intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để trở thành người gây ảnh hưởng đầy sức mạnh

Chia sẻ: Ho Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

205
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thị trường lao động ngày nay, khả năng trong việc gây ảnh hưởng của mỗi người có thể là chìa khoá mở ra một sự nghiệp sáng lạn. Theo các chuyên gia phân tích, có thể chia thành 5 phong cách khác nhau của việc gây ảnh hưởng và việc nhận ra mỗi người thuộc phong cách nào là rất quan trọng. Thêm nữa, khả năng và hiệu quả của việc tác động lên suy nghĩ của người khác sẽ vẫn bị hạn chế cho tới khi chúng ta phát triển được sự linh hoạt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để trở thành người gây ảnh hưởng đầy sức mạnh

  1. Để trở thành người gây ảnh hưởng đầy sức mạnh. Sự tác động tới tâm trí người khác và cuốn hút họ theo cùng quan điểm với mình luôn là điều mong muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên liệu có phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện điều này hiệu quả ?
  2. Trên thị trường lao động ngày nay, khả năng trong việc gây ảnh hưởng của mỗi người có thể là chìa khoá mở ra một sự nghiệp sáng lạn. Theo các chuyên gia phân tích, có thể chia thành 5 phong cách khác nhau của việc gây ảnh hưởng và việc nhận ra mỗi người thuộc phong cách nào là rất quan trọng. Thêm nữa, khả năng và hiệu quả của việc tác động lên suy nghĩ của người khác sẽ vẫn bị hạn chế cho tới khi chúng ta phát triển đ ược sự linh hoạt, theo đó có thể ứng dụng những phong cách gây ảnh hưởng khác nhau cho từng hoàn cảnh phù hợp. Một khi chúng ta đã tự định dạng được phong cách của mình và học hỏi thêm từ những người khác, bước kế tiếp chính là học cách nhận ra khi nào thì việc gây ảnh hưởng của mình là không hiệu quả. Trong công việc, các cá nhân thường có xu hướng sử dụng tất cả các phong cách gây ảnh hưởng đó tại cùng một thời
  3. điểm. Điều này khẳng định một điều rằng chẳng có phong cách nào là không tốt cả. Thực tế, bất kỳ phong cách nào cũng sẽ phát huy tác dụng tối đa của mình nếu người áp dụng biết đánh giá tốt về những yếu tố hoàn cảnh cũng như những người chịu tác động, điều những người này suy nghĩ hay văn hoá doanh nghiệp. Nhưng việc gây ảnh hưởng sẽ vô tác dụng nếu các cá nhân chỉ chú trọng vào hiệu quả mình mong muốn mà thiếu sự xem xét hoàn cảnh. Người đó có thể thu về những ích lợi khả quan ngắn hạn từ sức ảnh hưởng của mình nhưng trong dài hạn, anh ta sẽ gây thiệt hại đến hiệu suất làm việc của từng cá nhân nói riêng và cả tổ chức nói chung. Nguyên do vì nó có sẽ tạo ra bầu không khí của sử thiếu tin tưởng khi mọi người không chịu lắng nghe nữa và sự tiến bộ hay đổi mới trong doanh nghiệp cũng bị giảm sút.
  4. Sự hiệu quả hay không hiệu quả hoàn toàn phụ thuộc từng tình huống cũng như góc nhìn của từng đối tượng, nhưng để đo lường chính xác nhất thì chúng ta phải biết “nghe” những quan điểm của những người chịu sự ảnh hưởng của chúng ta, từ đó đánh giá sức tác động của bản thân thế nào. Giờ hãy cùng xét cụ thể cả 5 phong cách gây ảnh hưởng cũng như tìm hiểu tại sao không phải lúc nào chúng cũng phát huy tác dụng..
  5. Phong cách duy lý: Đây là phong cách theo đó các cá nhân sử dụng những suy nghĩ logic, thực tế và kinh nghiệm bản thân và các lý giải để diễn tả ý kiến của mình. Lối gây ảnh hưởng theo kiểu này có thể không hiệu quả khi nó khiến những người khác cảm thấy bị áp đảo và theo đó, những ý kiến, đề xuất của họ sẽ không đựơc lắng nghe. Đồng thời những
  6. người theo phong cách này thường đánh giá dựa trên các dữ liệu nhiều hơn là cảm xúc của mình. Điều này xảy ra khi một cá nhân thường xuyên lặp lại những tranh cãi thực tế và bỏ qua những giải pháp khác, hoặc thất bại trong việc nắm bắt cảm giác của người chịu tác động. Những hành vi này có thể bị mọi người coi là quá hiếu thắng, tự tôn và sẽ gây ra những tranh đấu bất lợi trong tương lai. Phong cách quyết đoán: Bạn có bao giờ dựa theo sự tự tin cá nhân, các quy tắc, luật pháp và quyền lựa để tác động lên người khác ? Có bao giờ bạn khăng khăng cho rằng ý kiến của bạn đã được xem xét và thông qua, cho dù những người khác có phản đối ? Những người theo phong cách này còn thường cố gắng dập tắt những ý kiến trái ngược đồng thời ép buộc những người này phải về cùng quan điểm với mình.
  7. Quyết đoán sẽ không hiệu quả khi mọi người cảm thấy sức ép, đặc biêt khi tiêu chí quyết đoán bị biến thành hiếu chiến, “bàn tay sắt” hay những đòi hỏi vô lý. Điều này sẽ dẫn tới sự kháng cự và oán giận, thể hiện qua sự thù địch ngầm và những hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến sự nể phục mà người gây ảnh hưởng muốn đạt được. Nguy hiểm ở chỗ, mọi người có thể nói họ đồng ý với người gây ảnh hưởng nhưng khi đến thời điểm cần hành động, họ sẽ không cư xử như cách mà người đó muốn.
  8. Phong cách này sẽ “không có đất dụng võ” trong những trường hợp cần đến sự hợp tác. Phong cách thương lượng: Phong cách này thể hiện khi một cá nhân cố gắng dựa vào những thoả hiệp và nhượng bộ nhằm thoả mãn được những mục đích cao hơn. Họ sẵn sàng trì hoãn mọi việc cho tới khi thời cơ chín muồi.
  9. Tuy nhiên, phong cách này sẽ không phát huy tác dụng khi mọi người thắc mắc về mục đích chính của người gây ảnh hưởng. Điều này có thể xảy ra khi người gây ảnh hưởng thương lượng quá nhiều và đánh mất cái nhìn về toàn cảnh, hoặc bỏ qua những thứ dường như rất quan trọng trong chiến lược lâu dài. Họ có thể khiến những người xung quanh cảm thấy như họ ít chú tâm đến các vấn đề trong khi thực tế là họ rất coi trọng. Khi một người ở vế thấp hơn trong cuộc thương lượng hoặc chẳng có gì để mang ra thương thuyết, phong cách này sẽ là một dấu hỏi lớn. Phong cách truyền cảm hứng: Đây là phong cách khi người gây ảnh hưởng tác động tới mọi người bằng cách kết nối và xây dựng một viễn cảnh chung, nhiệm vụ chung cũng như những điều tốt đẹp khác. Họ thường dùng những câu chuyện, tấm gương để truyền cảm hứng chung, qua đó mọi người đồng tình với quan điểm của người gây ảnh hưởng.
  10. Có vẻ như đây là phong cách được nhiều người ưa thích sử dụng cũng như được coi là phong cách hiện đại, hiệu quả. Nhưng thực tế, lối suy nghĩ này sẽ không có tác dụng khi mọi người vốn đã thiếu sự tin tưởng ngay từ điểm khởi đầu. Điều này xảy ra khi mọi người cảm thấy những viễn cảnh đó là quá xa vời và sẽ chẳng bao giờ đạt được điều đó; những người khác lại có thể cho rằng người này có gì đó thể hiện hơi thái quá và thiếu sự trung thực. Những điều trên sẽ làm xói mòn sự tin tưởng, gây ra
  11. sự nghi ngờ và tác động xấu tới uy tín trong tương lai của người gây ảnh hưởng. Phong cách kết nối: Bạn có cố gắng chiếm được niềm tin của người khác bằng việc giao kết và gắn bó với họ ? Bạn có phụ thuộc vào nguyên tắc “có đi có lại”, nhờ vả sự hỗ trợ cấp cao, xây dựng liên minh và sử dụng những mối quan hệ cá nhân để khiến mọi người đồng ý với quan điểm của bạn ?
  12. Phong cách này không phát huy hiệu quả khi một cá nhân có ý định sử dụng những lợi thế mà anh ta biết trong quá trình gây ảnh hưởng hòng dẫn dắt mọi người theo hướng anh ta định khống chế. Thay vì kết nối mọi người với nhau, người gây ảnh hưởng có thể khiến họ trở nên nghi ngờ về động cơ ẩn dấu đằng sau. Những người này cũng có thể gây mâu thuẫn ngay từ khi họ bắt đầu gặp gỡ và nói chuyện với mọi người. Khi việc kết nối có ẩn tàng bên trong những động cơ của việc liên minh theo nhóm có thể dẫn đến sự mất lòng tin trong toàn bộ tổ chức. Như vậy, để thực sự trở thành một người tạo sức ảnh hưởng hiệu quả, từ đó đạt được mục đích lớn của mình trong ngắn hạn cùng với sự ủng hộ của các cá nhân xung quanh trong dài hạn, một cá nhân cần thiết phải nắm rõ nguyên tắc của từng phong cách gây
  13. ảnh hưởng cũng như điều tối quan trọng là cân nhắc kỹ các yếu tố hoàn cảnh khi áp dụng mỗi phong cách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0