Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Trường Yên, Hoa Lư
lượt xem 0
download
Với “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Trường Yên, Hoa Lư” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Trường Yên, Hoa Lư
- PHÒNG GD & ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS TRƯỜNG YÊN Năm học 2024 Môn thi chuyên: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ THI Đơn vị Mức độ Tổng kiến nhận % điểm thức/Kĩ thức Kĩ năng năng Vận dụng Thông hiểu Vận dụng TT cao 1 Đọc hiểu Văn bản 2 1 1 30% nghị luận 2 Viết Nghị luận 1* 1* 1* 20% xã hội Nghị luận văn học 1* 1* 1* 50% Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100%
- BẢNG ĐẶC TẢ TT Nội dung Đơn vị Mức Số kiến thức/ kiến độ câu Kĩ năng thức/ kiến hỏi Kĩ thức, theo Tổng năng kĩ mức năng độ cần nhận kiểm thức Thông Vận tra, Vận hiểu dụng đánh cao dụng Đọc – Thông giá 2TL 1TL 1TL 4TL hiểu hiểu: - 1 ĐỌC (Một văn Nêu nội HIỂU bản nghị dung luận chính của văn bản. ngoài - Nêu tác chương dụng của trình biện pháp SGK) tu từ được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Bày tỏ ý kiến về một quan điểm/ý kiến được nêu trong văn bản. Giải thích được cơ sở của việc bày
- tỏ ý kiến đó. - Rút ra thông điệp/bài học từ văn bản. 2 VIẾT 1. Nghị Nhận 1* 1* 1* 1*TL BÀI luận xã biết: VĂN hội: Viết - Xác NGHỊ một bài định LUẬN văn đúng yêu XÃ HỘI nghị cầu về luận về nội dung một vấn đề xã hội và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Hiểu và triển khai vấn đề nghị luận thành
- những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Biết huy động vốn trải nghiệm, kiến thức xã hội của bản thân để tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu. - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học,
- những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, …để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Cách trình bày mạch lạc, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, cách viết sáng tạo thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. 3 VIẾT Nghị Nhận 1* 1* 1* 1* TL BÀI luận về biết: VĂN một vấn - Xác NGHỊ đề mang định kiểu LUẬN tính chất bài nghị VĂN lí luận luận, vấn
- HỌC văn học đề cần cơ bản nghị nội dung luận. và hình Thông thức của hiểu: tác phẩm - Diễn văn học. giải ý kiến, nhận định về một vấn đề lý luận văn học - Lí giải các cơ sở lý luận làm căn cứ cho nhận định - Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học được lựa chọn để chứng minh nhận định Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác
- lập luận để chứng minh tính đúng đắn của nhận định. - Vận dụng cao: vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, mở rộng, bổ sung, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 2TL 1TL 1TL 4TL 2*TL 2*TL 2*TL 2*TL Tỉ lệ % 30% 100 30% 40% % BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
- Cấp độ tư duy TT Thà nh Mạc Vận phầ h Nhậ Thô Vận dụn Tổng % n nội n ng dụn g năn dun biết hiểu g cao g g Số Số Số Số lực Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ câu câu câu câu Năn Văn Số g bản câu I 4 0 0% 2 15% 1 10% 1 5% 30% lực đọc đọc hiểu Bài văn nghị 1 0% 5% 10% 20% luận 5% Năn xã g hội II lực Bài viết văn nghị 10 1 0% 15% 25% 50% luận % văn học Tỉ lệ 30% 30% 40% 0% 100% % 100% Tổng 6
- PHÒNG GD & ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS TRƯỜNG YÊN Năm học 2024 Môn thi chuyên: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 phần, trong 02 trang PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ?", cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!". Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó. Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe... Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn. Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao. (Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội, 2014) Câu 1. (0.75 điểm). Nêu nội dung của văn bản trên. Câu 2. (0.75 điểm). Phân tích tác dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc cú pháp trong đoạn: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao. Câu 3. (1.0 điểm). Em có đồng tình với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống không? Tại sao? Câu 4. (0.5 điểm). Từ ý kiến: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao, em rút ra được bài học gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 1,5 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu văn: Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.
- Câu 2. (5.0 điểm) Nhà văn Nga Lê-ô-nôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nhiệm văn học của mình hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ……………..Hết……………….
- PHÒNG GD & ĐT HOA LƯ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS TRƯỜNG YÊN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2024 Môn thi chuyên: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm có 7 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 Nội dung của văn 0.75 bản: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong 1 cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ ý: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 2 Phân tích tác dụng biện pháp tu từ điệp 0.75 cấu trúc cú pháp: Nếu như mãi…Nếu như bạn… - Nhấn mạnh lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt. - Làm cho lời văn giàu nhịp điệu, gây
- ấn tượng với người đọc, tạo sức truyền cảm cho lời văn. - Học sinh trả lời đủ ý: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được ý thứ nhất: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được ý thứ hai: 0,25 điểm. 3 Học sinh có thể đồng 1.0 ý, không đồng ý hoặc một phần đồng ý với quan niệm của tác giả nhưng cần có lí giải hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức. - Đưa ra ý kiến - Nếu đồng tình với câu nói: + Quy luật cuộc sống là sự vận động không ngừng theo chiều hướng đi lên, tích cực. + Những gì cũ kĩ, lạc hậu sẽ mất đi để thay vào đó là cái mới, cái tiến bộ… - Nếu không đồng tình: + Tuy chúng ta chấp nhận sự mất đi của sự vật, hiện tượng để hướng về tương lai nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những điều không thể mất đi. + Những giá trị tinh thần mang tính vĩnh hằng như niềm tin, đạo lí, chân lí, lòng tốt… luôn tồn tại bền
- vững trước thời gian nghiệt ngã. - Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên. Hướng dẫn chấm - Thí sinh trả lời đầy đủ theo yêu cầu có quan điểm và lí lẽ phù hợp: 1.0 điểm - Thí sinh chỉ nêu được quan điểm, lí lẽ không phù hợp hoặc không có lí lẽ: 0.5 điểm. - Thí sinh không nêu quan điểm, đưa ra lí lẽ phù hợp : 0.5 điểm - Thí sinh không trả lời: không cho điểm (Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, thuyết phục.) - Cần phải mạnh mẽ, 0.5 dũng cảm chấp nhận hiện thực , mất mát của quá khứ, có thái độ sống tích cực, lạc quan, luôn hướng tới những điều tốt đẹp, những giá trị trong tương lai… 4 - Thí sinh trả lời đủ ý: 0.5 điểm - Thí sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm (Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, thuyết phục.)
- II TẠO LẬP VĂN 7.0 BẢN 1 Viết bài văn nghị luận (khoảng 1,5 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu văn: Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn. a. Đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển 0.25 khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc 0.25 sống mới mẻ hơn? Hướng dẫn chấm: - Học sinh đáp ứng được yêu cầu: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh 1.25 có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ yêu cầu của đề bài. Có thể theo hướng sau: * Giải thích. - Thay đổi là sự
- chuyển biến, sự chuyển biến của bản thân, của người khác, hay của xã hội, sự chuyển biến về vật chất hoặc tinh thần, sự chuyển biến tích cực. - Chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt là chấp nhận hiện tại đang xảy ra, biết quên những điều làm ta đau khổ. - Cuộc sống mới mẻ là cuộc sống đã hoàn toàn khác. -> Ý cả câu: muốn có cuộc sống mới mẻ, tiến bộ, con người phải chấp nhận mọi sự thay đổi. * Bàn luận. - Vì sao Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn? + Thay đổi là quá trình mà mọi thứ xảy ra không lặp lại chu trình tuần hoàn của ban đầu. Nó diễn ra liên tục ở mọi nơi, mọi thời điểm, đòi hỏi con người cần phải thích ứng nhanh chóng; + Không phải mọi thứ thay đổi đều được dễ dàng chấp nhận. Chính tư tưởng lạc hậu, bảo thủ… là rào cản lớn nhất để sự thay đổi khó có
- thể diễn ra. + Nhờ có sự chấp nhận thay đổi mà con người trở nên năng động, sáng suốt để tìm ra hướng đi mới, cách làm mới phù hợp với sự tiến bộ của xã hội, làm cho cuộc sống của mình và mọi người trở nên mới mẻ, tốt đẹp hơn. - Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh. * Mở rộng vấn đề. - Cần phê phán những người có thái độ cực đoan, bảo thủ, không biết chấp nhận sự thật… - Chấp nhận sự thay đổi nhưng phải có lập trường vững vàng, tránh bị dao động, lung lay tư tưởng để chạy theo sự thay đổi với chiều hướng xấu. * Bài học nhận thức, hành động. - Mỗi người, đặc biệt là tuổi trẻ cần phải hiểu được giá trị của sự thay đổi, biết chấp nhận: hiện thực cuộc sống là sự vận động và thay đổi không ngừng. - Từ đó, mỗi người cần suy nghĩ lạc quan hơn trong cuộc sống, tin tưởng vào chính khả năng của mình, tin tưởng vào tương lai phía trước. Luôn không ngừng cố
- gắng, nỗ lực vượt lên khó khăn, thử thách để thành công. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,25 -1,0 điểm). - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm). - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ sơ sài; không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). (Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.) d. Sáng tạo: Có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm:
- Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về lí tưởng sống; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết bài, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Nhà văn Nga Lê- ô-nôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nhiệm văn học của mình hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Đảm bảo đúng 0.25 cấu trúc của bài văn: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0.25 vấn đề nghị luận: Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua các tác phẩm văn học. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
- c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu vấn đề 0.25 nghị luận * Làm sáng tỏ ý kiến Giải thích 0.5 - Tác phẩm nghệ thuật đích thức: là một công trình nghệ thuật ngôn từ, đó là kết quả của một quá trình sáng tạo, lao động trí óc miệt mài của tác giả, là tác phẩm gắn với đòi sống, thể hiện chân lí, đem lại cho người đọc những khám phá bất ngờ của người nghệ sĩ qua tác phẩm - Phát minh về hình thức: Tìm ra cái mới trong hình thức thể hiện như câu từ, cấu trúc, giọng điệu, tình huống, thể loại… - Khám phá về nội dung: Thể hiện những tư tưởng, quan niệm mới mẻ của nhà văn về cuộc sống, xã
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1860 | 112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 692 | 76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 570 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p | 331 | 41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p | 283 | 20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 282 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p | 212 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 208 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p | 156 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p | 95 | 10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p | 119 | 8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p | 87 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 145 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p | 85 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p | 66 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p | 79 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p | 152 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn