Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Tân Bình, Tam Điệp
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Tân Bình, Tam Điệp" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Tân Bình, Tam Điệp
- MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm 2024 Bài thi môn chuyên: NGỮ VĂN TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ Tổng% điểm kiến nhận thức thức/Kĩ năng Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao 1 Đọc hiểu Văn bản văn học 2 1 1 30% (Thơ hiện đại, truyện hiện đại) Văn bản nghị luận Văn bản thông tin 2 Viết Nghị luận 1* 1* 1* 20% xã hội Nghị luận 1* 1* 1* 50% văn học Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100% Tỉ lệ chung 30% 70% Ghi chú: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Hướng dẫn chấm./.
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm 2024 Bài thi môn chuyên: NGỮ VĂN TT Nội dung Đơn vị Mức độ Số câu Tổng kiến kiến kiến hỏi theo thức/ kĩ thức/kĩ thức/kĩ mức độ năng năng năng cần nhận kiểm tra, thức đánh giá Thông Vận Vận hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Thơ hiện Thông 2 1 1 4TL đại (các hiểu: thể thơ đã - Phân học trong tích được chương mối quan trình). hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản thơ. - Phân tích được ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh thơ tiêu biểu, có tác dụng trong việc biểu đạt nội dung và hình thức của tác phẩm. - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức
- nghệ thuật của văn bản. - Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện qua văn bản. - Lí giải được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. - Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung, hình thức văn bản. Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ. - Thể hiện được thái độ tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người
- khác trong đọc hiểu văn bản thơ. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản mang lại. - Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản. 2 Viết bài Nghị Thông 1* 1* 1* 1TL văn nghị luận về hiểu: luận xã một vấn - Hiểu và hội. đề xã triển khai hội. vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Biết huy động vốn trải nghiệm, kiến thức xã hội
- của bản thân để tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu. - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,…để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Cách trình bày mạch lạc, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, cách viết sáng tạo thể hiện rõ quan
- điểm, cá tính trong bài viết. 3 Viết bài Nghị luận Thông 1* 1* 1* 1TL văn Nghị về một hiểu: luận văn vấn đề - Xác định học mang tính kiểu bài chất lí nghị luận, luận văn vấn đề học cơ cần nghị bản (đặc luận. trưng văn - Diễn giải học; đặc ý kiến, trưng thể nhận định loại (thơ, về một truyện vấn đề lý ngắn); luận văn mối quan học hệ giữa - Lí giải văn học các cơ sở và hiện lý luận làm thực; nội căn cứ dung và cho nhận hình thức định của tác - Hiểu phẩm văn được giá học; giá trị nội trị, chức dung, năng văn nghệ thuật học; nhà của tác văn và phẩm văn quá trình học được sáng tạo). lựa chọn để chứng minh nhận định Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để chứng minh tính đúng đắn của nhận định. - Vận dụng
- cao: vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, mở rộng, bổ sung, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 2 1 3 6 Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100% Tỉ lệ chung 30% 70% 100%
- BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm 2024 Bài thi môn chuyên: NGỮ VĂN TT Cấp độ tư duy Thà Mạc Vận nh Nhậ Thô Vận h dụn Tổng % phầ n ng dụn nội g n biết hiểu g dun cao năn g Số Số Số Số Số g lực Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ câu câu câu câu câu Văn Năn bản 1 g lực 4 0 0% 2 15% 1 10% 1 5% 30% đọc đọc hiểu Bài văn nghị 1 0% 5% 5% 10% 20% luận xã Năn hội 2 g lực Bài viết văn nghị 1 0% 10% 15% 25% 50% luận văn học Tỉ lệ 0% 30% 30% 40% 100% % Tổng 6 100%
- PHÒNG GD-ĐT TP TAM ĐIỆP ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH Năm 2024 Bài thi môn chuyên: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề thi gồm 02 phần, 06 câu, 02 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: CÂY XẤU HỔ Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Tất cả lộ nguyên hình trần trụi Cây xấu hổ với màu xanh bối rối Tự giấu mình trong lá khép lim dim Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm Cây đã hé những mắt tròn chúm chím Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo
- Phút lạ lùng trời đất trong veo Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Cây hiện lên như một niềm ấp ủ Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ Ướp vào trong trang sổ của mình Và chuyện này chỉ cây biết với anh. (Anh Ngọc, Trích Trường Sơn – đường khát vọng, NXB Chính trị Quốc gia, 2009) Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 1 (0,75 điểm). Nêu những vẻ đẹp nổi bật của cây xấu hổ được miêu tả trong văn bản trên. Câu 2 (0,75 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: “Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Cây hiện lên như một niềm ấp ủ” Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hãy nhận xét về mối liên hệ giữa cây xấu hổ và người lính trong văn bản. Câu 4 (0,5 điểm). Theo anh/chị, trong bối cảnh xã hội hiện đại, hình ảnh cây xấu hổ trong bài thơ đã mang đến cho con người những bài học gì? PHẦN II. VIẾT (7,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được gợi ra từ văn bản: Tự tin là đức tính cần thiết trong xã hội hiện đại nhưng làm sao để duy trì được sự khiêm tốn trong sự tự tin? Câu 2 (5,0 điểm). Nhà văn Olga Tokarczuk (Ba Lan) đã từng khẳng định: “Chỉ có văn chương mới có thể cho phép chúng ta đào sâu vào cuộc đời của một người khác, hiểu lí lẽ của họ, chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm số phận của họ”. (Trích Diễn từ Nobel Văn chương 2018, Olga Tokarczuk, Nguyễn Hữu Gia Bảo dịch, nguồn: blog.zzz. review.com) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ----------------Hết-----------------
- PHÒNG GD-ĐT TP TAM ĐIỆP HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm 2024 Bài thi môn chuyên: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 06 trang) Phần Câu Đáp án Điểm I Các câu hỏi trong đề thi ra theo hướng mở, học sinh được quyền trả lời theo ý kiến của bản thân nhưng cần đảm bảo sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá, cho điểm. 1 Những vẻ đẹp nổi bật của cây xấu hổ được miêu tả trong văn bản: 0,75 - Giữa bom đạn chiến tranh cây xấu hổ vẫn cố gắng bám trụ vào đất, cành lá xanh tươi gợi vẻ đẹp của sức sống kiên cường, bền bỉ. - Trong cuộc gặp với người lính, cây xấu hổ mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, e ấp, kín đáo. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời có 01 ý đúng/ có 02 ý đúng nhưng lan man, thêm các phần khác: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không rõ ý, lan man, sơ sài: 0,25 điểm - Học sinh không trả lời/ trả lời sai: không cho điểm 2 Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ: 0,75 “Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Cây hiện lên như một niềm ấp ủ” - Biện pháp tu từ so sánh: “Cây hiện lên”- “niềm ấp ủ” tạo hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm xúc bất ngờ, xúc động về sự đối lập giữa cảnh tượng tàn khốc, hỗn loạn của chiến tranh, hình ảnh cây xấu hổ như một biểu tượng cho sự bảo vệ, che chở, yêu thương.
- - Nhấn mạnh phẩm chất bền bỉ, dẻo dai của cây trong khó khăn, thử thách- biểu tượng cho sức sống kiên cường, mạnh mẽ và khả năng chống chọi nghịch cảnh của con người. - Gợi trong lòng người đọc nhiều cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc về hi vọng và sự sống giữa khổ đau; về sự yêu thương và chở che; về tinh thần chiến đấu và khát vọng hòa bình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đầy đủ 03 ý: 0,75 điểm - Học sinh trả lời đủ 02 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời 01 ý đúng/có 02 ý đúng, diễn đạt lan man, dài dòng: 0,25 điểm - Học sinh không trả lời/ trả lời sai: không cho điểm. (Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, cần đảm bảo ý cơ bản) 3 Nhận xét về mối liên hệ giữa cây xấu hổ và người lính trong văn bản: 1,0 - Cây xấu hổ và người lính đều sống giữa vùng trời bom đạn khốc liệt của chiến tranh, đối mặt với bao gian khổ, hiểm nguy, thậm chí là cái chết. - Cây xấu hổ nhẹ nhàng, kín đáo, tự thu mình và che giấu bản thân; người lính tinh tế, nhạy cảm, có những cảm xúc, tình cảm giữ kín trong lòng như nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi, cảm giác bất lực trước những mất mát, những cơn đau không thể nói thành lời. - Cây xấu hổ dẫu nhỏ bé nhưng có sức sống kiên cường, bền bỉ; người lính sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhưng ở họ luôn sáng lên phẩm chất gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu và anh dũng hi sinh trong cuộc chiến với kẻ thù. - Như vậy, mối liên hệ giữa cây xấu hổ và người lính trong bài thơ thể hiện sự tương đồng về hoàn cảnh sống, về tâm hồn và phẩm chất. Cây xấu hổ là hình ảnh thiên nhiên biểu tượng cho những trạng thái tình cảm, cảm xúc phong phú, những vẻ đẹp đáng trân trọng và ngợi ca của con người. (Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, cần đảm bảo ý cơ bản) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đủ các ý nhưng còn lan man, chưa mạch lạc: 0,75 điểm - Học sinh trả lời 02 ý đúng/có 04 ý đúng nhưng diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm - Học sinh trả lời 01 ý đúng/có 02 ý đúng nhưng diễn đạt lan man, dài dòng: 0,25 điểm - Học sinh không trả lời: không cho điểm. (Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, cần đảm bảo ý cơ bản) 4 - Học sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau, tuy nhiên cần có căn 0,5 cứ từ văn bản, không suy diễn thiếu cơ sở, không vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Một số gợi ý: + Học cách dối diện với cảm xúc bản thân, vượt qua sự e dè để tự tin hơn trong giao tiếp và hành động. + Tinh tế, nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài và bảo vệ bản thân khỏi những tác động tiêu cực. + Mạnh mẽ, dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách, quyết tâm theo đuổi mục tiêu và khát vọng... Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được từ 02 bài học trở lên: 0,5 điểm - Học sinh nêu được 01 bài học/02 bài học, diễn đạt còn lan man, chưa rõ ràng: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời/trả lời sai: không cho điểm. II 1 Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một bài văn nghị luận 2,0 xã hội (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được gợi ra từ văn bản: Tự tin là đức tính cần thiết trong xã hội hiện
- đại nhưng làm sao để duy trì được sự khiêm tốn trong sự tự tin? a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Bài viết có đủ 3 phần: Mở bài, 0,25 Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát, kết thúc được vấn đề. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đáp ứng được yêu cầu: 0,25 điểm b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Duy trì sự khiêm tốn trong sự tự 0,25 tin. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 điểm - Học sinh xác định sai vấn đề nghị luận: không cho điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể trình bày theo nhiều 1,0 cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Giải thích: - Tự tin là tin tưởng vào khả năng và giá trị bản thân. - Khiêm tốn là khả năng nhìn nhận đúng đắn về bản thân, hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu, không đánh giá bản thân cao quá mức. -> Tự tin và khiêm tốn là hai mặt đối lập nhưng bổ sung cho nhau, giúp con người phát triển năng lực và hoàn thiện phẩm chất. * Bàn luận: Học sinh chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng các thao tác lập luận (chứng minh, bình luận...). Khi bàn luận, học sinh cần đảm bảo các nội dung sau: - Tự tin là yếu tố cần thiết, giúp con người đạt được mục tiêu, vượt qua khó khăn, khẳng định giá trị bản thân. Trong xã hội hiện đại, tự tin trở thành chìa khóa mở ra cơ hội học tập, công việc, giao tiếp xã hội và cải thiện các mối quan hệ cá nhân. - Khiêm tốn giúp chúng ta biết lắng nghe và học hỏi từ người khác, tránh được sự ngạo mạn và tự mãn, giữ cho bản thân luôn trong trạng thái học hỏi và cầu tiến. - Làm sao để duy trì sự khiêm tốn trong sự tự tin? + Nhận thức rõ giới hạn của bản thân, tự đánh giá và hiểu biết đúng mức về những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình; nhận thức về hoàn cảnh, khả năng tiếp thu và phát triển trong tương lai. + Lắng nghe và tôn trọng người khác, tôn trọng sự khác biệt, học hỏi từ mọi người. + Đặt mục tiêu thực tế và khiêm nhường trong hành động, không coi mình là trung tâm, luôn nhìn nhận thành công của bản thân có sự đóng góp, hỗ trợ, giúp đỡ từ những người xung quanh. + Biết chấp nhận thất bại, coi đó là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. * Mở rộng: - Chỉ khi kết hợp giữa tự tin và khiêm tốn chúng ta mới có thể phát triển toàn diện, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và đạt được thành công. - Phê phán những người kiêu ngạo, tự cao; những người luôn cảm thấy e ngại, thiếu tự tin, tự đánh mất cơ hội phát triển bản thân. * Bài học nhận thức và hành động: - Rèn luyện sự tự tin và khiêm tốn trong đời sống hàng ngày, từ những hành động, việc làm, trong các mối quan hệ giao tiếp. - Tuổi trẻ cần nhận thức được giá trị của khiêm tốn và tự tin, có trách nhiệm trong việc rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp đó để hoàn thiện bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu: 1,0 điểm - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng không tiêu biểu: 0,5- 0,75 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; không có dẫn chứng:
- 0,25 điểm. (Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.) d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đáp ứng được yêu cầu: 0,25 điểm. - Học sinh mắc trên 05 lỗi chính tả, ngữ pháp: không cho điểm e. Sáng tạo: Học sinh có những suy nghĩ, cách nhìn riêng, mới mẻ về 0,25 vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, lời văn sinh động, hấp dẫn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đáp ứng được yêu cầu: 0,25 điểm. - Học sinh không đáp ứng được yêu cầu: không cho điểm 2 Nhà văn Olga Tokarczuk (Ba Lan) đã từng khẳng định: “Chỉ có văn 5,0 chương mới có thể cho phép chúng ta đào sâu vào cuộc đời của một người khác, hiểu lí lẽ của họ, chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm số phận của họ”. (Trích Diễn từ Nobel Văn chương 2018, Olga Tokarczuk, Nguyễn Hữu Gia Bảo dịch, nguồn: blog.zzz. review.com) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Bài viết có đủ 3 phần: Mở bài, 0,25 Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát, kết thúc được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bàn về khả năng đặc biệt của văn 0,25 chương đối với trải nghiệm của độc giả. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định sai/thiếu vấn đề nghị luận: không cho điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giải thích: 0,5 - Văn chương là hình thức nghệ thuật đặc biệt, lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, thể hiện cảm xúc, tư tưởng và vẻ đẹp của cuộc sống. - Văn chương cho phép chúng ta “đào sâu” cuộc đời người khác được hiểu là văn chương có khả năng khám phá những điều thầm kín, sâu lắng bên trong cuộc đời hay tâm hồn của mỗi người. - Khi đó, người đọc “hiểu lí lẽ của họ, chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm số phận của họ” nghĩa là người đọc có thể nhập vai vào cuộc sống của người khác, nhìn thế giới qua góc nhìn của họ và khám phá những chiều sâu nội tâm, từ đó mở rộng tầm hiểu biết về con người và xã hội. ->Ý kiên trên của Olga Tokarczuk đã đề cấp đến những trải nghiệm của độc giả trong quá trình đọc tác phẩm, từ đó cho thấy chức năng của văn chương, cho phép người đọc vượt qua giới hạn của bản thân và mở rộng tầm nhìn, trải nghiệm những cuộc đời khác biệt qua những tác phẩm văn học. Hướng dẫn chấm: - Học sinh giải thích đủ ý, sâu sắc: 0,5 điểm. - Học sinh giải thích chung chung, chưa rõ ý: 0,25 điểm . - Học sinh không giải thích: không cho điểm 2. Bàn luận. 1,0 - Vì sao văn chương cho phép con người “đào sâu vào cuộc đời người khác” và từ đó hiểu, sẻ chia và trải nghiệm? + Câu chuyện trong mỗi tác phẩm văn chương là câu chuyện của cá
- nhân, điều nhà văn quan tâm là từng số phận cụ thể trong một đời sống bộn bề, là hiện thực bề sâu, những điều thầm kín bên trong đời sống của mỗi con người. + Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng quan trọng hơn, từ việc tái hiện, nhà văn phân tích, lí giải những suy nghĩ, hành động của con người. Chính vì vậy, người đọc có thể nhìn được những động cơ đằng sau của nhân vật, thấu hiểu và lí giải được hành động, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. + Trong tác phẩm của mình, nhà văn còn xây dựng một thế giới riêng, xuất phát từ thế giới hiện thực nhưng đã được nhìn nhận và tô đậm bởi lăng kính của nhà văn. Trong đó, có những cuộc đời, số phận khác nhau song đều gặp gỡ ở những giá trị cốt lõi. Người đọc khám phá tác phẩm là được tiếp xúc với các câu chuyện riêng ấy, thấy đồng cảm, sẻ chia; từ đó đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật, trải nghiệm những cảnh ngộ khác nhau mà không cần phải trải qua những điều đó một cách trực tiếp. - Văn chương giúp độc giả thấu hiểu, sẻ chia và trải nghiệm số phận con người bằng cách nào? + Văn chương xây dựng các hình tượng nghệ thuật vừa có đặc trưng riêng, vừa mang những nét chung của con người và thời đại. Người đọc đến với tác phẩm là tiếp xúc với các hình tượng này, thông qua đó mà hiểu về đời sống con người. + Cái nhìn của văn chương là cái nhìn nhân đạo, đào sâu để thấu hiểu chứ không phải phán xét, nó tạo ra môi trường cho các tiếng nói được cất lên và được lắng nghe, nhà văn không đánh giá thay người đọc mà để người đọc tự cảm nhận, lí giải. Hướng dẫn chấm: - Học sinh bàn luận sâu sắc, thuyết phục, đủ ý, kết hợp lí lẽ, dẫn chứng: 1,0 điểm. - Học sinh thiếu 01 ý hoặc bàn luận chung chung: 0,5 điểm - Học sinh viết lan man, không làm rõ vấn đề: 0,25 điểm. - Học sinh không bàn luận: không cho điểm 3. Phân tích, chứng minh 2,0 - Cần chọn ít nhất từ hai dẫn chứng trở lên. - Dẫn chứng là một tác phẩm ngoài chương trình THCS hiện hành/ một phần của tác phẩm ngoài chương trình THCS hiện hành. - Phân tích dẫn chứng cần tập trung vào các vấn đề sau: + Tác phẩm đã giúp người đọc khám phá những điều thầm kín, sâu lắng nào bên trong cuộc đời hay tâm hồn của mỗi người. + Qua nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, người đọc có cơ hội trải nghiệm những hoàn cảnh, cuộc đời, số phận khác xa bản thân mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh chọn từ 2 tác phẩm trở lên theo đúng yêu cầu, làm sáng tỏ vấn đề, chia rõ luận điểm, văn viết sâu sắc, có cảm xúc: 1,75- 2,0 điểm. - Học sinh chọn từ hai tác phẩm trở lên theo đúng yêu cầu, nêu được vấn đề, có luận điểm, phân tích phù hợp: 1,25- 1,5 điểm - Học sinh chỉ phân tích một tác phẩm/ Chọn hai tác phẩm nhưng phân tích chung chung, không rõ vấn đề: 0,75- 1,0 điểm. - Học sinh viết lan man, không rõ ý, không có luận điểm/ học sinh phân tích, chứng minh bằng tác phẩm trong chương trình hiện hành; lập luận chặt chẽ, luận điểm sáng rõ: 0,25- 0,5 điểm. - Học sinh không viết phần phân tích: không cho điểm 4. Đánh giá, nhận xét, mở rộng, bổ sung vấn đề. 0,5 - Văn chương có khả năng đặc biệt trong hành trình trải nghiệm của độc giả, song cũng cần nhận thấy đó không phải là đặc quyền của văn chương. Các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điện ảnh, âm nhạc... cũng cho phép “đào sâu” vào cuộc đời người khác, mang đến những trải nghiệm sống động. - Để mang đến những trải nghiệm đó, nhà văn phải thể hiện được cái
- nhìn sâu sắc; thâm nhập vào đời sống, tìm tòi, khám phá không ngừng thì mới có khả năng khơi gợi trong lòng người đọc. Vì vậy, ý kiến trên cũng có thể được coi là một tiêu chí để nhận diện một tác phẩm có giá trị. - Người đọc cần tiếp nhận tác phẩm văn chương bằng cả tâm hồn, trái tim và nhận thức mới thấm hết, mới cảm nhận hết được những niềm vui, nỗi buồn hay sự đấu tranh nội tâm của con người trong văn chương. Nhờ vậy, người đọc mới có thể tự mở ra cho mình cánh cửa để thấu hiểu, đồng cảm, tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có những trải nghiệm, suy ngẫm sâu sắc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được đủ 3 ý, viết sâu sắc: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 2 ý/ đủ 3 ý nhưng viết chung chung: 0,25 điểm. - Học sinh không viết phần mở rộng: không cho điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc trên 10 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ 0,25 sâu sắc về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. - Học sinh không đáp ứng được yêu cầu: không cho điểm (Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, thậm chí trái chiều. Tuy nhiên cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán trên tinh thần xây dựng, lập luận thuyết phục) ----------------Hết----------------- THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 6_Nguvan_PG8_TS10C_2024_DE_SO_5 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ 08 TRANG Họ và tên người ra đề thi: Bùi Thị Thơm. Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Số điện thoại: 0973243791.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1866 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 288 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 287 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 214 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 157 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 96 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 120 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 146 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 86 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 67 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 153 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn