intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Đinh Tiên Hòang, Hoa Lư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Đinh Tiên Hòang, Hoa Lư” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Đinh Tiên Hòang, Hoa Lư

  1. PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm: 06 câu, 02 trang) A. MA TRẬN ĐỀ THI Mức độ Tổng Nội nhận dung/đơ thức Kĩ năng TT n vị kĩ Nhận Thông Vận Vận năng biết hiểu dụng dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) 1 Đọc hiểu Văn bản văn học 2 1 1 0 4 (thơ hiện 10% 10% 0% 40% 20% đại) 2 Viết Viết đoạn 1* 1* 1* 1 văn nghị luận văn học 0% 5% 5% 10% 20% Viết bài 1* 1* 1* 1 văn nghị luận xã hội 0% 15% 15% 10% 40% Tổng % 20% 30% 30% 20% 100% điểm 2,0 3,0 3,0 2,0 10,0 điểm
  2. B. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Kĩ năng kiến thức Vận đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng / Kĩ năng dụng cao Nhận 2 1 1 biết: - Nhận biết được thể thơ Thơ hiện qua đại những dấu hiệu cụ thể. - Nhận biết được chi tiết hình ảnh tiêu biểu trong một đoạn thơ. Thông hiểu: - Phân ĐỌC 1 tích được HIỂU tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ. Vận dụng: Nêu được một thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản và lí giải vì sao. 2 VIẾT Cấu trúc dạng đề 2
  3. Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Kĩ năng kiến thức Vận đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng / Kĩ năng dụng cao 1. Viết Thông 1* 1* 1* đoạn văn hiểu: nghị luận - Triển văn học khai vấn (thơ) đề nghị (khoảng luận 200 chữ) thành luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc trưng thể loại của văn bản (hình ảnh, từ ngữ, nhân vật trữ tình, cảm xúc chủ đạo… của khổ thơ kết) - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để
  4. Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Kĩ năng kiến thức Vận đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng / Kĩ năng dụng cao tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Nêu được những bài học rút ra từ đoạn thơ. - Thể hiện được sự đồng tình/khô ng đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn thơ). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.
  5. Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Kĩ năng kiến thức Vận đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng / Kĩ năng dụng cao 2. Viết Thông bài văn hiểu: 1* 1* 1* nghị luận - Hiểu và xã hội triển (khoảng khai vấn 500 chữ) đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận; lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Biết huy động vốn trải nghiệm, kiến thức
  6. Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Kĩ năng kiến thức Vận đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng / Kĩ năng dụng cao xã hội của bản thân để tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu. - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức
  7. Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ TT Kĩ năng kiến thức Vận đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng / Kĩ năng dụng cao thuyết phục cho bài viết. - Cách trình bày mạch lạc, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, cách viết sáng tạo thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. Tổng số câu 6 2 3* 3* 2* Tỉ lệ % 20% 30% 30% 20% Tỉ lệ chung 50% 50% C. BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY Cấp độ tư duy TT Thàn h Mạc Thôn Vận Số Nhận Vận phần h nội g dụng câu biết dụng năng dung hiểu cao lực Số Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ câu câu câu câu Tổng % Văn Năng bản I lực 4 2 20% 1 10% 1 10% 0 0% 40% đọc đọc hiểu II Năng Đoạn 1 0% 5% 5% 10% 20% lực văn
  8. nghị luận văn học (thơ hiện viết đại) Bài văn nghị luận 1 0% 15% 15% 10% 40% xã hội Tỉ lệ % 20% 30% 30% 20% 100% 6 Tổng 100% PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm: 06 câu, 02 trang)
  9. Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau: ÁO CŨ Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai Thương áo cũ như là thương kí ức Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay. Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim Áo con có đường khâu tay mẹ vá Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm. Áo đã ở với con qua mùa qua tháng Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn. Hãy biết thương lấy những manh áo cũ Để càng thương lấy mẹ của ta Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống Những gì trong năm tháng trôi qua... (Áo cũ, Lưu Quang Vũ, NXB Văn học, 2002) Chú thích: - Tác giả Lưu Quang Vũ (1948 - 1989) sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ; quê gốc ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ông là nhà viết kịch, nhà thơ kiêm nhà văn hiện đại nổi tiếng của Việt Nam. - Bài thơ “Áo cũ” được sáng tác năm 1963, khi tác giả Lưu Quang Vũ mới chỉ 15 tuổi, học lớp 9 và đến năm 2002, “Áo cũ” đã được in trong tập “Thơ tình” của nhà xuất bản Văn học. Trả lời các câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu sau: Câu 1 (1,0 điểm). Bài thơ “Áo cũ” được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (1,0 điểm). Đặc điểm của chiếc áo cũ được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ? “Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai Thương áo cũ như là thương kí ức Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.” Câu 3 (1,0 điểm). Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau? “Thương áo cũ như là thương kí ức Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.” Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân anh (chị) rút ra qua bài thơ trên là gì? Vì sao? Phần II. Viết (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm).
  10. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của khổ thơ sau: “Hãy biết thương lấy những manh áo cũ Để càng thương lấy mẹ của ta Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống Những gì trong năm tháng trôi qua...” (Trích Áo cũ, Lưu Quang Vũ, NXB Văn học, 2002) Câu 2 (4,0 điểm). Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống của con người hiện nay. -----------Hết----------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ TRÀ TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN Năm 2024 HOÀNG MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
  11. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Bài thơ Áo cũ được 1,0 viết theo thể thơ: Tự do Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 2 Đặc điểm của chiếc 1,0 áo cũ được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh: áo cũ, ngắn, chỉ đứt, sờn màu, bạc vai. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh chỉ ra được hai đến ba từ ngữ: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ ra được một từ ngữ: 0,25 điểm - Không chỉ ra được từ ngữ nào không cho điểm. 3 - Chỉ ra được hình 1,0 ảnh so sánh: Người con “thương áo cũ” như “thương kí ức”. -Tác dụng: + Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm. + Khẳng định giá trị của tấm áo, đó là vật chứa đựng biết bao kí ức, kỉ niệm gắn bó mà tác giả rất yêu thương, trân trọng.
  12. + Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho mẹ, cho tất cả những gì từng gắn bó. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ các ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được hình ảnh so sánh, nêu được 2 ý tác dụng: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ nêu được dấu hiệu, không phân tích được tác dụng: 0,25 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 4 Trên cơ sở cảm nhận 1,0 về nội dung ý nghĩa của bài thơ, học sinh trình bày 1 thông điệp sâu sắc nhất với bản thân và lí giải phù hợp. - Gợi ý 1 số thông điệp: + Hãy biết trân trọng, giữ gìn những vật dụng gắn bó với ta. + Hãy trân trọng, biết ơn thấu hiểu sự hi sinh của mẹ. + Hãy thể hiện tình yêu thương với cha mẹ bằng những việc làm cụ thể. - Lí giải: Học sinh có những lí giải phù hợp với thông điệp đưa ra. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được một thông điệp ý
  13. nghĩa nhất phù hợp với nội dung ý nghĩa văn bản, có những lý giải phù hợp: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được một thông điệp ý nghĩa nhất nhưng chưa lý giải được; hoặc lý giải chưa phù hợp; hoặc có thông điệp và có lý giải nhưng chưa thật thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời lạc đề: không cho điểm. II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn 2,0 (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của khổ thơ cuối của bài thơ “Áo cũ” của Lưu Quang Vũ a. Xác định được 0,25 yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn nghị luận văn học - Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. - Dung lượng: khoảng 200 chữ b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận: Giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ
  14. cuối bài thơ “Áo cũ” của Lưu Quang Vũ. c. Đề xuất được hệ 0,5 thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Trình bày cảm nhận về nội dung của đoạn thơ: Trân trọng tấm áo cũ - những kỉ vật thân thuộc in đậm dấu ấn của mẹ; thấu hiểu công lao, tình yêu thương sự chăm sóc hy sinh của mẹ; kính trọng và biết ơn mẹ… + Trình bày cảm nhận về nghệ thuật của đoạn thơ: Nhịp thơ nhẹ nhàng tha thiết, giọng thơ như lời tự sự đầy tâm tình. Ngôn ngữ thơ gần gũi, bình dị; biện pháp tu từ điệp ngữ nhịp nhàng, luyến láy, gợi tả, gợi cảm…thể hiện tình yêu, lòng biết ơn của người con dành cho mẹ kính yêu. d. Viết đoạn văn 0,5 đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong khổ cuối bài
  15. thơ “Áo cũ” - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Anh (chị) hãy viết 4,0 một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống của con người hiện nay. a. Xác định được 0,25 yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề xã hội b. Xác định đúng 0,5 vấn đề cần nghị luận: tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống của con người hiện nay. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của 1,0 bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3
  16. phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: - Giới thiệu tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống của con người hiện nay. - Sự cần thiết phải giải quyết tình trạng thiếu nước sạch hiện nay. * Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều góc nhìn, nhiều cách giải quyết vấn đề không giống như đáp án tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Giải thích: Nước sạch là gì? + Nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người (cả sinh hoạt và sản xuất). + Nước sạch là nguồn nước an toàn trong sinh hoạt hàng ngày và sản xuất của con người, sinh vật. - Thực trạng của vấn đề: + Tình trạng thiếu
  17. nước sạch đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới ngày càng trầm trọng (ở vùng sa mạc, ở châu Phi…). - Nguyên nhân thiếu nước sạch: + Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường: tốc độ đô thị hóa cùng các hoạt động công nghiệp diễn ra nhiều hơn, lượng nước thải, chất thải tăng lên. + Chính sách quản lý nguồn nước chưa hiệu quả, gây lãng phí và khó khăn cho người dân. + Do sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên nước. - Hậu quả của thiếu nguồn nước sạch: + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người: nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm hóa chất sẽ khiến con người dễ bị mắc các bệnh về đường ruột, tiêu chảy, dễ mắc các bệnh về ung thư, bệnh về da, mắt… + Ảnh hưởng tới sản xuất: Thiếu nước sạch tưới cây sẽ gây ra hạn hán, mất mùa... gây khó khăn, thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… + Ảnh hưởng tới động vật: nhiều loài
  18. sống ở môi trường nước ô nhiễm sẽ mắc bệnh, chết hàng loạt, hoặc tuyệt chủng… + Các sông hồ bị ô nhiễm nguồn nước làm mất mĩ quan môi trường. - Giải pháp: + Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của nước sạch, áp dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật để tăng cường quản lý và bảo vệ nguồn nước sạch. + Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch. + Các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý nguồn nước bằng cách kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường và tránh tình trạng lãng phí nước. + Có chế tài xử phạt nghiêm khắc với các hành vi cố tình làm ô nhiễm nguồn nước. - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện … * Kết thúc vấn đề nghị luận: Khẳng định tầm quan trọng của nhận thức được tình trạng thiếu nước sạch và cần thực hiện các giải pháp để bảo vệ nguồn nước.
  19. d. Viết bài văn đảm 1,5 bảo các yêu cầu sau: - Trình bày được thực trạng của vấn đề và đề xuất được ít nhất 2 giải pháp để hạn chế tình trạng thiếu nguồn nước sạch hiện nay. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục; biết kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng 10,0 -----------Hết-----------
  20. THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 6_Nguvan_PG3_TS10D_2024_ĐE_SO_6 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 06 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Phạm Thị Chiều Đơn vị công tác: Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, huyện Hoa Lư Số điện thoại: 0971795726
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2