intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để thóc giống liền vụ nảy mầm đều

Chia sẻ: Kata_4 Kata_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

93
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà nông có câu "Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa". Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây lúa khoẻ cần phải có hạt giống tốt. Gieo trồng hạt giống tốt là điều kiện cần thiết để cây lúa khoẻ, có khả năng chống chịu sâu bệnh và những bất thuận của điều kiện môi trường, từ đó mới có thể cho năng suất, chất lượng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để thóc giống liền vụ nảy mầm đều

  1. Để thóc giống liền vụ nảy mầm đều Nhà nông có câu "Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa". Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây lúa khoẻ cần phải có hạt giống tốt. Gieo trồng hạt giống tốt là điều kiện cần thiết để cây lúa khoẻ, có khả năng chống chịu sâu bệnh và những bất thuận của điều kiện môi trường, từ đó mới có thể cho năng suất, chất lượng cao.
  2. Khi chuẩn bị hạt giống cho vụ sau, bà con cần chọn những ruộng lúa gieo cấy vụ trước bằng các giống nguyên chủng hoặc giống lúa xác nhận có năng suất, chất lượng để làm giống. Tiến hành gặt bỏ (loại cả khóm) những cây lúa lẫn, lúa cỏ trước khi thu hoạch; bà con nên thực hiện vào thời gian lúa đang trỗ và lúc lúa đỏ đuôi. · Thu hoạch - Những ruộng lúa bị bệnh bà con không thu hoạch để làm giống. - Công cụ tuốt, bao bì đựng thóc giống sạch không lẫn tạp giống khác; chuẩn bị sân phơi riêng, không phơi gần những giống khác. - Chọn những ngày nắng ráo để thu hoạch lúa giống; thu lúa về cần tuốt ngay, sàng sẩy, loại bỏ rơm rạ, hạt lửng, hạt lép. Trời nắng thì phải phơi ngay, nếu trời mưa bất ngờ rải thóc thành lớp mỏng nơi thoáng gió (tránh dồn thóc thành đống cao dễ làm hạt mất sức nảy mầm), sau đó tiếp tục phơi đến khô giòn. Đặc điểm sinh lý của hạt giống lúa, sau khi thu hoạch phải trải qua giai đoạn ngủ nghỉ, sau đó mới tới giai đoạn nẩy mầm. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, bà con nông dân thường lấy giống lúa thu hoạch vụ xuân chuyển sang làm giống gieo cấy luôn ở vụ mùa (gọi là giống lúa liền vụ). Do điều kiện thời tiết vụ xuân thường diễn biến phức tạp, gây bất thuận cho sản xuất nông nghiệp như: Hạn hán đầu vụ, rét đậm kéo dài…, nhiều nơi
  3. thường phải gieo cấy muộn dẫn đến thu hoạch muộn sát với thời vụ gieo cấy lúa mùa, hạt lúa giống không có thời gian ngủ nghỉ, nếu ngâm ủ ngay mà không có biện pháp xử lý phá ngủ thì tỷ lệ nẩy mầm sẽ thấp. Để chủ động thời vụ gieo cấy, việc sử dụng giống lúa liền vụ cần phải có biện pháp xử lý phá ngủ, kích thích tăng sức nẩy mầm. Bà con nông dân có thể áp dụng một số biện pháp kỹ thuật ngâm ủ như: · Xử lý nảy mầm, ngâm hạt giống - Nếu sát thời vụ gieo mạ thì bà con đem ngâm thóc tươi ngay xuống ao hồ trong thời gian 72 giờ (3 ngày 3 đêm). Nếu không ngâm hạt giống dưới ao hồ mà ngâm trong chậu, thùng, chum vại thì bà con phải thay nước thường xuyên 5 - 6 giờ một lần, cho lượng nước ngập trên thóc ít nhất là 20 cm, để nơi râm mát, sau đó đãi sạch nước chua đem ủ bình thường. - Nếu thời vụ cho phép bà con cần phơi thật khô 3 - 4 nắng to, sau đó rải thóc qua đêm trên nền nhà, đem ngâm 72 giờ bằng nước sạch, lưu ý trong thời gian ngâm cứ 5 - 6 giờ thay nước một lần. - Bà con có thể dùng supe lân (Lân Lâ m thao) Cách làm: Lấy 0,5 đến 1 kg supe lân pha với 10 lít nước, khuấy đều để lắng cặn, sau gạn lấy nước trong ngâm với 10 kg thóc giống trong thời gian 12 đến 24 giờ, sau đó vớt ra đãi chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch. Lưu ý: Tổng thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ đến khi hạt thóc no nước phải đạt từ 48 - 72 giờ, tuỳ theo từng giống lúa. · Ủ hạt giống
  4. - Khi thấy hạt trong, nhìn rõ phôi hạt phình lên thì vớt ra đãi sạch để ráo nước, cho vào thúng hoặc giậu phủ bao tải đay ẩm để ủ. - Ngày 2 lần tưới nước, đảo giống cho hạt nẩy mầm đều khi hạt nhú mầm như gai dứa là gieo được. - Nếu tỷ lệ nẩy mầm thấp (dưới 80%) phải sàng lọc những hạt chưa nẩy mầm, ủ tiếp rồi gieo sau./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2