intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Tiến, Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Tiến, Ninh Bình” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Tiến, Ninh Bình

  1. MA TRẬN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT ĐẠI TRÀ Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút TT Cấp độ tư duy Năn Mạch Thôn Tổng Nhận Vận g nội g % biết dụng lực dung Số hiểu câu Số Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ câu câu câu Văn bản Năn nghị g luận I 4 2 20% 1 10% 1 10% 40% lực (ngo Đọc ài SGK ) Viết đoạn văn 1 5% 5% 10% 20% nghị luận Năn xã hội g II Viết lực bài Viết văn nghị 1 7.5% 10% 22.5% 40% luận văn học Tỉ lệ 22.5% 35% 42.5% 100% Tổng 6 100%
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT ĐẠI TRÀ Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến Mức độ TT Kĩ năng thức/Kĩ đánh giá Thông Vận dụng năng Nhận biết hiểu 1 1. Đọc Văn bản Nhận 2 câu 1 câu 1 câu hiểu nghị biết: luận - Chỉ ra phươg thức biểu đạt - Xác định được các luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo được trình bày trong văn bản. Thông hiểu: - Phân tích được các biện
  3. pháp tu từ trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này. Vận dụng: - Rút ra được thông điệp 2 Viết Viết Nhận biết: 1 1 1 1 đoạn - Giới thiệu được vấn đề văn nghị luận. nghị - Đảm bảo cấu trúc của luận xã một đoạn văn nghị luận; hội đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ vấn đề nghị luận. - Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình đối với thông điệp được gợi ra từ vấn đề nghị luận. Vận dụng cao: - Đánh giá được đặc sắc của vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.
  4. Viết văn Nhận biết: 1 1 1 1 bản - Giới thiệu được đầy đủ nghị thông tin chính về tên tác luận về phẩm, tác giả. một tác - Đảm bảo cấu trúc, bố cục phẩm của một văn bản nghị văn học luận. Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm. - Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. PHÒNG GDĐT TP NINH BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT ĐẠI TRÀ TRƯỜNG THCS NINH TIẾN Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao để) (Đề thi gồm: 06 câu, trong 02 trang) Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
  5. Đọc văn bản sau: Đố kỵ nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tị hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế phát triển của mỗi người. Thói đố kỵ khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chủng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”. (George Matthew Adams, “Không gì là không thể”, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2019, Tr.117) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2. Theo đoạn trích, thói đố kỵ có những tác hại nào? Câu 3. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tương phản và nêu tác dụng của nó trong câu văn sau: “Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó”? Câu 4. Bức thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận được từ đoạn trích trên là gì? Vì sao? Phần II. Viết (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về lối sống có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng xã hội. Câu 2 (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ sau: ĐÊM GIAO THỪA (Tố Hữu)
  6. Đêm nay pháo nổ giao thừa Mà người chiến sĩ không nhà còn đi Truông dài, bãi rậm, đồng khuya Người đi như chẳng nhớ gì tết xuân Người đi quên hết gian truân Say mê như một dân quân trên đường Xóm làng phảng phất quê hương Nước non man mác tình thương mặn nồng. Song trong mưa gió lạnh lùng Tái tê chân cũng ngại ngùng bước gieo Nép lưng vào miếu tranh nghèo Nao nao lòng lại mơ theo cờ hồng. Xuân 1943 (Nguồn: Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, 1959) Chú thích: - Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành. Quê của ông ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là nhà thơ hoạt động sôi nổi trong thời kỳ cách mạng, ông để lại rất nhiều tác phẩm quý giá. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Thơ Tố Hữu luôn tha thiết và thấm đẫm tình người. - Bài thơ “Đêm giao thừa” được viết năm 1943, được in trong tập “Từ ấy”. ---------------Hết-------------- PHÒNG GDĐT TP NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NINH TIẾN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT ĐẠI TRÀ Năm 2024 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 06 câu, trong 05 trang)
  7. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Phương thức biểu 1,0 đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai: 0 điểm 2 Theo đoạn trích, 1,0 thói đố kỵ có những tác hại: - Khiến con người cảm thấy mệt mỏi, hạn chế sự phát triển của mỗi người, khiến lãng phí thời gian. - Không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn, khiến đánh mất cơ hội thành công của chính mình. Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời được ½ ý như đáp án: 0,25 điểm - Trả lời sai: 0 điểm 3 - Biện pháp nghệ 0,25 thuật tương phản: “Người thành công luôn nhìn thấy và 0,25 học hỏi những đức tính tốt đẹp - kẻ thất 0,5 bại lại không làm
  8. được điều đó”. - Tác dụng: + Tạo sự cân xứng, hài hòa tăng giá trị biểu đạt cho câu văn + Nhấn mạnh sự trái ngược giữa người thành công và kẻ thất bại - để làm rõ sự tích cực của người thành công và sự ích kỷ, nhỏ nhen của người có tính đố kỵ. Từ đó nhắc nhở mỗi người tránh xa thói đố kỵ, có thái độ sống tích cực. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Không trả lời đúng: 0 điểm 4 Học sinh có thể trình 1,0 bày bức thông điệp theo ý kiến cá nhân nhưng phải phù hợp. Ví dụ học sinh có thể chọn: - Đố kỵ là thói xấu cần tránh xa vì sẽ gây hại cho bản thân và cho cộng đồng. Vì : Đố kị khiến con người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện bản thân, tích lũy những kiến thức cần thiết cho sự phát
  9. triển bản thân của mình. - Trước thành công của người khác cần chia sẻ và có niềm vui thật sự chân thành. Vì: đó là cách ứng xử của người có văn hóa. (Hoặc học sinh có thể nêu các bức thông điệp khác có ý nghĩa với bản thân.) Hướng dẫn chấm: - Nêu được 1 thông điệp, lý giải hợp lý : 1,0 điểm Lưu ý: hs trả lời hoặc diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị 2,0 luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về lối sống có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng xã hội. a. Xác định được 0,25 yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn và vấn đề nghị luận. - Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng
  10. 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành - Vấn đề cần nghị luận: lối sống có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng xã hội. b. Đề xuất được hệ 1,25 thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: 1. Mở đoạn Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. 2. Thân đoạn - Giải thích vấn đề cần nghị luận: Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội - Ý nghĩa của sống có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng xã hội , có thể theo một số gợi ý
  11. sau: + Sống có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng xã hội là biểu hiện tích cực của tâm lý, thể hiện những giá trị tinh thần cao đẹp, thúc đẩy con người nỗ lực phấn đấu, sống lạc quan yêu đời, suy nghĩ tích cực, loại bỏ lối cá nhân nhỏ nhen, ích kỷ, tầm thường, luôn hướng đến những điều tốt đẹp, biết sống vì người khác + Sống có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng xã hội, cuộc sống của mỗi người mới thực sự ý nghĩa. + Sống có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng xã hội giúp không khí luôn vui vẻ, hạnh phúc; quan hệ giữa các thành viên ngày càng gắn bó, bền chặt; tạo nền tảng vững chắc cho gia đình và cộng đồng xã hội; + HS nêu dẫn chứng tiêu biểu - Bài học nhận thức Mỗi người cần hoàn thành tốt công việc được giao, tự đặt ra
  12. những kế hoạch cho bản thân và cố gắng thực hiện mỗi ngày. Chịu trách nhiện trước mỗi hành động, việc làm của mình. Luôn nghĩ đến lợi ích của mọi người, của cộng đồng. 3. Kết đoạn: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân d. Viết đoạn văn đảm 0,5 bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. - Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. 2 Anh/chị hãy viết 4,0 một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích chủ
  13. đề và những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Đêm giao thừa” của Tố Hữu a. Xác định được 0,25 yêu cầu của kiểu bài Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học b. Xác định đúng 0,25 vấn đề cần nghị luận Phân tích chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Đêm giao thừa” của Tố Hữu c. Đề xuất được hệ 2,0 thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận. * Giới thiệu chung 0,25 về tác giả, tác phẩm * Phân tích được 1,5 đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: -Về nội dung: 1,0 + Xác định chủ đề: Bài thơ "Đêm giao thừa" của Tố Hữu tập trung vào tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong đêm giao thừa,
  14. khi mọi người đang sum họp bên gia đình, người chiến sĩ không nhà, không mái ấm riêng tư nhưng vẫn tiếp tục hành trình mình đã chọn, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, khó 0.5 khăn, thử thách, ước mơ về một ngày mai tươi sáng. + Phân tích chủ đề: ++ Bài thơ tập trung vào niềm say mê lí tưởng cách mạng của một tâm hồn trẻ, bất chấp những khó khăn trở ngại Truông dài, bãi rậm, đồng khuya, tự hào bản thân như một dân quân có bản lĩnh vững vàng để bước vào trận đánh với kẻ thù. ++ Bài thơ thể hiện thái độ sống tích cực của nhân vật trữ tình. Trong thời khắc giao thừa, chuyển sang năm mới, người chiến sĩ không màng hưởng thụ, ăn tết, vui xuân: Người đi như chẳng nhớ gì tết xuân. Tâm hồn người chiến sĩ vẫn thể hiện tình yêu sâu nặng với quê hương, đất nước: Nước non
  15. man mác tình thương mặn nồng; ++ Bài thơ còn thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của nhân vật trữ tình. Đó là giấc mơ về lá cờ hồng, về khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. -Về nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát; giọng điệu tha thiết, trìu mến; lời thơ tự nhiên, giàu tính biểu cảm; nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, liệt kê...; cấu tứ độc đáo, mạch thơ vận động từ bóng tối ( đêm giao thừa) đến ánh sáng ( cờ hồng),... Khẳng định được 0,25 giá trị tư tưởng của bài thơ: + Bài thơ gợi ra tâm trạng và hành động đẹp đẽ của người chiến sĩ trong đêm giao thừa với ý chí quyết tâm lên đường thực hiện lí tưởng cao đẹp của cuộc đời mình. + Bài thơ chứa đựng nhiều thông điệp nhân văn cao đẹp, như: tình yêu lí tưởng cách mạng của một tâm hồn trẻ; ý thức sống
  16. cống hiến của tuổi trẻ.... d. Viết bài văn đảm 1,25 bảo các yêu cầu sau: - Đảm bảo cấu trúc: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. - Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ vấn đề nghị luận. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: phân tích chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. - Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0
  17. ------------------- HẾT ---------------- THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 2_Nguvan_PG4_TS10D_2024_DE_SO_5 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 07 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Đào Thị Thu Hồng Đơn vị công tác: Trường THCS Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình.
  18. Số điện thoại: 0911.188.979 NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI THẨM ĐỊNH XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ và tên, chữ ký) VÀ PHẢN BIỆN (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) (Họ và tên, chữ ký) Đào Thị Thu Hồng Nguyễn Thị Thanh Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2