Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
lượt xem 4
download
"Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong" có nội dung gồm 2 phần gồm: phần đọc - hiểu văn bản và phần tập làm văn; Nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức và nắm được cấu trúc đề thi để có kế hoạch ôn tập hiệu quả cho các kì thi sắp tới. Chúc các em luôn học tập tốt và đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NAM ĐỊNH NĂM HỌC 20202021. Môn thi: NGỮ VĂN (chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút. (Đề thi gồm: 02 trang) Phần I. Đọc hiểu văn bản (2,5 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏ, Những hạt bụi đang bay Đã làm nên biển lớn Và cả trái đất này. Cũng thế, giây và phút Ta tưởng ngắn, không dài, Đã làm nên thế kỷ, Quá khứ và tương lai. Những sai lầm nhỏ bé, Ta tưởng chẳng là gì, Tích lại thành tai họa, Làm ta chệch hướng đi. Những điều tốt nhỏ nhặt;
- Những lời nói yêu thương Làm trái đất thành đẹp Đẹp như chốn Thiên Đường. (Chuyến du hành của những giọt nước, Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng, 2016) Câu 1 (0,25 điểm). Những điều bé nhỏ nào được nhắc đến trong bài thơ? Câu 2 (1,0 điểm). Những giọt nước bé nhỏ, Những hạt bụi đang bay Đã làm nên biển lớn Và cả trái đất này. Chỉ ra các cặp từ ngữ, hình ảnh mang ý đối lập trong khổ thơ trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng các cặp từ ngữ, hình ảnh đó. Câu 3 (0,75 điểm). Nêu ý nghĩa của những điều bé nhỏ em nhận ra trong bài thơ. Câu 4 (0,5 điểm). Bài thơ cho em những bài học gì? Phần II. Tập làm văn (7,5 điểm) Câu 1 (3,0 điểm). Những sai lầm nhỏ bé có thể trở thành tai họa. Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (4,5 điểm). Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (phần trích trong Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018).
- HẾT Họ và tên thí sinh:……………… Họ tên, chữ ký GT 1: Số báo danh:…………………… …………………… Họ tên, chữ ký GT 2: …………………… HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Năm học: 20202021. Môn: NGỮ VĂN (chuyên) (Hướng dẫn chấm gồm 06 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 2,5 1 Những điều bé nhỏ được nhắc đến trong bài thơ là: 0,25 Giọt nước Hạt bụi Giây Phút Sai lầm nhỏ bé Điều tốt nhỏ nhặt Lời nói yêu thương Lưu ý: + Chỉ ra đúng 0507 từ/cụm từ: 0,25 điểm + Các trường hợp khác: không cho điểm
- 2 Chỉ ra và nêu hiệu quả của việc sử dụng các cặp từ ngữ, hình ảnh mang ý đối lập trong khổ thơ Chỉ ra các cặp từ ngữ, hình ảnh sau: 0,25 Giọt nước bé nhỏ với biển lớn Hạt bụi với trái đất Lưu ý: + Chỉ ra đúng 02 ý: 0,25 điểm + Các trường hợp khác: không cho điểm Hiệu quả: 0,75 Làm nổi rõ giá trị của những điều nhỏ bé trong cuộc sống: có những điều nhỏ bé nhưng ý nghĩa lớn lao. Lời thơ giàu hình ảnh, gợi sức liên tưởng cho người đọc. Tạo tính triết lí sâu sắc cho khổ thơ và cả bài thơ. Lưu ý: Trả lời đúng 01 ý: 0,25 điểm (Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) 3 Ý nghĩa của những điều bé nhỏ: 0,75 Góp phần tạo nên những điều lớn lao, vĩ đại. Kết nối, tạo nên chiều dài thời gian. Tạo nên sự tốt lành, tuyệt diệu trong cuộc sống. Lưu ý: + Trả lời đúng 01 ý: 0,25 điểm (Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) + Nếu học sinh chỉ nêu dẫn chứng trong văn bản: cho tối đa 0,25 điểm
- 4 Học sinh rút ra bài học phù hợp. Có thể hướng tới những bài 0,5 học sau: Cần chú ý đến những điều nhỏ bé mà có ý nghĩa lớn lao, quan trọng trong cuộc sống. Hạn chế những sai lầm dù nhỏ bé để tránh hậu quả nghiêm trọng. Làm những điều tốt dù nhỏ, nói những lời yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. ... Lưu ý: + Rút ra 02 bài học: 0,5 điểm + Rút ra 01 bài học: 0,25 điểm II TẬP LÀM VĂN 7,5
- 1 Những sai lầm nhỏ bé có thể trở thành tai họa. 3,0 Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Yêu cầu chung: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Xác định đúng vấn đề nghị luận, sử dụng các thao tác lập luận hợp lí và những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. Kết cấu bài mạch lạc, đảm bảo bố cục 3 phần; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; văn viết có giọng điệu. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- *Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hậu quả từ những sai lầm 0,25 nhỏ bé *Giải thích: 0,25 Những sai lầm nhỏ bé có thể trở thành tai họa: ý kiến nêu lên hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn tới từ những sai lầm dù nhỏ bé của con người. *Bày tỏ quan điểm: 1,5 Những sai lầm nhỏ bé có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng vì: + Có những sai trái, lỗi lầm dù nhỏ nhưng nếu không được chỉnh đốn, sửa chữa sẽ tạo thành thói quen, thành ý thức không biết sợ, từ đó sẽ dám làm, dám gây ra những hành động tổn hại nghiêm trọng cho bản thân, cho xã hội. (0,5 điểm) + Trong một tập thể, nếu có nhiều thành viên mắc sai lầm dù nhỏ có thể sẽ gây ra sự nguy hại to lớn cho cộng đồng. (0,5 điểm) Không phải sai lầm nhỏ bé nào cũng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân hay xã hội. Đôi khi những sai lầm, vấp ngã còn đem lại cho con người bài học kinh nghiệm, giúp họ hoàn thiện bản thân và vững vàng hơn trong cuộc sống. 0,5 (0,5 điểm) *Mở rộng: Những sai lầm nhỏ bé là điều không tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người. Phê phán những người chủ quan trước những sai lầm nhỏ bé để gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, cho xã hội; những người sợ hãi sai lầm mà không dám thực hiện dẫn tới bỏ qua cơ hội, cản trở sự phát triển. *Bài học và liên hệ: Cần thận trọng, hạn chế những sai lầm 0,5 dù nhỏ bé; không sợ hãi mà cần biết sửa chữa, rút kinh nghiệm từ những sai lầm, vấp ngã...
- Cách cho điểm: Điểm 2,5 > 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có sức thuyết phục cao với lí lẽ và dẫn chứng phong phú, lập luận chặt chẽ, diễn đạt có giọng điệu. Điểm 1,75 > 2,25: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, có sức thuyết phục, diễn đạt mạch lạc. Điểm 1,0 > 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, lập luận chưa thực sự thuyết phục, còn có một vài lỗi chính tả. Điểm dưới 1,0: Chưa hiểu đúng vấn đề, thiếu sức thuyết phục, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Điểm 0: Không làm hoặc lạc đề. 2 Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị 4,5 tư tưởng của nó. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (phần trích trong Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018). Yêu cầu chung: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Xác định đúng vấn đề nghị luận và vận dụng hợp lí kiến thức lí luận, văn học, sử dụng các thao tác lập luận để triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; khi đánh giá bàn luận cần thể hiện rõ quan điểm của người viết. Kết cấu bài mạch lạc, đảm bảo bố cục 3 phần; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; văn viết có giọng điệu. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5 Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, dẫn ý kiến, giới hạn phạm vi dẫn chứng. (Nếu không trích dẫn ý kiến trừ 0,25 điểm) 2. Trình bày hiểu biết về ý kiến 0,5 Giá trị tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật: Là giá trị nội dung của tác phẩm, thể hiện qua những tư tưởng, tình cảm, suy tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ về cuộc đời và con người... cùng những thông điệp gửi tới người đọc. Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Tác phẩm chỉ có thể lay động trái tim độc giả, trường tồn với thời gian khi nó mang chở
- những tư tưởng và tình cảm đúng đắn, cao đẹp. Ý kiến đã đưa ra tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính. (Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau, nếu hiểu đúng ý kiến vẫn cho điểm tối đa) 3. Chứng minh ý kiến qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Ý 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,5 Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. (0,25 điểm) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972. (0,25 điểm) (Trường hợp học sinh giới thiệu tác giả, tác phẩm ở phần giới thiệu vấn đề nghị luận một cách hợp lí vẫn cho điểm tối đa)
- Ý 2: Phân tích, chứng minh *Giá trị của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa trước hết là ở 2,0 chỗ tác phẩm chứa đựng những tư tưởng và tình cảm đúng đắn, cao đẹp Khái quát biểu hiện của giá trị tư tưởng trong tác phẩm: Truyện đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. (0,25 điểm) + Giá trị tư tưởng ấy được thể hiện qua hình tượng anh thanh niên, nhân vật chính của truyện người lao động bình thường nhưng có những vẻ đẹp cao quý, đáng trân trọng: • Có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Những điều ấy giúp anh vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. (0,5 điểm) (Học sinh cần làm rõ qua các dẫn chứng: hoàn cảnh sống và làm việc, công việc, ý thức thái độ với công việc của anh thanh niên...) • Có lí tưởng sống đẹp (0,25 điểm) (Học sinh cần làm rõ qua các dẫn chứng: tự nguyện sống và làm việc ở đỉnh Yên Sơn, những suy nghĩ đúng đắn về công việc và ý nghĩa của công việc với con người, với cuộc sống...) • Yêu đời, yêu người, khiêm tốn (0,5 điểm) (Học sinh cần làm rõ qua các dẫn chứng: cách sắp xếp cuộc sống; thái độ, hành động đối với mọi người khi được gặp gỡ; cách trả lời ông họa sĩ về chuyện thèm người, về việc họa sĩ muốn vẽ chân dung anh...) + Giá trị tư tưởng của truyện còn được thể hiện qua những nhân vật khác (0,25 điểm) Đó là ông họa sĩ đam mê sáng tạo; cô kĩ sư với nhiệt tình tuổi
- trẻ, tâm hồn hướng thiện; bác lái xe với tinh thần trách nhiệm; ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa; anh cán bộ kĩ thuật nghiên cứu về sét tìm tài nguyên cho đất nước... (Học sinh đề cập vấn đề ở 02 nhân vật cho tối đa 0,25 điểm) Khẳng định thông điệp và giá trị lâu bền của tác phẩm (0,25 điểm). Học sinh diễn đạt theo những cách khác nhau, sau đây là một định hướng: + Đặt trong hoàn cảnh những năm 70 của thế kỉ trước, tác phẩm cho ta hiểu rằng Sa Pa cũng như bao miền đất nước, tưởng chừng như hoang vu, lặng lẽ nhưng thực ra bên trong cuộc sống vẫn sôi động, vẫn có những con người sống cống hiến âm thầm hết mình cho Tổ quốc. + Qua vẻ đẹp của các nhân vật, nhà văn đã truyền đi bức thông điệp về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác vì những mục đích chân chính đối với con người. Lẽ sống đẹp ấy không chỉ có ý nghĩa lúc bấy giờ mà còn lan tỏa tới mỗi người chúng ta trong hôm nay và mai sau... *Giá trị tư tưởng của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được 0,5 chuyển tải đến người đọc bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo Cốt truyện: Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật không nhiều, ít hoạt động, không có tên riêng; Nhân vật chính là anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát và thông qua những cảm xúc, suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ. Nghệ thuật kể chuyện: Truyện được kể dưới điểm nhìn của nhân vật ông họa sĩ. Ngôn ngữ: Trong sáng, giàu chất thơ. (Học sinh trình bày được 0304 ý cho 0,5 điểm; trình bày được 0102 ý cho 0,25 điểm)
- 4. Đánh giá ý kiến 0,5 Ý kiến đã cho thấy sức sống của tác phẩm văn học trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Đó chính là điều tạo nên vị trí của tác phẩm và nhà văn trong lòng người đọc cũng như trong dòng chảy của văn học. (0,25 điểm) Ý kiến có tác dụng định hướng cho sáng tác và tiếp nhận: (0,25 điểm) + Nhà văn cần sống sâu sắc với con người và cuộc đời, lao động nghệ thuật công phu, tâm huyết để sáng tạo những tác phẩm có giá trị tư tưởng đúng đắn, tiến bộ... + Bạn đọc đến với tác phẩm trước tiên cần nhận ra giá trị tư tưởng mà nhà văn gửi gắm... Cách cho điểm: Điểm từ 4,0 > 4,5: Đảm bảo đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ các yêu cầu nêu trên nhưng có ý sâu sắc; biết vận dụng kiến thức lí luận linh hoạt, văn viết mạch lạc, có cảm xúc và hình ảnh. Điểm từ 3,0 > 3,75: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên; phân tích tác phẩm chưa thật thuyết phục, nhưng có ý kiến đánh giá đúng dù chưa thật sâu sắc. Điểm 2,0 > 2,75: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết phân tích định hướng tác phẩm; chưa biết đánh giá; văn còn lủng củng, nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. Điểm dưới 2,0: Chưa hiểu đúng ý kiến, phân tích tác phẩm một cách chung chung, thiếu thuyết phục; văn viết sai nhiều lỗi, trình bày cẩu thả. Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề. Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ thí sinh, khuyến khích sự sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn. Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án
66 p | 1859 | 112
-
Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
146 p | 568 | 46
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cần Thơ
5 p | 321 | 23
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
4 p | 434 | 15
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Điện Biên
3 p | 217 | 15
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Bà rịa, Vũng Tàu
1 p | 282 | 14
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Cao Bằng
3 p | 207 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hải Dương
3 p | 412 | 13
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Đắk Lắk
5 p | 220 | 12
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
4 p | 214 | 11
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
3 p | 314 | 9
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Thọ
3 p | 125 | 6
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Nguyên
2 p | 114 | 6
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi
4 p | 126 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
3 p | 157 | 5
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Nghệ An
5 p | 124 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Tiền Giang
3 p | 157 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2018-2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
4 p | 145 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn