intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Kiên Giang

Chia sẻ: Minh Quan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Kiên Giang” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Kiên Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT KIÊN GIANG NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN (Đề thi có 01 trang) Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 19/7/2020 I. Phần Đọc hiểu. Đọc đoạn trích sau: Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... (SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 166, NXB GD năm 2017) Và thực hiện yêu cầu: Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu khái quát nội dung của đoạn trích. Câu 2: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra phương thức liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong những câu văn: (1) Ông kiểm điểm từng người trong óc. (2) Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. (3) Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!... II. Phần Làm văn. Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội. Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) --------------------HẾT-------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh: ………………
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT KIÊN GIANG NĂM HỌC 2020-2021 HƯỚNG DẪN CHẤM- ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN (gồm có 4trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Nắm bắt kỹ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để xác định mức điểm phù hợp. - Điểm bài thi cho điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo... B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Phần Câu Ý Nội dung Biểu điểm Câu 1 Ý 1 Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Làng 0,25 Ý2 Do Kim Lân sáng tác 0,25 Nội dung: Đoạn trích thể tâm trạng đau xót, tức tối, tủi nhục 0,5 Ý3 của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc (chấp nhận cách diễn đạt khác). Câu 2 Phép điệp (điệp từ/điệp cấu trúc). 0,5 Ý1 Hoặc Câu hỏi tu từ (HS chỉ cần nêu được tên 1 BPTT thì cho 0.5 điểm) Đọc Tác dụng: Gợi lên rõ nét trạng thái day dứt, tủi nhục, xót xa 0,5 hiểu Ý2 của ông Hai. (chấp nhận diễn đạt khác nhưng đúng ý) Câu 3 - Phép thế: Từ họ ở câu 2 thế cho từng người ở câu 1 Ý1 (Tên phương thức: 0,25; chỉ ra phương tiện: 0,25) * Trường hợp: Học sinh không chỉ ra phép thế ở câu 1-2 mà 0,5 xác định phép lặp: người – người thì tính 0,25 điểm thay vì tính 0,5 điểm. Ý2 Phép lặp: Từ họ ở câu 2 được lặp lại ở câu 3 0,5 (Tên phương thức: 0,25; chỉ ra phương tiện: 0,25) Câu 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội a Cấu trúc: Đoạn văn có thể viết theo kết cấu khác nhau: tổng 0,25 phân hợp, quy nạp, diễn dịch… Đoạn văn có câu mở đoạn, các câu triển khai và câu kết đoạn. Phần làm b Vấn đề nghị luận: Đoạn văn tập trung vào bàn luận tác 0,25 văn động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội. c Triển khai: Học sinh lựa chọn và kết hợp các thao tác phù 1,0 hợp để tập trung làm sáng tỏ hệ lụy của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội. Có thể triển khai các ý theo hướng:
  3. - Lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ là lời đánh giá, kết luận, phán xét mang tính chê bai không đúng bản chất của sự việc do người viết, người nói chưa xác định được thực hư, chưa suy nghĩ thấu đáo về bản chất của vấn đề. - Lời phê phán, chỉ trích không có cơ sở xuất hiện khá phổ biến, nhất là trên mạng xã hội. Mạng xã hội có khả năng lan truyền thông tin nhanh và rộng nên tác động tiêu cực càng lớn và khó khắc phục. + Lời chỉ trích, phê phán vội làm tổn thương lớn và dài lâu đến danh dự, lợi ích của cá nhân, tập thể. Người bị chỉ trích sẽ phải sống trong tâm trạng ấm ức, xấu hổ, đau khổ, sợ hãi có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, thậm chí tìm đến cái chết. (Học sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ). + Lời chỉ trích, phê phán sai dẫn đến những mâu thuẫn giữa cá nhân, tập thể, khiến những hận thù gia tăng. Ở học đường có thể dẫn đến bạo lực học đường, ngoài xã hội gây cảnh tàn sát, bất ổn…(Học sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ). + Chính người phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ cũng mất uy tín khi sự việc được làm rõ… + Lời chỉ trích, phê phán sai có ảnh hưởng nghiêm trọng là hành vi vi phạm luật an ninh mạng, có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. - Mỗi người cần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia bình luận trên mạng xã hội; không bình luận khi chưa hiểu thấu đáo vấn đề. Cần tỉnh táo trước những lời bình luận và bình tĩnh, khôn ngoan khi mình bị ai đó phê phán, chỉ trích sai. d Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu: Viết chữ rõ ràng, 0,25 đúng chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp. e Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo, thể hiện suy 0,25 nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Câu 2 Cảm nhận về hai khổ đầu của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Bài văn có bố cục rõ 0,5 ràng. Mở bài dẫn dắt nêu được tên bài thơ, tên tác giả, đoạn trích: Thân bài được tách đoạn hợp lí trình bày những cảm nhận về hai khổ thơ. Kết luận: khép lại vấn đề với những đúc kết, liên hệ, hoặc liên tưởng từ nội dung hai khổ thơ. b Xác định trọng tâm vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp nội dung và 0,5 nghệ thuật của hai khổ đầu tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. c Triển khai vấn đề nghị luận 3,25 1. Giới thiệu chung về tác giả, bài thơ, vị trí đoạn trích (0,5 điểm) - Phạm Tiến Duật thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. - Qua hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn
  4. trong thời kỳ chống Mĩ dũng cảm, hiên ngang, lạc quan yêu đời, khao khát giải phóng miền Nam. - Đoạn trích là hai khổ thơ đầu của bài thơ. 2. Cảm nhận chi tiết đoạn thơ (2,5 điểm) 2.1. Khổ 1 (1,25 điểm) * Hai câu đầu khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh: - Câu thơ đầu gợi một hình tượng nghệ thuật độc đáo: những chiếc xe không kính. Một hình ảnh rất thực, thực đến trần trụi đã phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh. “Bom giật, bom rung” đã phá vỡ kính của xe. Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi - Câu thơ đậm chất văn xuôi, điệp ngữ “không”, cùng với động từ mạnh “giật”, “rung”, tác giả đã lí giải nguyên nhân không có kính của những chiếc xe, đồng thời gợi hình ảnh bom rơi đạn nổ đầy hiểm nguy, ác liệt. - Hình ảnh những chiếc xe không kính đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội, về cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua. * Hai câu sau nổi bật vẻ đẹp kiên cường của người lính lái xe: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. + Dẫu lái xe giữa hiểm nguy, ác liệt nhưng người lính vẫn giữ tư thế ung dung, hiên ngang, bản lĩnh tự tin hiếm có. + Cái nhìn của các anh là cái nhìn bao quát, rộng mở “nhìn đất”,“nhìn trời”, vừa trực diện, tập trung cao độ “nhìn thẳng”. Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh. + Điệp từ “nhìn” nhấn mạnh sự toàn tâm với nhiệm vụ. 2.2. Khổ 2 (1,0 điểm ) Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng về những gian khổ cũng như những nét thi vị của đời lính lái xe. Họ được hoà nhập vào thiên nhiên, giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài, tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong chiến đấu: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. + Biện pháp nhân hóa gió xoa vào mắt đắng gợi những vất vả, gian khổ do xe không kính. + Điệp từ, nhịp thơ dồn dập, giọng khoẻ khoắn, tràn đầy
  5. niềm vui gợi lên một tâm hồn trẻ trung, nhạy cảm, yêu đời. + Các hình ảnh sao trời, cánh chim gợi chất thơ của cuộc sống kháng chiến và chất thơ trong tâm hồn người chiến sĩ. Các anh ngỡ ngàng nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên ngay trong lúc lái xe vất vả, căng thẳng. Nhà thơ đã có những phát hiện, khám phá tâm hồn lãng mạn của người lính. 3. Khái quát, tổng hợp, nâng cao (0,5 điểm) - Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên pha chút ngang tàng thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ của người lính. Giọng thơ tự nhiên khỏe khoắn, hình ảnh thơ độc đáo sáng tạo. - Bài thơ góp thêm một chân dung đẹp đẽ, mới mẻ về người lính cho thơ ca kháng chiến. Bài thơ ca ngợi tuổi trẻ cứu nước, rộng ra là ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu. d * Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo, thể hiện 0,25 suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo viết đúng chính 0,5 tả, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp. * Lưu ý: - Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giám khảo cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sao cho làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng viết văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý. - Khuyến khích những bài làm có nhiều phát hiện, sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. --------------------HẾT--------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2