![](images/graphics/blank.gif)
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Phát Diệm, Kim Sơn
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Phát Diệm, Kim Sơn" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Đại trà) năm 2025-2026 có đáp án - Trường THCS Phát Diệm, Kim Sơn
- MA TRẬN ĐỀ THI TT Kĩ Nội dung/ Mức độ nhận thức Tổng % điểm năng đơn vị kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao TL TL TL TL Đọc Văn bản 2 1 1 1 4,0 đ = 40 % hiểu nghị luận 2,0 1,0 1,0 Viết đoạn văn 1* 1* 1* 2,0 đ = 20 % nghị luận xã hội 0,5 0,5 1,0 2 Viết Viết bài văn 1* 1* 1* 4,0 đ = 40% NLVH 1,5 1,5 1,0 Tổng 2,0 3,0 đ 3,0 đ 2,0 đ Tỉ lệ (%) 20% 30% 30% 20% 10 đ = 100% Tỉ lệ chung 50% 50%
- 2 BẢNG ĐẶC TẢ STT Kĩ năng Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi , tỉ lệ % theo mức độ cần đánh giá nhận thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Nhận biết: 2 + Câu chủ đề của văn bản ( 20%) + Những lí lẽ mà tác giả dùng để lập luận Đọc Thông hiểu: 1 hiểu + Hiểu được tác dụng của biện 1 pháp điệp ngữ trong văn bản. ( 10%) Vận dụng: + Trình bày được cách thức thực 1 hiện của bản thân. (10%) 2 Thông hiểu: 1* + Hiểu đặc trưng của kiểu bài (5%) văn NLXH về một vấn đề trong đời Viết sống xã hội. + Hiểu đúng nội dung đề yêu Viết đoạn cầu : Sự cần thiết phải thoát khỏi văn vùng an toàn. NLXH về Vận dụng: một vấn + Viết được đoạn văn nghị luận 1* đề trong về một vấn đề trong đời sống xã (5%) đời sống hội. xã hội Vận dụng cao: + Có sự sáng tạo về cách bày tỏ 1* quan điểm, cách phân tích, (10%) chứng minh, dùng từ, diễn đạt,...biết so sánh đối chiếu để tăng sức thuyết phục Thông hiểu: 1* + Hiểu đặc trưng của kiểu bài (15%) Viết phân tích về chủ đề và đặc sắc Viết bài nghệ thuật của tác phẩm thơ văn nghị + Hiểu đúng nội dung đề yêu luận văn cầu: Phân tích chủ đề và những học phân đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. tích chủ Vận dụng: đề và một + Viết bài văn phân tích được 1* số nét đặc chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của (15%)
- 3 bài thơ. sắc nghệ Vận dụng cao: thuật của + Có sự sáng tạo trong cách viết, 1* bài thơ diễn đạt, cảm nhận, đánh giá tác (5%) phẩm thơ. Tỉ lệ (%) 20% 30% 30% 20% Tỉ lệ chung 50% 50% BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
- 4 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT - BÀI THI ĐẠI TRÀ Cấp độ tư duy Thành Vận dụng Tổng phần Mạch nội Số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TT % năng dung câu lực Số Số Số Số Tỉ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ câu câu câu câu lệ Năng Văn bản I lực 4 2 20% 1 10% 1 10% 0 0% 40% đọc hiểu đọc Đoạn văn Năng 1 0% 5% 5% 10% 20% nghị luận II lực viết Bài văn 1 0% 15% 15% 10% 40% nghị luận Tỉ lệ % 20% 30% 30% 20% 100% Tổng 6 100% Người ra đề Phạm Thị Vân
- 5 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HUYỆN KIM SƠN Năm học 2025 - 2026 TRƯỜNG THCS PHÁT DIỆM Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 02 phần, 02 trang) (không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI : I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Những khoảng trống không phải để lấp đầy [..] Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cảnh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui… (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2013) Câu 1. (1,0 điểm) Chỉ ra câu chủ đề của văn bản? Câu 2. (1,0 điểm) Để tăng sức thuyết phục cho lập luận: “ Tuổi mới lớn là tuổi biết buồn” tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Câu 3. (1,0 điểm) Biện pháp điệp ngữ trong câu “ Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn” có tác dụng gì? Câu 4. (1,0 điểm) Em hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình về cách vượt qua nỗi buồn, sự cô đơn? II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của thoát khỏi vùng an toàn đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay? Câu 2. (4,0 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ), phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ sau: “Hoa vàng mùa thu” của Bình Nguyên Trang Lũ sẻ đồng tíu tít giục nhau đi Thắp nắng ngọt cho ngày vàng thêm mãi Thăm thẳm trời xanh, ngút ngàn bến bãi Con đò bình yên nghe sóng giữa dòng trôi. Mùa chín dần trên trái bưởi xinh tươi Nghe rộn rã bầy ong đi tìm mật Vàng ở trên trời và vàng ở dưới đất Cúc bồi hồi khép cánh tinh khôi. Loài hoa khiêm nhường đã thắm lòng tôi Thuở chân đất mùa thu đến lớp Vương bâng quơ trên sắc áo hoa vàng Mơ ngọt ngào dép mới, cặp xinh.
- 6 Ta không quên bài hát tuổi thơ mình Có hoa cúc như mặt trời mới thức Lũ sẻ đồng gọi mùa thu đi học Ngơ ngẩn buồn như nước giữa dòng sông\ *Chú thích: - Bình Nguyên Trang đã có hơn 20 năm cầm bút với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng được bạn đọc trẻ yêu thích. Là người sống chân thành, viết chân thành, nhạy cảm và tinh tế, thơ như chính con người mình, tinh khôi mà da diết nỗi người, nỗi đời, sâu sắc một cách tự nhiên. - Thơ Bình Nguyên Trang ý vị, đậm nữ tính, giàu nội tâm, đôi khi man mác nỗi u hoài xa vắng. Với lối viết chân thành giản dị và các đề tài gần gũi của cuộc sống hiện đại, nên các vần thơ của Bình Nguyên Trang dễ chạm tới trái tim bạn đọc yêu thơ. - Bài thơ “Hoa vàng mùa thu” đã gợi được rất nhiều cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh vật mùa thu để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc thế hệ trẻ. ------------------------------------------
- 7 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HUYỆN KIM SƠN Năm học 2025 - 2026 TRƯỜNG THCS PHÁT DIỆM HƯỚNG DẪN CHẤM Bài thi: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 05trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Câu chủ đề của văn bản: Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết 1,0 buồn”. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 2 Để tăng sức thuyết phục cho lập luận: “ Tuổi mới lớn là tuổi biết 1,0 buồn” tác giả đã đưa ra những lí lẽ: + “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời + “Biết buồn” tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. + “Biết buồn” là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 2 trong 3 ý: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 3 Biện pháp điệp ngữ trong câu “ Khi đó, hãy dành cho sự cô độc 1,0 một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn” có tác dụng: - Nhấn mạnh: Cách thức đối diện với nỗi buồn, sự cô độc một cách hiệu quả - Tạo nhịp điệu nhanh, mạnh mẽ cho câu văn; thể hiện thái độ khích lệ, khuyên bảo của tác giả. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 4 HS đưa ra được một số kinh nghiệm về cách vượt qua nỗi buồn, sự 1,0 cô đơn. Chẳng hạn: + Bình thản đối diện với nỗi buồn, sự cô độc; không né tránh, không chìm đắm vào nó với thái độ tiêu cực. + Tìm cho mình không gian riêng để suy ngẫm sau đó “ đóng khung” nỗi buồn, sự cô đơn và không bao giờ nhắc lại. + Luôn tạo cho mình niềm vui để nỗi buồn chỉ thoáng qua: Viết nhật kí, chia sẻ cùng bạn bè, thay đổi phong cách cá nhân, tự làm phấn chấn bản thân, khám phá một sở thích mới, đọc sách..
- 8 Hướng dẫn chấm: - Học sinh đưa ra được ít nhất 2 nghiệm để vượt qua nỗi buồn: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời lạc đề hoàn toàn: không cho điểm. II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ 2,0 của em về sự cần thiết của thoát khỏi vùng an toàn đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25 - Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. - Dung lượng: khoảng 200 chữ. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Sự cần thiết của thoát khỏi vùng an toàn với tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. c.Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh có thể lựa chọn các thao 0,75 tác lập luận theo nhiều cách không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: – Vùng an toàn là gì? Vùng an toàn là giới hạn, ranh giới con người tự đặt ra cho mình. Ở nơi đó ta có được trạng thái thoải mái, bình yên mà không có bất kì sự thay đổi hay đột phá nào; là môi trường sống quen thuộc, không có những áp lực nặng nề hay mang tính mạo hiểm và con người có thể kiểm soát được vấn đề xảy ra. - Tại sao phải thoát khỏi vùng an toàn? +Thoát ra khỏi vùng an toàn, chúng ta sẽ tích lũy được nguồn kiến thức khổng lồ, những bài học kinh nghiệm giá trị để làm nền tảng cho sự bứt phá của bản thân trong những lĩnh vực mới, trong những hướng đi mới. +Bước ra khỏi ranh giới của bản thân nghĩa là ta đã hoàn toàn sống độc lập, có khả năng xử lý và giải quyết những tình huống khó khăn, những sóng gió bất ngờ ập đến trên con đường đến đỉnh vinh quang. + Khi đập vỡ đi bức tường an toàn ấy là cơ sở để chúng ta rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ, không vì chút khó khăn mà nản lòng hay từ bỏ giữa chừng. +Việc ở quá lâu trong vùng an toàn sẽ khiến cuộc sống của chúng ta dần trở nên nhàm chán, trì trệ, thậm chí là thất bại. Vì vậy, ta cần phải học cách để thoát ra khỏi vùng an toàn. d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,25 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Sự cần thiết của thoát khỏi vùng an toàn đốivới tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- 9 - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích chủ đề 4,0 và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Hoa vàng mùa thu” của Bình Nguyên Trang. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chủ đề và đặc sắc nghệ 0,25 thuật của bài thơ Hoa vàng mua thu của Bình Nguyên Trang. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết 2,5 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác giả Bình Nguyên Trang, bài thơ “Hoa vàng mùa thu” và vấn đề nghị luận (chủ đề, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ). * Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai phân tích bài thơ theo nhiều cách khác nhau (phân tích theo 2 luận điểm lớn là chủ đề và đặc sắc nghệ thuật; phân tích lần lượt từng khổ thơ; phân tích lồng ghép nghệ thuật vào nội dung…), có thể có những cảm nhận cá nhân không giống như đáp án, tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số gợi ý: - Chủ đề của bài thơ: Bức tranh mùa thu tươi đẹp và tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ. - Chủ đề ấy được thể hiện qua nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: Luận điểm 1: “Hoa vàng mùa thu” của Bình Nguyên Trang là những phát hiện, cảm nhận tinh tế và khám phá mới mẻ khi thiên nhiên, đất trời vào thu . - Mùa thu là mùa của yêu thương, mùa của những nỗi nhớ, những ký ức, kỷ niệm. Cảm xúc chông chênh, bâng khuâng, khung cảnh ngập sắc vàng, màu vàng rải khắp không gian, ươm màu lên vạn vật, nắng thắp ngọt trên nền trời xanh thẳm… tất cả được Bình Nguyên Trang tinh tế thu vào tầm mắt để rồi không gian thu mở ra không cùng với sự vận động của “lũ sẻ đồng”, của “nắng ngọt”, của “con đò bình yên” + Mạch cảm xúc trong khổ thơ đầu bài thơ vận động khá nhạy cảm, tinh tế, logic. Thiên nhiên lúc thu sang được cảm nhận bắt đầu bằng âm thanh “tíu tít” của lũ sẻ đồng trong không gian rộng lớn với nắng ngọt, trời xanh, bến bãi ngút ngàn. ( Phân tích khổ thơ thứ nhất)
- 10 + Khung cảnh thiên nhiên mùa thu tươi đẹp mở ra. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá khi lắng tai nghe âm thanh “tíu tít giục nhau đi”, giục nhau về phương nam của lũ sẻ đồng. Chỉ bằng âm thanh của lũ sẻ thôi mà không gian trở nên xôn xao và gợi được cái động, cái hồn của cảnh vật. + Các từ láy “ngút ngàn, thăm thẳm” gợi mở không gian rộng lớn vô cùng đẹp đẽ và lôi cuốn. Lúc này đây, những giọt nắng vốn được cảm nhận bằng thị giác, nay lại được cảm nhận bằng vị giác “ nắng ngọt” khiến cho cả không gian thu ngọt ngào hơn, bình yên, dịu dàng hơn. Trên nền không gian thu, con đò thư thả trôi như đang tận hưởng khung cảnh đẹp đẽ, như đang trôi về phía mơ màng, hoài niệm. Cả bầu trời, mặt đất, vạn vật đã nhuốm sắc thu. - Mùa thu về, vạn vật đều trở nên vui mừng, hạnh phúc, xôn xao đón chào mùa thu tươi mát, đẹp đẽ: + Mùa thu chín dần trên trái bưởi, trong cái rộn rã của bầy ong, trong màu vàng ngập không gian, phủ đầy lối đi. Cả đất trời mùa thu nhuốm sắc vàng “ Vàng trên trời và vàng ở dưới đất”. ( Phân tích khổ thơ thứ hai) => Đất trời mùa thu như đang rùng mình thay áo mới. Mùa thu ứ đầy, dâng lên, gọi về những no đủ, khiến đoá cúc cũng bồi hồi, rung động nhẹ nhàng khép những cánh hoa tinh khôi. Sự vận động của cảnh vật rất khẽ, rất nhẹ, rất êm, rất dịu dàng để rồi toàn bộ sự sống nhuốm màu sắc thu. - Mùa thu gọi về bao kỉ niệm đẹp: + Kỉ niệm mùa thu đến lớp với giấc mơ con trẻ, rộn ràng, ngọt ngào với “ dép mới, cặp xinh” + Hoa cúc – Sứ giả của mùa thu mang đến cho lòng người những ý vị khó quên, loài hoa dẫn lối cho mùa thu trong kỉ niệm thuở “ Chân đất mùa thu đến lớp”. Mùa thu đến, bao kỉ niệm chợt ùa về khiến lòng người cũng bâng khuâng, hoài niệm về tuổi học trò nhiều vui buồn, lắm ước mơ. + Khung cảnh mùa thu sẽ đẹp mãi với những tiếng hát tuổi thơ, những bông hoa cúc nở rộ và lũ sẻ đồng ríu rít gọi thu về. Cả không gian thu tươi mát, đẹp đẽ, bình yên, đầy sức sống gắn liền khung cảnh làng quê thân thuộc, bình dị. ( Phân tích khổ thơ thứ ba) - Tình cảm yêu mến của tác giả dành cho mùa thu: + Sự trân trọng, yêu thương, nâng niu cảnh thu, tình thu: Mùa thu được cảm nhận từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm đã đọng lại trong hồn bạn đọc những nỗi bâng khuâng, lưu luyến trước vẻ dịu dàng, êm mát của mùa thu…không gian thu vừa dài rộng, vừa xa vời. Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ khiến bức tranh thiên nhiên như có hình, có hồn, sống động và hấp dẫn.
- 11 +Bước chân mùa thu trong “ Hoa vàng mùa thu” của Bình Nguyên Trang là những khoảnh khắc nhẹ nhàng và sâu lắng, khi thời khắc thiên nhiên chuyển mình.Trong từng bước chân mùa thu, Bình Nguyên Trang đã thổi vào đó những cảm xúc riêng vừa lãng mạn vừa dịu êm, vừa đằm thắm mà cũng rất đỗi dịu dàng. -> Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với quê hương của nhà thơ. Luận điểm 2:Vẻ đẹp của cảnh thu, tình thu trong “Hoa vàng mùa thu” của Bình Nguyên Trang được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc: +Thể thơ tự do, nhịp diệu êm ái phù hợp với mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình + Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi, giàu nhạc điệu, giản dị, tự nhiên, giàu cảm xúc; Nhiều từ láy giàu sức gợi “rộn rã”, “bồi hồi”, “ngút ngàn”, “ thăm thẳm” đã mở ra không gian thu rộng lớn đồng bộc lộ những cảm xúc mến yêu mà Bình Nguyên Trang dành cho mùa thu; Hình ảnh thơ trong sáng, tươi mới càng làm cho bức tranh thu vốn rất dịu êm lại càng ấm áp hơn trong thơ Bình Nguyên Trang. + Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, hiệu quả : nhân hoá (lũ sẻ đồng tíu tít giục nhau…), ẩn dụ ( nắng ngọt)… + Kết cấu đầu cuối tương ứng ( hình ảnh lũ sẻ đồng) đã tạo nên sự hô ứng, góp phần làm trọn vẹn hơn trong cảm xúc của nhân vật trữ tình. * Kết thúc vấn đề nghị luận: Đánh giá chung về chủ đề, đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; liên hệ, rút ra bài học/thông điệp có ý nghĩa với bản thân. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5 - Triển khai được ít nhất 2 ý trong mỗi luận điểm về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ để thể hiện được đánh giá, cảm nhận cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, biết phân tích các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, những biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật nội dung, chủ đề của bài thơ. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 ------------------------------------------
- 12 THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE: 2_Nguvan_PG6_TS10D_2024_ĐE _SO_6 TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM LÀ): 07 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Phạm Thị Vân Đơn vị công tác: Trường THCS Phát Diệm, TT Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình Số điện thoại: 0945.750705
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p |
1868 |
112
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017-2018 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p |
693 |
76
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p |
575 |
46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2015-2016 môn tiếng Anh - Sở GD&ĐT Kiên Giang
6 p |
331 |
41
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Tiếng Anh có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
8 p |
296 |
20
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p |
288 |
14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Hà Nội
1 p |
219 |
14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p |
208 |
13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh
5 p |
157 |
11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2016-2017 môn Toán - Sở GD&ĐT Kiên Giang
5 p |
96 |
10
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Phòng
11 p |
120 |
8
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên (Đề chung)
5 p |
87 |
5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p |
147 |
4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
6 p |
88 |
4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
5 p |
68 |
3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nam
5 p |
82 |
3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định
8 p |
153 |
3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Toán có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
6 p |
60 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)