intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Định

Chia sẻ: Bùi Hữu Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Định” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYÊN SINH VÀO LỚP 10 BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN THI: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Bài thi môn chuyên: SINH HỌC (Đề thi 02 trang) Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (1,0 điểm) Nêu bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên nhân và giảm phân. Câu 2: (1,5 điểm) a) Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái mà em từng biết và nêu các thành phần chính trong hệ sinh thái đó. b) Ốc bươu vàng là loại ốc có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loài ốc này được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1985 – 1988. Chúng sinh trưởng, phát triển rất mạnh; sinh sản rất nhanh, giao phối với ốc bươu bản địa thành ốc lại; thức ăn của chúng là các loài thực vật, nhất là lúa non, xà lách, rau muống... Trước đây người ta nghĩ rằng, nhập giống ốc này về để tạo ra nguồn thức ăn dồi dào nhiều đạm cho chăn nuôi và bổ sung nguồn thức ăn giàu đạm động vật cho con người. Tuy nhiên kết quả vượt quá tầm kiểm soát và mong muốn của con người. Chúng trở thành sinh vật ngoại lai gây hại trên khắp các cánh đồng lúa. Theo em ốc bươu vàng khi du nhập vào Việt Nam đã gây ra những tác hại nào? Câu 3: (1,0 điểm) Trong tế bào của ruồi giấm, xét cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và cặp nhiễm sắc thế giới tính (XY ở giới đực và XX ở giới cái). a) Khi giảm phân và thụ tinh bình thường, có thể tạo ra các tổ hợp nhiễm sóc thế nào trong các giao tử và hợp từ? b) Trong quá trình giảm phân II của một con ruồi giấm đực có kiểu gen AaXY một số tế bào sinh tinh (tinh bào bậc 1) đã xảy ra rối loạn phân li ở cặp nhiễm sắc thể XY. Có thể tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thế nào trong các giao tử bị đột biến? Câu 4: (2,0 điểm) Cho hai cây đậu thuần chủng hoa đỏ, cánh đơn và hoa trắng, cánh kép giao 2. nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ, cánh kép. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, thu được F2 gồm: 602 cây hoa đỏ, cánh đơn; 1203 cây hoa đỏ, cánh kép và 599 hoa trắng, cánh kép. a) Biện luận và viết sơ đồ lai minh họa từ thế hệ P đến thế hệ F2. b) Cho các cây đậu F2 tự thụ phấn qua một thế hệ. Hãy dự đoán tỉ lệ kiểu kiểu hình các cây đậu ở thế hệ F3. c) Nếu cho các cây đậu F2 giao phấn với nhau qua một thế hệ. Hãy dự đoán tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình các cây đậu ở thế hệ F3. Câu 5: (2,0 điểm) Cho rằng các gen trong một cặp tương ứng trội lặn hoàn toàn; gen trội là có lợi và gen lặn là gây hại. Xét 2 phép lai sau đây ở một loài cây trồng sinh sản hữu tính: De dE DE DE Phép lai 1: AAbb  aaBB . Phép lai 2: AaBb  AaBb . De dE de de a) Phép lai nào tạo được ưu thế lai? Phép lai nào có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống? Vì sao? b) Ở phép lai không tạo ra ưu thế lai, nếu từ thế hệ F1 người ta tiến hành tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì sẽ dẫn đến những kết quả nào? Có thể tạo ra được những loại dòng thuần chủng nào? Biết rằng các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết hoàn toàn.
  2. Câu 6: (1,0 điểm) a) Một mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (A + X): (T + G) = 0,4. Hãy tính tỉ lệ này ở mạch bổ sung còn lại. b) Nếu như ở một mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (G+ X): (T + A) = 0,3 thì tỉ lệ này ở này ở cả phân tử ADN là bao nhiêu? Câu 7: (1,5 điểm) Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn nằm trên NST giới tính X qui định, không có gen tương ứng trên Y. Nghiên cứu sự di truyền bệnh máu khó đông ở một gia đình người ta thấy: bố và mẹ đều có máu đông bình thường sinh ra 4 người con, trong đó có một con trai bị bệnh máu khó đông, một con trai bình thường và 2 con gái bình thường. Người con trai bị bệnh máu khó đông (tên là K lớn lên cưới một cô gái bình thường làm vợ (vợ của K). Ở gia đình phía vợ K có bố và mẹ vợ của K bình thường nhưng có ông ngoại của vợ K bị máu khó đông. a) Xác định kiểu gen của mỗi người trong hai gia đình trên (gia đình của K và gia đình vợ K). b) Khi vợ chồng K có con, khả năng học sinh đứa con đầu lòng là con gái bị bệnh máu khổ đông là bao nhiêu ? ----Hết---- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0