intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để Tự Tin hơn khi thuyết trình (p2)

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

105
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có một “chiêu” nữa để gia tăng tự tin, giảm thiểu lo lắng: bạn hãy ngọ nguậy các ngón chân mình trước lúc lên sân khấu. Để ý quan sát, bạn sẽ thấy rằng lúc cảm thấy thực sự vui vẻ và phấn khích, trẻ con thường xoay tròn cổ chân hoặc ngọ nguậy các ngón chân. Cũng thế, trước khi thuyết trình, nếu ngọ nguậy các ngón chân, bạn sẽ tạo ra được cho mình cảm giác tích cực và hăng hái hơn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để Tự Tin hơn khi thuyết trình (p2)

  1. Để Tự Tin hơn khi thuyết trình (p2) Có một “chiêu” nữa để gia tăng tự tin, giảm thiểu lo lắng: bạn hãy ngọ nguậy các ngón chân mình trước lúc lên sân khấu. Để ý quan sát, bạn sẽ thấy rằng lúc cảm thấy thực sự vui vẻ và phấn khích, trẻ con thường xoay tròn cổ chân hoặc ngọ nguậy các ngón chân. Cũng thế, trước khi thuyết trình, nếu ngọ nguậy các ngón chân, bạn sẽ tạo ra được cho mình cảm giác tích cực và hăng hái hơn. Xoay vai Sự căng thẳng thường tập trung vào phần vai và lưng. Trước khi thuyết trình, để thư giãn hơn, bạn nên làm vài động tác xoay tròn hai vai. Bạn cũng có thể thả lỏng hai tay rồi làm động tác vung vẩy tay như thể bạn đang rảy nước khỏi tay vậy. Động tác này giúp giải tỏa căng thẳng và lo lắng rất hiệu quả. Khi bạn kết hợp các động tác này này lại với nhau – hít thở sâu, vung tay, xoay vai, và ngọ nguậy các ngón chân – bạn sẽ thấy thư giãn, thoải mái hơn, sẵn sàng cho giờ trình diễn. Đứng thẳng người Khi bạn đứng trên sân khấu, hãy giữ đầu và lưng thật thẳng. Tưởng tượng rằng có một sợi dây gióng từ đỉnh đầu bạn lên thẳng trần nhà. Việc hình dung như thế sẽ làm bạn đứng thẳng hơn và tạo ra cảm giác tự tin và uy quyền. Nghĩ về khán giả Hãy tìm cách tạo ra cho mình một tâm thế đầy quyền lực trước mắt khán giả. Chẳng hạn, trước khi bắt đầu thuyết trình, hãy tưởng tượng
  2. rằng khán giả bên dưới kia là những “con nợ” của mình; rằng họ đến đây hôm nay là để xin bạn gia hạn thêm thời gian trả nợ. Bạn cũng có thể tưởng tượng rằng khán giả ngồi dưới đó toàn mặc đồ lót. Hình ảnh tâm trí đó sẽ khiến bạn mỉm cười, bớt căng thẳng, làm cho buổi thuyết trình của bạn nên thoải mái, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tỏ thái độ biết ơn Có một cách khá hay để gia tăng tự tin trước khán giả là việc bày tỏ thái độ biết ơn vì hôm nay mình có cơ hội để nói ở đây. Hãy tự nhủ với mình, “Tôi thấy rất đỗi biết ơn về việc tôi có dịp để nói chuyện với những người này. Cám ơn! Cám ơn! Cám ơn!” Hãy thầm nhắc đi nhủ lại rằng, “Tôi thích khán giả của mình! Tôi thích khán giả của mình! Tôi thích khán giả của mình!” Bạn hãy suy nghĩ rằng hôm nay mình được vinh dự và tự hào có mặt nơi đây để chia sẻ những ý tưởng hay ho với những con người quan trọng. Và hãy biết ơn về điều đó. Mang trong đầu tâm tình biết ơn vì có cơ hội chia sẻ như thế, bạn càng thấy tích cực và nhiệt tình hơn trong mọi lời lẽ bạn sẽ nói ra. Bạn không phải là tất cả Cuối cùng, bạn hãy nhớ rằng bài thuyết trình của bạn hôm nay không phải là chuyện về bạn, mà là chuyện về họ. Đừng nghĩ quá nhiều về bản thân; hãy vứt hết mọi ý nghĩ lo lắng trong lòng về việc khán giả sẽ nghĩ gì về bạn. Tập trung hướng suy nghĩ và cảm xúc về khán giả của mình, về những gì hay đẹp họ sẽ thu nhận được từ bạn trong buổi trình bày hôm nay. Tinh thần cũng giống thể xác, muốn khỏe mạnh thì phải năng luyện tập. Khi bạn áp dụng các kỹ thuật trên để sửa soạn tâm thế bình tĩnh
  3. và tự tin trước khi nói, bạn sẽ sớm trở nên thoải mái, thư giãn và hoàn toàn làm chủ được phần trình diễn của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2