Đề thi Violympic Vật lý lớp 12 vòng 3 năm 2016-2017
lượt xem 2
download
Đề thi Violympic Vật lý lớp 12 vòng 3 năm 2016-2017 là tài liệu hữu ích giúp các em làm quen với hình thức ra đề, các dạng bài tập và câu hỏi từ đó các em có thể tự đưa ra phương pháp ôn tập hiệu quả hơn. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi Violympic Vật lý lớp 12 vòng 3 năm 2016-2017
ĐỀ THI VIOLYMPIC VẬT LÝ LỚP 12 VÒNG 3 NĂM 2016 – 2017
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về phóng xạ a?
a. Hạt nhân tự động phóng ra hạt nhân Hêli (42H).
b. Trong bảng phân loại tuần hoàn, hạt nhân con lùi hai ô so với hạt nhân mẹ.
c. Số khối của hạt nhân con nhỏ hơn số khối của hạt nhân mẹ 4 đơn vị.
d. A, B và C đều đúng.
Câu 2: Một con lắc đơn l=1m, g=10m/s2, dao động điều hòa với biên độ góc a= 60. Khi con lắc có động năng bằng 3 lần thế năng thì vận tốc là
a. 0,331m/s b. 0,5 m/s. c. 0,25m/s d. 0,12m/s
Câu 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về tia β-?
a. Hạt β- thực chất là êlectrôn
b. Trong điện trường, tia β- bị lệch về phía dương của tụ điện và lệch nhiều hơn so với tia a.
c. Tia β- có thể xuyên qua một tấm chì dày cỡ centimét
d. Hạt β- mang điện tích âm
Câu 4: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,65mm. Hiệu khoảng cách từ hai khe đến vị trí quan sát được vân tối bậc 4 bằng bao nhiêu?
Chọn một câu trả lời
a. 2,257mm b. 1,543mm c. 2,280mm d. 2,003mm
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng.
a. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì độ hụt khối càng nhỏ.
b. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì càng dễ bị phá vỡ.
c. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì khối lượng của hạt nhân càng lớn hơn khối lượng của các nuclôn.
d. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì càng bền.
Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về phóng xạ β-?
a. Trong bảng phân loại tuần hoàn, hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ
b. Hạt nhân mẹ phóng ra hạt pôzitôn
c. Trong bảng phân loại tuần hoàn, hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ
d. Trong phóng xạ β- định luật bảo toàn điện tích luôn nghiệm đúng
Câu 7: Trong điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện, cường độ dòng quang điện bảo hoà tỉ lệ với:
a. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt
b. Cường độ chùm sáng kích thích
c. Tần số ánh sáng kích thích
d. Bước sóng ánh sáng kích thích.
Câu 8: Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri là 2,2 MeV và của 42He là 28 MeV. Nếu hai hạt nhân đơteri tổng hợp thành 42He thì năng lượng tỏa ra là
a. 25,8 MeV b. 30,2MeV c. 23,6MeV d. 19,2MeV
Câu 9: Cho một khung dây quay đều quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung, và vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Khi ta mắc vào hai đầu khung dây vào một mạch ngoài có tổng trở Z thì cường độ dòng điện ở mạch ngoài sẽ có dạng:
i = Iocos (ωt + j)
với j là hiệu số pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
a. j phụ thuộc vào tính chất của mạch điện
b. j > 0 thì dòng điện nhanh hơn hiệu điện thế
c. j < 0 thì dòng điện trễ pha so với hiệu điện thế.
d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 10: Sóng điện từ nào sau đây bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li để có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất
a. Sóng trung và Sóng dài
b. Sóng cực ngắn
c. Sóng dài
d. Sóng ngắn
Câu 11: Chọn định nghĩa đúng về dao động điều hòa.
a. Dao động điều hòa là dao động có pha không đổi theo thời gian.
b. Dao động điều hòa là dao động có biên độ dao động biến thiên tuần hoàn.
c. Dao động điều hòa là dao động tuân theo quy luật hình sin với tần số không đổi.
d. Dao động điều hòa tuân theo quy luật hình sin ( hoặc cosin) với tần số, biên độ và pha ban đầu không đổi theo thời gian.
Câu 12: Dao động tự do...
a. Có chu kì và năng lượng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài
b. Có chu kì và tần số chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động, không phụ thuộcvào đặc tính của hệ bên ngoài
c. Có chu kì và biên độ chỉ phụ thuộc vào các đặc tínhcủa hệ dao động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài
d. Có biên độ và pha ban đầu chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài
Câu 13: Đơn vị của gia tốc hướng tâm trong chuyển động quay của vật rắn là
a. rad /s2 b. rad/s c. m/s2 d. m/s
Câu 14: Chọn câu đúng. Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do
a. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
b. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra trong mạch dao động
c. Hiện tượng nhiễm điện
d. Hiện tượng tự cảm.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?
a. Hệ số nhân nơtrôn s = 1 thì hệ thống tới hạn, phản ứng dây chuyền kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các nhà máy điện nguyên tử.
b. Hệ số nhân nơtrôn s < 1 thì hệ thông dưới hạn, phản ứng dây chuyền xảy ra chậm, ít được sử dụng.
c. Hệ số nhân nơtrôn s là số nơtrôn trung bình còn lại sau mỗi phân hạch, gây được phân hạch tiếp theo.
d. Hệ số nhân nơtrôn s > 1 thì hệ thống vượt hạn, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các vụ nổ bom nguyên tử.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử?
a. Prôtôn trong hạt nhân mang điện tích dương +e.
b. Nơtrôn trong hạt nhân mang điện tích âm -e.
c. Tổng số các prôtôn và nơtrôn gọi là số khối.
d. A, B và C đều sai.
Câu 17: Trong việc truyền tải điện năng đi xa, biện pháp để giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện là:
a. Chọn dây có điện trở suất lớn
b. Giảm tiết diện của dây
c. Tăng chiều dài của dây
d. Tăng điện áp ở nơi truyền đi
Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chiết suất của môi trường:
a. Tỉ lệ nghịch với vận tốc ánh sáng truyền qua nó
b. Tỉ lệ nghịc với bước sóng ánh sáng truyền qua nó
c. Tuỳ thuộc vào màu sắc ánh sáng truyền qua nó
d. Là đại lượng có thứ nguyên
Câu 19: Dao động điện từ trong mạch dao động LC là quá trình
a. Năng lượng điện trường là một hằng số trong suốt quá trình dao động
b. Điện tích trên tụ điện biến đổi không tuần hoàn.
c. Chuyển hóa qua lại của giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường nhưng tổng của chúng tức là năng lượng của mạch dao động không đổi.
d. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên theo hàm bậc nhất đối với thời gian.
Câu 20: Điều nào sau đây là sai khi nói về độ phóng xạ H?
a. Với một lượng chất phóng xạ cho trước, độ phóng xạ giảm dần theo quy luật hàm số mũ theo thời gian.
b. Với một chất phóng xạ cho trước, độ phóng xạ luôn là hằng số.
c. Các chất phóng xạ khác nhau thì độ phóng xạ của cùng một lượng chất là khác nhau.
d. Độ phóng xạ H của một lượng chất phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của lượng chất phóng xạ đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi Violimpic Vật lý 8 (2013 - 2014) Trường THCS Phương Trung - (Kèm Đ.án)
4 p | 973 | 159
-
Đề thi Violimpic Vật lý 6 (2013 - 2014) trường THCS Hồng Dương - (Kèm Đ.án)
6 p | 631 | 122
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 6 vòng 8 năm 2016-2017
11 p | 295 | 26
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 10 vòng 1 năm 2016-2017
7 p | 252 | 24
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 11 vòng 3 năm 2016-2017
6 p | 96 | 9
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 11 vòng 2 năm 2016-2017
6 p | 91 | 8
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 10 vòng 7 năm 2016-2017
5 p | 136 | 7
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 12 vòng 2 năm 2016-2017
5 p | 106 | 7
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 10 vòng 2 năm 2016-2017
6 p | 84 | 6
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 11 vòng 1 năm 2016-2017
6 p | 104 | 5
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 10 vòng 3 năm 2016-2017
6 p | 96 | 5
-
Đề thi Violympic Vật lý lớp 12 vòng 1 năm 2016-2017
5 p | 95 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn