Trường THCS Ninh Hòa - Hoa Lư - Ninh Bình Số điện thoại: 0912743124
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1866 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 285 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 286 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 213 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 157 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 96 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 120 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 146 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 86 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 67 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 153 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn