intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Liên Sơn, Gia Viễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Liên Sơn, Gia Viễn" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Liên Sơn, Gia Viễn

  1. 1 MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (BÀI THI ĐẠI TRÀ) THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT Hình thức: Tự luận Mức độ Tổng Nội nhận dung/đơ thức Kĩ năng TT n vị kĩ Nhận Thông Vận Vận năng biết hiểu dụng dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) 1 Đọc hiểu Văn bản 2 1 1 0 4 văn học truyện 20% 10% 10% 0% 40% hiện đại 2 Viết Viết đoạn văn ghi 1 lại cảm 0% 5% 5% 10% 20% nhận về một đoạn truyện Viết bài văn 1 NLXH về một 0% 15% 15% 10% 40% vấn đề cần giải quyết (Con người trong mỗi quan hệ với tự nhiên) Tổng % 20% 30% 30% 20% 100% điểm
  2. 2 BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (BÀI THI ĐẠI TRÀ) THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT Hình thức: Tự luận Số câu hỏi theo mức độ Mức độ đánh TT Kĩ năng Đơn vị kiến thức / Kĩ năng nhận thức giá Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 ĐỌC Văn bản Nhận 2 1 1 0 HIỂU văn học biết: Truyện - Nhận hiện đại biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết được các biện pháp nghệ thuật. Thông hiểu: - Nêu được tác dụng của biện pháp nghệ thuật. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông
  3. 3 qua hình thức nghệ thuật của văn bản. Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản và bức thông điệp được gợi ra từ văn bản. 2 VIẾT - Viết Thông 1* 1* 1* đoạn hiểu: - Triển văn ghi khai vấn lại cảm đề nghị nhận về luận một thành truyện luận ngắn điểm phù hợp. (khoảng Phân tích 200 chữ) được những đặc trưng thể loại của văn bản: tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật, nhân vật,
  4. 4 cốt truyện… của truyện). - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.. - Thể hiện được sự đồng tình/khôn g đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm/đo ạn trích). Vận
  5. 5 dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. 2. Viết Thông bài văn hiểu: 1* 1* 1* nghị luận - Hiểu và xã hội triển khai (khoảng vấn đề 500 chữ) nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận; lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có
  6. 6 cảm xúc; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Biết huy động vốn trải nghiệm, kiến thức xã hội của bản thân để tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội hoàn chỉnh theo yêu cầu. - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng
  7. 7 cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Cách trình bày mạch lạc, luận điểm rõ ràng, văn phong trong sáng, cách viết sáng tạo thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. Tổng số 2 3* 3* 2* câu Tỉ lệ % 20% 30% 30% 20% Tỉ lệ chung 50% 50% * Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 3 cấp độ: thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. PHÒNG GD&ĐT GIA VIỄN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (ĐẠI TRÀ) TRƯỜNG THCS LIÊN SƠN Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 02 phần 06 câu trong 02 trang) I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: BÀN TAY YÊU THƯƠNG
  8. 8 Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: - "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: - "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật...". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: - "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!". Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Mai Hương, Vĩnh Thắng – Trích Quà tặng cuộc sống, NXB trẻ). Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Theo văn bản, cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ về chủ đề gì? Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong trong câu sau: Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.” Câu 3. Tại sao đối với Douglas bàn tay cô giáo lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương? Câu 4.Thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân anh (chị) rút ra từ câu chuyện trên là gì? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản ở phần ngữ liệu đọc hiểu trên. Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tình trạng một bộ phận giới trẻ hiện nay thiếu kĩ năng sống.
  9. 9
  10. 10 PHÒNG GD&ĐT GIA VIỄN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LIÊN SƠN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT (ĐẠI TRÀ) Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Đáp án Điểm I ĐỌC – HIỂU 4,0 1 - Theo văn bản, cô giáo đã yêu cầu học sinh: vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 0,5 như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 2 - Biện pháp tu từ 1,5 được sử dụng : + Liệt kê: “những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…" - Tác dụng: + Tăng sức biểu đạt, biểu cảm, tăng hiệu quả diễn đạt. + Nhấn mạnh làm đầy đủ hơn, chi tiết hơn những ý nghĩa những cảm xúc của cô giáo khi nghĩ về đề tài mà HS sẽ lựa chọn để vẽ bức tranh nhưng cuối cùng cô hoàn toàn bất ngờ khi tất cả nằm ngoài dự đoán của cô bức
  11. 11 tranh vẽ một bàn tay. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương:1,5 điểm. - Học sinh trả lời được hai tác dụng như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.75 điểm. - Học sinh trả lời được một tác dụng như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 3 Đối với Douglas bàn 1,0 tay cô giáo lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương bởi: + Cô giáo đã dùng bàn tay của mình để dắt Douglas ra sân và cô cũng đã dùng bàn tay ấy để dắt nhều HS khác nữa. + Cử chỉ của cô giáo rất bình thường, giản dị không có gì đặc biệt nhưng cử chỉ ấy xuất phát từ sự chân thành, từ tình yêu thương, từ mong muốn tốt đẹp để Douglas có cơ hội được hòa nhập cùng bạn bè. + Bức tranh của Douglas chính là sự tri ân đối với cô giáo của mình. Hướng dẫn chấm:
  12. 12 - Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng hai ý được: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng một ý được: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 4 Đây là câu hỏi mở, 1,0 học sinh nêu được một thông điệp và lí giải phù hợp. Tuy nhiên, cần đảm bảo 2 ý cơ bản sau: - Rút ra thông điệp ý nghĩa nhất đối với bản thân. - Lí giải hợp lí. * Gợi ý các thông điệp sau: - Trong cuộc sống này, có những hành động giản đơn mà ta thường làm mỗi ngày với người khác nhưng đó lại là món quà tặng quý giá đối với những họ. - Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường, xuất phát từ tấm lòng chân thành nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. - Chúng ta hãy luôn sống yêu thương, đồng cảm và chia sẻ… Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được một thông điệp: 0,5
  13. 13 điểm. - Học sinh lí giải thuyết phục cho thong điệp của mình: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời hoặc đưa ra cách lý giải phản cảm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức: không cho điểm. II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) ) trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung, 2,0 nghệ thuật của văn bản ở phần ngữ liệu đọc hiểu. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn - Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc 0,25 song hành. - Dung lượng: khoảng 200 chữ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trình bày cảm nhận của em về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai nội dung đoạn
  14. 14 văn theo nhiều 0,25 hưởng, miễn là hợp lí, có thể tham khảo một số gợi ý sau: * Về nội dung: - Văn bản cho chúng ta một bài học sâu sắc về tình yêu thương. Trong truyện tác giả đã đặt các nhân vật 0,25 vào những hoàn cảnh, những tình huống khác nhau để các nhân vật bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình. “Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, 0,5 những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc 0,75 nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay”. - Bức tranh vẽ một bàn tay ấy đã khiến cả cô giáo và các bạn trong lớp tò mò. Tất cả mọi người đều đưa ra dự đoán và hồi hộp xem đó là bàn tay của ai. HS trong lớp và đặc biệt là cô giáo đã hoàn
  15. 15 toàn bất ngờ khi biết bàn tay trong bức tranh ấy lại chính là bàn tay của cô giáo chứ không phải của một ai khác. Lý do khiến cô giáo, các bạn và cả người đọc thấy xúc động “Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.” - Đọc truyện mỗi chúng ta chợt nhận ra một điều không phải cứ cho đi một cái gì đó lớn lao thì mới có ý nghĩa đôi khi tình yêu thương, hạnh phúc lại xuất phát từ những điều giản dị trong cuộc sống. Với Douglas những cử chỉ ân cần của cô giáo dùng đôi bàn tay để dắt em ra sân có một ý nghĩa lớn lao, cô bé cảm
  16. 16 nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, tấm lòng tình cảm chân thành của cô giáo. Với một HS khuyết tật như em không phải lúc nào cô cũng nhận được. Tình yêu thương chân thành, giản dị của cô giáo là một nguồn động lực sức mạnh tinh thần to lớn để Douglas cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Truyện có kết thúc nhẹ nhàng nhưng lại để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. * Về nghệ thuật: - Truyện tạo ra nhiều tình huống bất ngờ, lôi cuốn người đọc. - Truyện được kể theo ngôi thứ ba tạo sự khách quan - Ngôn ngữ giản dị - Truyện thành công ở NT xây dựng nhân vật. Nhân vật vừa được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói vừa được miêu tả qua diễn biến tâm lý. 2 Viết bài văn nghị 4,0 luận trình bày suy nghĩ của em về tình trạng một bộ phận giới trẻ hiện nay thiếu kĩ năng sống.
  17. 17 a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài văn nghị luận b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày suy 0,25 nghĩ về một bộ phận người trẻ hiện nay thiếu kĩ năng sống. c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Mở bài: Giới 0,5 thiệu và nêu tầm quan trọng của vấn đề cần giải quyết (tình trạng một bộ phận người trẻ hiện 0,25 nay thiếu kĩ năng sống đang là vấn đề đáng quan tâm). - Thân bài: * Giải thích kĩ năng sống là gì? - Kĩ năng sống là những hành vi cụ thể thể hiện khả năng chuyển đổi 0,25 kiến thức và thái độ thành hành động thích ứng trong cuộc sống. - Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh 0,5 hình thành các năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như: tự tin vào bản thân, sống có trách nhiệm, có lòng 0,5
  18. 18 tương thân tương ái, biết sẻ chia, giúp đỡ người khác, có khả năng tự chủ, tự giải quyết vấn đề, có kỹ 0,5 năng giao tiếp và hợp tác. * Luận điểm 1: Phân tích các khía cạnh của vấn đề - Thực trạng của việc thiếu kĩ năng sống Một bộ phận giới trẻ đang thiếu kĩ năng sống: Sức chịu áp lực về công việc của không ít người trẻ chưa cao. Đó là tình trạng một số bạn trẻ thiếu sự định hướng, không phân biệt 0,5 được giữa cái thiện - cái ác, giữa đúng – sai, là thái độ thờ ơ, vô cảm. Vô cảm với mọi người xung quanh và vô trách nhiệm với bản thân mình. - Nguyên nhân thiếu kĩ năng sống + Nguyên nhân chủ quan là do một số người trẻ được sinh ra, lớn lên trong thời đại khá đầy đủ về vật chất và chú ý nhiều hơn đến nhu cầu tinh thần.... + Nguyên nhân khách quan, người trẻ hiện nay sống trong xã hội thay đổi rất nhanh chóng và chứa nhiều bất định.
  19. 19 Điều này đòi hỏi người trẻ phải học và rèn luyện thật nhiều kiến thức, kỹ năng sống mới có thể thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội - Hậu quả của thiếu kĩ năng sống + Thiếu kĩ năng sống, giới trẻ rất dễ sa vào lối sống buông thả, hư hỏng; hoặc cách ứng xử thiếu văn hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai. (Sử dụng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề) * Luận điểm 2: Giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề - Giải pháp 1: Đối với bản thân mỗi người + Phải tích cực tham gia các hoạt động, sống hòa đồng, sẻ chia với những người xung quanh + Tích cực rèn luyện kĩ năng sống thông qua mọi hoạt động. - Giải pháp 2: Đối với gia đình + Phải tích cực cho con em mình tham gia các hoạt động để rèn luyện kĩ năng sống + Gia đình phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
  20. 20 - Giải pháp 3. Nhà trường và xã hội: + Tổ chức hoạt động trải nghiệm + Tổ chức các câu lạc bộ sẽ tạo cơ hội để giới trẻ được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm. + Tổ tham quan, dã ngoại. + Tổ chức sự kiện trong nhà trường. c. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân (về suy nghĩ, hành động). Có kỹ năng sống tốt chính là hành trang giúp con người có lối sống lành mạnh đảm bảo chất lượng cuộc sống, kỹ năng sống đó là một phần quan trọng của nhân cách con người trong xã hội hiện đại. d. Diễn đạt: Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn 0,25 chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,25 lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2