TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 21/2018 73<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC<br />
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC<br />
<br />
Trần Thị Hà Giang, Nguyễn Huyền Chang, Phạm Việt Quỳnh, Kiều Thị Thu Giang<br />
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Năng lực tự học là một những năng lực cốt lõi của học sinh Tiểu học đã được<br />
nhấn mạnh trong “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” sau năm 2018. Để tiến<br />
hành đánh giá năng lực tự học của học sinh Tiểu học, chúng tôi tiến hành đề xuất cấu<br />
trúc và xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh Tiểu học. Trên cơ sở kết<br />
quả đánh giá năng lực tự học của học sinh lớp 5, chúng tôi đề xuất một số giải pháp<br />
nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Tiểu học nói chung.<br />
Từ khóa: Năng lực, tự học, năng lực tự học, học sinh Tiểu học<br />
<br />
Nhận bài ngày 15.12.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.01.2018<br />
Liên hệ tác giả: Trần Thị Hà Giang; Email: tthgiang@daihocthudo.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Theo Phan Trọng Luận, “Tự học đang trở thành chìa khóa vàng” trong thời đại bùng<br />
nổ thông tin ngày nay [1]. Đối với học sinh (HS), hoạt động tự học có vai trò rất quan trọng<br />
vì hoạt động học gắn chặt với hoạt động tự học. Có thể nói, tự học là cốt lõi của việc học<br />
đối với mỗi HS nói chung và HS Tiểu học nói riêng.<br />
Năng lực tự học (NLTH) giúp học sinh Tiểu học có khả năng nhận diện vấn đề, phân<br />
tích, xây dựng, vận dụng và cải tiến quy trình tự học để tự chiếm lĩnh tri thức một cách tự<br />
giác, khoa học và có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, hình thành và phát<br />
triển NLTH cho HS Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình học tập của HS.<br />
Bởi lẽ, NLTH giúp HS không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi<br />
trên ghế nhà trường mà trong trương lai, giúp HS có phương pháp tự học thường xuyên và<br />
suốt đời.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất cấu trúc NLTH, biểu hiện, bảng hỏi, sử dụng cấu<br />
trúc, bảng hỏi, chỉ báo khảo sát thực trạng NLTH của HS Tiểu học, đồng thời đề xuất các<br />
biện pháp nâng cao NLTH cho HS Tiểu học.<br />
74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
<br />
2.1. Khái niệm tự học và năng lực tự học<br />
Có nhiều quan niệm khác nhau về tự học, theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức: “Tự học là<br />
một hình thức hoạt động nhận thức cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng<br />
do chính bản thân người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp hoặc không theo<br />
chương trình và sách giáo khoa đã được quy định. Tự học có quan hệ chặt chẽ với quá<br />
trình dạy học, nhưng nó có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân” [4]. Như<br />
vậy, tự học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập suốt đời của người học,<br />
nhất là trong bối cảnh “thế giới phẳng” và yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp,<br />
cách thức giáo dục hiện nay.<br />
Bảng 1. Các biển hiện kĩ năng thành phần của NLTH<br />
<br />
Kĩ năng Biểu hiện của kĩ năng thành phần<br />
<br />
KN1. Lập kế hoạch tự - Xác định được mục tiêu tự học<br />
học - Lập được thời gian biểu cho việc tự học<br />
- Xác định nội dung tự học<br />
- Xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu tự học<br />
- Xác định được các điều kiện tự học<br />
- Biết nhìn nhận, tự đánh giá hoạt động tự học của bản thân<br />
- Lựa chọn được cách tự học hiệu quả<br />
<br />
KN2: Thực hiện các hoạt - Biết tra cứu, tìm kiếm thông tin hiệu quả<br />
động tự học - Xử lí các thông tin trong quá trình tự học<br />
- Trình bày kết quả tự học, có kĩ năng phản biện<br />
- Tự giác trong tự học<br />
- Có ý thức kiên trì khắc phục khó khăn khi tự học<br />
- Xác định được hứng thú trong học tập<br />
- Có tinh thần trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng các hoạt động học<br />
tập<br />
- Lựa chọn được phương pháp tự học hiệu quả<br />
- Đặt được bộ câu hỏi tìm hiểu vấn đề<br />
<br />
KN3:. Kĩ năng tự đánh - Sử dụng thành thạo công tự đánh giá quá trình tự học của bản thân<br />
giá - Nhận định, tự rút kinh nghiệm để thực hiện điều chỉnh quá trình tự<br />
học của bản thân<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 21/2018 75<br />
<br />
Theo Lê Công Triêm, “NLTH là khả năng tự tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức<br />
vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao” [6]. Có thể nói học, cách học, học<br />
phương pháp học chính là học cách tự học bằng NLTH của mình. NLTH luôn tiềm ẩn<br />
trong mỗi con người, là nội lực phát triển của bản thân mỗi người học. Khi người học biết<br />
cách tổ chức, thu thập, xử lí thông tin và tự kiểm tra, tự điều chỉnh khi làm việc với các<br />
nguồn tri thức khác nhau là đã nắm được phương pháp học để học trên lớp và tự học.<br />
Tác giả Vũ Trọng Rỹ cho rằng kĩ năng (KN) tự học của HS nói chung và sinh viên nói<br />
riêng gồm 4 nhóm: KN nhận thức, KN thực hành, KN tổ chức, KN kiểm tra đánh giá [5].<br />
Tác giả Nguyễn Thị Thu Ba chia hoạt động tự học bao gồm các nhóm KN cơ bản sau [3]:<br />
KN định hướng; KN lập kế hoạch học tập; KN thực hiện kế hoạch (Tiếp cận thông tin; Xử<br />
lí thông tin; Vận dụng tri thức, thông tin; Trao đổi, phổ biến thông tin) và KN tự kiểm tra,<br />
đánh giá, rút kinh nghiệm.<br />
Từ các nghiên cứu trên, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng NLTH là<br />
khả năng người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện<br />
kế hoạch học tập đến việc tự đánh giá và điều chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội<br />
kiến thức và phát triển KN/NL. Cấu trúc NLTH bao gồm các kĩ năng thành phần như sau:<br />
Kĩ năng lập kế hoạch tự học; kĩ năng thực hiện các hoạt động tự học; kĩ năng tự đánh giá.<br />
Các biểu hiện của kĩ năng thành phần của NLTH được thể hiện như bảng 1.<br />
<br />
2.2. Vai trò của năng lực tự học đối với quá trình học tập và nhận thức của HS<br />
Tiểu học<br />
Năng lực tự học là một những năng lực cốt lõi của HS Tiểu học đã được nhấn mạnh<br />
trong chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2018 ở Việt Nam [2].<br />
- Giúp HS tự nâng cao nhận thức: bằng cách tự học, tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến<br />
thức bằng hành động của chính mình để chủ tri thức trong chương trình học qua các tình<br />
huống học.<br />
- Giúp HS tự rèn luyện thói quen, kĩ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức vào cuộc sống: HS<br />
Tiểu học có khả năng tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kĩ năng thành phần trong năng lực tự<br />
học, tạo ra cầu nối nhận thức trong tình huống học tập mới.<br />
- Giúp HS chủ động điều chỉnh theo năng lực và khả năng của bản thân: Chủ động tìm<br />
kiếm, thu nạp thông tin, không giới hạn năng lực bản thân, điều chỉnh tốc độc phù hợp với<br />
sở thích, năng lực của bản thân. Tự nhận định, khẳng định và tạo giá trị tích cực cho bản<br />
thân và xã hội. Tự quyết định học với ai, học kết hợp hoạt động khác. Chủ động sắp xếp<br />
thời gian tự học phù hợp với bản thân, thời điểm, địa điểm.<br />
76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
- Giúp phát triển toàn diện nhân cách học sinh Tiểu học: Học sinh Tiểu học có khả<br />
năng tự khám phá, nhận diện được điểm mạnh và sở thích của bản thân. Trên cơ sở tri thức<br />
tiếp thu được, học sinh ý thức được sâu sắc việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, niềm<br />
tin, rèn luyện phong cách học tập cá nhân, phẩm chất, ý chí cần thiết cho việc tổ chức lao<br />
động học tập.<br />
- Là tiền đề để HS trở thành công dân toàn cầu: Rèn luyện NLTH là bước chuẩn bị<br />
cho mỗi cá nhân có cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, với cuộc sống thực tiễn. Giúp HS<br />
Tiểu học có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đa chiều. Đánh giá đúng bản<br />
chất, đưa ra phương hướng giải quyết dựa trên kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực<br />
khoa học.<br />
Như vậy, NLTH giúp nâng cao kết quả học tập của HS và chất lượng giáo dục của nhà<br />
trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới chương trình giáo dục nhà trường ở các trường<br />
phổ thông. Tự học không chỉ mang lại ý nghĩa cho bản thân người học mà còn góp phần<br />
nâng cao chất lượng dạy học ở bậc Tiểu học. Khi HS đã biết tự học, sẽ chủ động sáng tạo<br />
chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại.<br />
<br />
2.3. Xây dựng tiêu chí và công cụ đánh giá NLTH của học sinh Tiểu học<br />
2.3.1. Bảng hỏi đánh giá năng lực tự học<br />
Bảng 2. Bảng hỏi đánh giá năng lực tự học của HS tiểu học<br />
<br />
Mức độ thực hiện<br />
<br />
Biểu hiện các kĩ năng/ hành vi Rất Trung<br />
TT Tốt Khá Yếu<br />
của năng lực tự học tốt bình<br />
<br />
5 4 3 2 1<br />
<br />
KN1. Kĩ năng lập kế hoạch tự học<br />
1 Em có xác định mục tiêutự học (có giá trị, rõ<br />
ràng, hợp lý)<br />
2 Em lập thời gian biểu cho việc tự học (chi tiết,<br />
khoa học, hợp lý)<br />
3 Em xác định nội dung tự học (chính xác, đầy đủ)<br />
<br />
4 Em xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt<br />
mục tiêu tự học<br />
5 Em xác định các điều kiện tự học (phương tiện -<br />
sách, tài liệu…, cơ sở vật chất - phòng học, thư<br />
viện…)<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 21/2018 77<br />
<br />
<br />
Mức độ thực hiện<br />
<br />
Biểu hiện các kĩ năng/ hành vi Rất Trung<br />
TT Tốt Khá Yếu<br />
của năng lực tự học tốt bình<br />
<br />
5 4 3 2 1<br />
<br />
6 Em xác định cách tự đánh giá hoạt động tự học<br />
của bản thân.<br />
<br />
7 Em lựa chọn được cách tự học hiệu quả.<br />
<br />
KN2. Kĩ năng thực hiện các hoạt động tự học<br />
<br />
8 Tìm kiếm thông tin (nhanh chóng, chính xác, hiệu<br />
quả)<br />
<br />
9 Xử lí các thông tin trong quá trình tự học (phân<br />
tích, tổng hợp thông tin và đưa ra nhận định của<br />
bản thân)<br />
<br />
10 Báo cáo kết quả tự học (thiết kế sản phẩm, rõ<br />
ràng, sáng tạo, tự tin, thuyết phục, …)<br />
<br />
11 Có tính tự giác trong tự học(không cần nhắc nhở,<br />
thúc giục)<br />
<br />
12 Có ý chí, kiên trì khắc phục khó khăn khi tự học.<br />
<br />
13 Có hứng thú trong học tập (tập trung cao độ, say<br />
mê với hoạt động tự học)<br />
<br />
14 Thực hiện đầy đủ, đúng các hoạt động học tập<br />
(làm được các bài tập, các nhiệm vụ cô giáo/thầy<br />
cô giao…)<br />
<br />
15 Có cách tự học hiệu quả (như khả năng đọc sách,<br />
thực hành, thí nghiệm, ghi chép, lắng nghe…)<br />
<br />
16 Biết đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn đề<br />
<br />
KN3. Kĩ năng tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động tự học<br />
<br />
17 Thực hiện tự đánh giá quá trình tự học của bản<br />
thân<br />
<br />
18 Tự rút kinh nghiệm để thực hiện điều chỉnh quá<br />
trình tự học của bản thân lần sau.<br />
78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
Khi xây dựng thang đo cấp độ đạt được NLTN dành cho HS Tiểu học, chúng tôi dựa<br />
vào yêu cầu cần đạt đối với mỗi KN, xây dựng tiêu chí xác định cấp độ đạt được của mỗi<br />
KN trong NLTH. Căn cứ vào bảng 1 - biểu hiện của KN thành phần của NLTH, yêu cầu<br />
cần đạt đối với mỗi KN để tiến hành xây dựng bảng hỏi với các tiêu chí xác định cấp độ<br />
đạt được của mỗi KN trong NLTH. Để đánh giá biểu hiện của từng KN, chúng tôi chia cấp<br />
độ thành thạo của các thành tố trong mỗi KN làm 5 mức như sau:Mức 1 - Yếu – 1 điểm:<br />
Chưa có thao tác thực hiện KN; Mức 2: Trung bình – 2 điểm: Có thao tác thực hiện KN<br />
nhưng còn lúng túng, sai sót nhiều; Mức 3: Khá – 3 điểm: Chỉ một số thao tác thực hiện<br />
thành thạo KN; Mức 4: Tốt – 3 điểm: Hầu hết các thao tác thực hiện tương đối thành thạo,<br />
linh hoạt; Mức 5: Rất tốt – 4 điểm: Thực hiện thành thạo, linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao<br />
tác, đạt hiệu quả cao.<br />
2.3.2. Kết quả đánh giá năng lực tự học của học sinh Tiểu học<br />
Chúng tôi xây dựng thang đo năng lực tự học của HS tiểu học được chia làm 5 mức<br />
độ: Cấp độ 1: Năng lực dạy học tự học ở mức độ yếu (1,0 - 1,8); Cấp độ 2: Năng lực tự học<br />
ở mức độ trung bình (1,8 - 2,6); Mức độ 3: Năng lực tự học ở mức độ khá (2,6 - 3,4); Mức<br />
độ 4: Năng lực tự học ở mức độ tốt (3,4 - 4,2); Mức độ 5: Năng lực tự học ở mức độ rất tốt<br />
(4,2 - 5,0).<br />
Nhằm tìm hiểu thực trạng NLTH của HS Tiểu học như thế nào. Chúng tôi tiến hành<br />
đánh giá về thực trạng NLTH của học sinh lớp 5 Tiểu học trên các trường địa bàn Hà Nội,<br />
Việt Nam là một trong những cơ sở để chúng tôi đề xuất những biện pháp góp phần năng<br />
cao NLTH của học sinh Tiểu học. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 468 HS lớp 5 thuộc 9<br />
trường Tiểu học trên địa bàn Hà Nội. Các trường được lựa chọn phân phối đều trên địa bàn<br />
Hà Nội gồm trường công lập, trường dân lập, trường thuộc khu vực nội thành và ngoại<br />
thành. Sử dụng bảng hỏi để đánh giá NLTH của HS (bảng 2).<br />
Để thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo NLTH, chúng tôi thực hiện đánh giá chỉ số<br />
Cronbach’s Alpha trong SPSS 18. Kết quả thu được thang đo có độ tin cậy Cronbach’s<br />
Alpha = 0,901 (bảng 1), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang<br />
đo đều lớn hơn 0.4 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho<br />
Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.901. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều<br />
được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Và thang đo NLTH<br />
được sử dụng đạt yêu cầu về mặt thống kê.<br />
Kết quả khảo sát cho thấy NLTH của học sinh lớp 5 Tiểu học đạt mức độ trung bình<br />
(X = 2,4246, Std. Deviation = 0,51, sig = 0,000