Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Hải, Hoa Lư
lượt xem 0
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Hải, Hoa Lư” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Hải, Hoa Lư
- 1 MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT (BÀI THI MÔN CHUYÊN) MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT Năng lực Câu hỏi Tỉ lệ môn học Nội dung kiến thức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Câu 1 x Câu 2 x I. Đọc – hiểu 30% văn bản Câu 3 x Câu 4 x Câu 1 x x x 20% (Viết bài văn) II. Tạo lập văn bản Câu 2 x x x 50% (Viết bài văn)
- 2 BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT (BÀI THI MÔN CHUYÊN) MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/Đơn Mức độ TT Kĩ năng Thông Vận dụng vị kiến đánh giá Nhận biết Vận dụng hiểu cao thức 1. ĐỌC Văn bản * Thông 0 2 1 1 HIỂU Nghị luận hiểu: - Hiểu và chỉ rõ được triết lý được rút ra từ sự việc đời sống được sử dụng trong văn bản. - Hiểu và chỉ rõ được giá trị của biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong câu văn. * Vận dụng: - Sau khi đọc văn bản, trên cơ sở những hiểu biết, trải nghiệm trong cuộc sống giúp
- 3 học sinh bộc lộ rõ quan điểm, đồng thời lí giải vì sao lựa chọn quan điểm đó. Đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản. * Vận dụng cao: - Học sinh rút ra được thông điệp đúng đắn, phù hợp để vận dụng trong cuộc sống. 2 Viết Nghị luận Thông 1* 1* 1* xã hội hiểu: - Có hiểu biết đúng đắn sâu sắc về vấn đề nghị luận. Vận dụng: Biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết được bài văn nghị luận xã
- 4 hội hoàn chỉnh. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ sắc bén và dẫn chứng chọn lọc để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; Ngôn ngữ trong sáng, giản dị; Trình bày được quan điểm riêng và cảm xúc cá nhân khi tiếp cận các vấn đề mới, khó (kỹ năng sống, tư duy phản biện…) Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu một cách thuyết phục. Nghị luận Thông 1* 1* 1* văn học hiểu:
- 5 - Cảm hiểu đúng những giá trị đặc sắc về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật của các tác phẩm để làm rõ yêu cầu của đề. Vận dụng: - Biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết được bài văn Nghị luận văn học. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị; Trình bày được quan điểm riêng và cảm xúc cá nhân khi tiếp cận các vấn đề mới, khó (kỹ năng sống, tư duy phản biện…) - Vận dụng thành thạo các thao
- 6 tác nghị luận (giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp…). - Biết cách làm và tạo lập được bài văn dạng nghị luận văn học tổng hợp, so sánh Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt. Biết so sánh, liên hệ thêm với các tác phẩm khác, chỉ rõ sự tương đồng, khác biệt, lí giải nguyên nhân một cách thuyết phục. Tỉ lệ % 0 40 30 30 Tỉ lệ chung (%) 40 60
- 7 BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (BÀI THI MÔN CHUYÊN) MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút Thành Cấp độ tư duy phần năng Nhậ Thô Vận Vận lực Mạch Số n ng dụng dụng Tổng % TT biết hiểu cao nội dung câu Số Số Số Tỉ lệ câu Tỉ lệ Số Tỉ lệ Tỉ lệ câu câu câu Văn 30% Năn bản I g lực 4 0 0% 2 15% 1 10% 1 5% đọc đọc hiểu Bài văn 5% nghị 1 0% 5% 10% 20% luận xã Năn hội II g lực Bài viết 10% văn nghị 1 0% 15% 25% 50% luận văn học Tỉ lệ 30% 0% 30% 40% 100% % Tổng 6 100%
- 8 PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (BÀI THI MÔN CHUYÊN) TRƯỜNG THCS NINH HẢI Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 06 câu, trong 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ”, cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!”. Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó. Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe… Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn. Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao. ( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 27) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Anh/ chị hiểu như thế nào về triết lý được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước?
- 9 Câu 2. Phân tích giá trị của biệp pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao. Câu 3. Em có đồng tình với câu nói: “ Không mất đi thì sẽ không có tương lai". Nêu rõ lí do tại sao. Câu 4. Câu chuyện trên mang đến cho anh/chị thông điệp nào sâu sắc nhất? Vì sao? II. VIẾT (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm) Martin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Thế nhưng hiện nay, một bộ phận học sinh đang lựa chọn cách ứng xử im lặng trước cái xấu. Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu nói của Martin Lurther King để thuyết phục các bạn trẻ thay đổi cách ứng xử đó. Câu 2 (10,0 điểm) Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ." Anh/Chị hiểu nhận định trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân (thông qua những tác phẩm nằm ngoài chương trình đã học), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------Hết----------------
- 10 PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THCS NINH HẢI THPT (BÀI THI MÔN CHUYÊN) Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Hướng dẫn chấm này gồm 06 câu, trong 07 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Hiểu về triết lý được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước: - Triết lý đó là: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. - Cách hiểu: con người cần chấp 1,5 nhận sự thay đổi, vạn biến của cuộc đời qua từng giờ, từng ngày. Từ những biến chuyển đó mà ta tiếp tục tiến về phía trước với niềm tin và hy vọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,5 điểm
- 11 - Học sinh trả lời có 01 ý đúng nhưng lan man, thêm các phần khác: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời không rõ ý, lan man, sơ sài: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời/ trả lời sai: không cho điểm 2 Điệp ngữ ( lặp cấu trúc) : Nếu như mãi... Nếu như bạn... Giá trị: + Cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một 1,5 lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt. + Gây ấn tượng, tạo sức truyền cảm … Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời được phép lặp cấu trúc và nêu rõ giá trị: 1,5 điểm - Học sinh trả lời đủ được phép lặp cấu trúc và nêu giá trị còn chung chung : 1,0 điểm - Học sinh trả lời đủ được phép lặp cấu trúc nhưng chưa nêu được giá trị: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời/ trả lời sai: không cho điểm. (Chấp nhận cách
- 12 diễn đạt khác) 3 Thí sinh có thể đồng 2,0 tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Cần có lý giải lý do hợp lý, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức. GỢI Ý: - Nếu đồng tình với câu nói: Quy luật cuộc sống là sự vận động không ngừng theo chiều hướng đi lên, tích cực. Những gì cũ kĩ, lạc hậu sẽ mất đi để thay vào đó là cái mới, cái tiến bộ... - Nếu không đồng tình: Tuy chúng ta chấp nhận sự mất đi của sự vật, hiện tượng để hướng về tương lai nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những điều không thể mất đi. Những giá trị tinh thần mang tính vĩnh hằng như niềm tin, đạo lý, chân lý, lòng tốt... luôn tồn tại bền vững trước thời gian nghiệt ngã. - Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.
- 13 Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời thuyết phục, hợp lý: 1,75 -2,0 điểm - Học sinh trả lời quan điểm và lí giải. Nhưng cách lí giải còn lan man, chưa mạch lạc: 1,25- 1,5 điểm - Học sinh trả lời quan điểm nhưng lý giải chưa mạch lạc, thuyết phục: 0,75 - 1,0 điểm - Học sinh trả lời lan man, không có lí lẽ: 0,25-0,5 điểm - Học sinh không trả lời: không cho điểm. (Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, cần đảm bảo ý cơ bản) 4 - Học sinh nêu rõ 0,5 thông điệp rút ra. - Học sinh nêu lí do 0,5 cho quan điểm của mình: lí giải thuyết phục, hợp lí. Một số thông điệp gợi ý: - Biết chấp nhận hiện thực. - Cần hướng về phiá trước để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. - Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn. … Hướng dẫn chấm - Phần 0,5 điểm: chấm như đáp án.
- 14 - Phần 0,5 điểm còn lại: Học sinh: + Nêu ra các lí do hợp lí, thuyết phục: 0,5 điểm + Có nêu lí do, trả lời còn lan man, không thuyết phục: 0,25 điểm + Không làm bài: không cho điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được nhiều ý nhưng không rõ ràng: 0,5 điểm. (Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, cần đảm bảo ý cơ bản) II VIẾT 14,0 1 Martin Luther (4,0 điểm) King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Thế nhưng hiện nay, một bộ phận học sinh đang lựa chọn cách ứng xử im lặng trước cái xấu. Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu nói của Martin Lurther King để thuyết phục các bạn trẻ thay đổi cách ứng xử đó.
- 15 a. Đảm bảo yêu cầu 0,5 về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận. Bàn về sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu-bệnh vô cảm. Giải thích : 2,0 + Xót xa : Là thái độ, cảm xúc của con người trước những hậu quả do lời nói và hành động của người khác gây ra. + Người xấu : Là những con người luôn tìm cách hãm hại, làm tổn thương tới mọi người. + Sự im lặng : Là không lên tiếng, không bày tỏ quan điểm của cá nhân mình trước lời nói và việc làm của người khác. + Người tốt : Là những người không gây hại, làm tổn thương đến mọi người xung quanh. => Câu nói của M.L.
- 16 King là lời nhắc nhở chúng ta về thái độ của một bộ phận con người trong cuộc sống hiện nay : chúng ta không chỉ đau đớn trước những hậu quả do kẻ xấu mang lại, mà chúng ta còn xót xa trước sự dửng dưng, thờ ơ của người tốt trước cái xấu, cái ác. Sự im lặng của người tốt là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường con người trái ngược với những chuẩn mực của đạo đức. - Bày tỏ quan điểm : Ý kiến của M.L.King vừa nêu lên thực trạng vừa cảnh báo về sự vô cảm của con người trong xã hội hiên nay. Cá nhân tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của M.L. King Phân tích và chứng minh - Sự xót xa trước những lời nói và hành động của kẻ xấu. + Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những
- 17 nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị Những lời nói và hành động của kẻ xấu đã gây hại cho con người cả về vật chất, tinh thần ; có khi chúng sẵn sàng hủy hoại cả cuộc sống, tương lai của những người khác để đạt được mục đích của bản thân. + Cần phê phán, loại bỏ những lời nói và hành động của kẻ xấu trong xã hội. - Xót xa đau đớn hơn trước sự im lặng đáng sợ của người tốt + Biểu hiện của sự im lặng của người tốt như thế nào ? + Sự im lặng của người tốt gây ra những hậu quả gì cho cuộc sống con người và xã hội ? (Dẫn chứng chứng minh ) + Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị Bàn luận - Không chỉ lên án những lời nói và
- 18 hành động của kẻ xấu mà còn lên án sự thờ ơ, dửng dưng của người tốt trước cái xấu, cái ác. Tuy nhiên, cũng cần đặt ra câu hỏi : vì sao người tốt lại lựa chọn sự im lặng ? - Bài học nhận thức và hành động : + Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình. Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác, không có thái độ sống thờ ơ, vô cảm + Ủng hộ việc làm của những người tốt, có ý thức bảo vệ người khác để xã hội ngày một tốt đẹp hơn. + Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên …cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp - Phê phán quyết liệt và nghiêm khắc nhắc nhở những cá nhân có hành vi xấu, vô cảm Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu: 1,75 – 2,0 điểm - Lập luận chưa chặt
- 19 chẽ, thuyết phục; dẫn chứng không tiêu biểu: 1,0 – 1,5 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; không có dẫn chứng: 0,25 – 0,75 điểm. (Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.) d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn 0,5 chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Không cho điểm nếu bài làm có trên 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Học sinh có những suy nghĩ, cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có 0,5 sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, lời văn sinh động, hấp dẫn. Đáp ứng được một trong hai yêu cầu: 0,5 điểm. 2 Nhà thơ Pháp (10,0 điểm) Andre Chanien từng nói: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ." Anh/Chị hiểu nhận định trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của
- 20 bản thân (thông qua những tác phẩm nằm ngoài chương trình đã học), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều 0,5 đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời 0,5 sống; vai trò của người nghệ sĩ đối với việc khám phá, sáng tạo cái đẹp. - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định sai/thiếu vấn đề nghị luận: không cho điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1860 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 283 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 282 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 212 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 156 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 95 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 119 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 145 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 85 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 66 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 152 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn