intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục đại học chính quy trong điều kiện chuyển đổi số tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Vai trò của lý thuyết tâm lý học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giáo dục đại học chính quy trong điều kiện chuyển đổi số tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Vai trò của lý thuyết tâm lý học" phân tích cấu trúc tâm lý học hoạt động gồm sáu thành phần: động cơ, mục tiêu, phương tiện và hoạt động, hành động, thao tác. Kết quả thực trạng và đề xuất vận dụng tâm lý học hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo chính quy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục đại học chính quy trong điều kiện chuyển đổi số tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Vai trò của lý thuyết tâm lý học

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 53. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN: VAI TRÒ CỦA LÝ THUYẾT TÂM LÝ HỌC TS. Nguyễn Thị Huyền * Tóm tắt Chuyển đổi số đã thúc đẩy việc thay đổi các hoạt động dạy và học trong trường đại học với cách thức đổi mới, sáng tạo và tiết kiệm chi phí hơn. Bài viết nhằm phác họa thực trạng chuyển đổi số và vận dụng Lý thuyết Tâm lý học trong đào tạo chính quy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Trường đã và đang thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn gặp phải không ít khó khăn, hạn chế, đặc biệt là yếu tố con người. Bài viết phân tích cấu trúc tâm lý học hoạt động gồm sáu thành phần: động cơ, mục tiêu, phương tiện và hoạt động, hành động, thao tác. Kết quả thực trạng và đề xuất vận dụng tâm lý học hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo chính quy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ khóa: Tâm lý học; hoạt động; chuyển đổi số 1. GIỚI THIỆU Chuyển đổi số trong giáo dục đại học là nhu cầu cấp thiết trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Nhằm tăng cường các biện pháp thích nghi với dịch bệnh có thể còn kéo dài, giáo dục đại học chuyển từ đào tạo trực tiếp sang kết hợp trực tiếp với trực tuyến là kiên trì bảo đảm chất lượng, trên cơ sở đó đẩy mạnh chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện. Chuyển đổi số là quá trình chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số bằng cách ứng dụng các công nghệ mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing)…, và phần mềm công nghệ để thay đổi phương thức quản lý, điều hành, thay đổi quy trình, phương thức làm việc và thay đổi văn hóa tổ chức. Quá trình phát triển của chuyển đổi số gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1 - Số hóa (Digitization): chuyển thông tin thực sang dạng số để dễ dàng lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ; Ví dụ: soạn bài giảng dưới dạng slides, quét văn bản lưu vào ổ cứng… * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 464
  2. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào các quy trình nghiệp vụ (Digitalization): sử dụng phần mềm để làm cho các hoạt động trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Ví dụ: dạy học trực tuyến trên hệ thống E-Learning… Giai đoạn 3 - Chuyển đổi số (Digital transformation): sử dụng các công nghệ như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật... để thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu một cách toàn diện và triệt để, từ đó dẫn đến sự thay đổi mô hình và cách thức hoạt động của tổ chức. Trong thời kỳ Công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được nhận định là chìa khóa để nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tổ chức thông qua những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại như tối ưu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đối với giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, chuyển đổi số mang lại cơ hội áp dụng công nghệ để tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức tổ chức và phương pháp dạy - học: - Các lớp học truyền thống với những nhược điểm như: chi phí tổ chức cao, không gian phục vụ hạn chế, thời gian cố định… sẽ được thay thế bằng các lớp học trực tuyến, lớp học ảo. - Không gian học tập đa dạng hơn, thay vì những phòng thí nghiệm hay phòng mô phỏng truyền thống thì người học có thể trải nghiệm học tập bằng không gian ảo, có thể tương tác người - người, người - máy như thật thông qua các phần mềm mô phỏng công nghệ VR. - Big Data sẽ là nguồn dữ liệu vô tận để học tập trải nghiệm về phân tích, dự đoán xu hướng hay dự báo kinh doanh ở mức chính xác cao. - Tài nguyên học tập số trong điều kiện kết nối không gian thật và ảo sẽ vô cùng phong phú, không gian thư viện không còn là địa điểm cụ thể nữa, mà thư viện có thể khai thác ở mọi lúc, mọi nơi. - Chương trình dạy học được thiết kế đa dạng hơn, cụ thể hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục cá nhân hóa. Sự chuyển đổi số sẽ tác động không nhỏ đến quá hoạt động dạy và học trong nhà trường. Hoạt động nhận thức là một trong những hoạt động chủ đạo để người học tham gia vào quá trình xã hội hóa. Để hoạt động nhận thức đạt kết quả cao, người học cần huy động các chức năng tâm lý cá nhân trong quá trình nhận thức cá nhân như: ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, cảm giác, tri giác… Với vai trò là khoa học nền tảng về bản chất con người, tâm lý học được vận dụng ngày càng rộng rãi và khẳng định vai trò của mình trong mọi lĩnh vực như: nhân sự, quản trị kinh doanh, marketing… Vì vậy, hiểu đúng về chuyển đổi số, đánh giá đúng thực trạng và vận dụng tâm lý học trong hoạt động dạy và học chương trình đào tạo chính quy sẽ giúp lộ trình thực hiện chuyển đổi số hợp lý nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng với nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 465
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2.1. Về thiết kế, phát triển chương trình đào tạo - Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình sẵn có; 100% chương trình đã tích hợp kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT). - Triển khai Đề án CDIO, chương trình đào tạo được thiết kế bám sát theo chuẩn đầu ra, vừa đáp ứng tính chuyên môn cao nhất định, vừa đáp ứng yêu cầu nền tảng rộng, liên ngành và các kỹ năng mềm như: tư duy hệ thống, năng lực sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Năm 2017, khung các chương trình đào tạo được quản lý trên Hệ thống Đại học điện tử (Giai đoạn 1 - Số hóa). 2.2. Về phương pháp dạy học - Hoạt động giảng dạy đã được biên soạn nội dung bài giảng dạng slides, video clips (Giai đoạn 1 - Số hóa). - Đào tạo kết hợp (trực tuyến và trực tiếp) các học phần trên Hệ thống E-Learing (Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào các quy trình nghiệp vụ). - Năm học 2020 - 2021, Trường đã triển khai đào tạo trực tuyến 100% các học phần để ứng phó với đại dịch COVID-19; hoàn thiện phân hệ Đào tạo kết hợp trong đại học điện tử. 2.3. Về tuyển sinh - Sử dụng công cụ phần mềm để tổ chức thi và xét tuyển (qua Giai đoạn 1 - Số hóa, chớm vào Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào các quy trình nghiệp vụ). - Quảng bá đầy đủ thông tin tuyển sinh trên website. - Quảng bá tuyển sinh qua Facebook, Youtube, tư vấn tuyển sinh bằng Facebook mang lại hiệu quả cao. - Tổ chức, quản lý quy trình nghiệp vụ tuyển sinh trên Hệ thống đại học điện tử một cách toàn diện từ đăng ký xét tuyển, xét tuyển, xác nhận nhập học đến nhập học trực tuyến hoàn toàn (qua Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào các quy trình nghiệp vụ). 2.4. Về tổ chức, quản lý quá trình đào tạo - Nhập dữ liệu người học, kết quả học tập trong các file Excel (Giai đoạn 1 của Chuyển đổi số - Số hóa thông tin). - Trường đã sớm đưa vào sử dụng công cụ phần mềm Microsoft office 365 trong hoạt động giảng dạy và quản lý để tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo một phần (qua Giai đoạn 1 - Số hóa thông tin, chớm vào Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào các quy trình nghiệp vụ). - Thiết lập, sử dụng Hệ thống đại học điện tử để tổ chức, quản lý quá trình đào tạo một cách toàn diện từ tuyển sinh, phát triển chương trình đào tạo, lập và kiểm soát thực hiện kế hoạch đào tạo, đánh giá kết quả học tập, thu học phí đến cấp văn bằng tốt nghiệp (Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào các quy trình nghiệp vụ). 466
  4. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ - Số lượng các lớp đào tạo giảng viên chính, phương pháp nghiệp vụ sư phạm được nhà Trường triển khai thường xuyên, đảm bảo hoạt động giảng dạy được từng bước cá biệt hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Hoạt động tham vấn tâm lý học được cũng đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà Trường từ năm 2020. Hoạt động của Góc tham vấn tâm lý học đường cũng đã áp dụng hệ thống hỗ trợ trực tuyến…(Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào hoạt động). 2.5. Ứng dụng Lý thuyết Tâm lý học trong hoạt động đào tạo chính quy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trong phạm vi bài viết, tác giả muốn đề cập đến vai trò của tâm lý học - hoạt động và ứng dụng của nó vào hoạt động học tập, giảng dạy trong chương trình đào tạo chính quy của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tâm lý học đã ra đời từ rất sớm, người sáng lập của ngành Tâm lý học là Wilhelm Wundt (1879). Ông thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên ở Leipzig, Đức. Tâm lý học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới tinh thần con người trong sự vận động tương tác với thực tại khách quan (Tâm lý đại cương) và những quy luật riêng biệt trong đời sống (Tâm lý học chuyên ngành: Tâm lý học lao động, Tâm lý học trị liệu, Tâm lý học tư vấn, Tâm lý học kinh tế…) ứng dụng trong thực tiễn đời sống con người. Tâm lý học hoạt động do các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) như: L.X.Vugotxki, X.L Rubinstein, A.N Leonchev cùng với nhiều nhà tâm lý của Đức, Pháp, Bungari sáng lập. Các nhà tâm lý học hoạt động cho rằng, tâm lý là sự phản ánh hiện thực khác quan vào não người. Tâm lý người có cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội, được hình thành trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, tâm lý người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử, là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Lý thuyết hoạt động nhằm khẳng định vai trò của hoạt động, giao tiếp trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Hình 1. Ứng dụng Lý thuyết hoạt động của A.N Leonchev vào hoạt động đào tạo Chủ thể (Sinh viên, Giảng viên) Mục tiêu (kiến thức, thái độ và năng lực) 467
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hàng thứ nhất là động cơ - mục đích - phương tiện: Đây là những thành phần thể hiện nội dung, tính chất của hoạt động. Giữa các yếu tố trên có mối quan hệ với nhau. Động cơ được cụ thể hóa thành các mục đích. Mục đích lại quy định việc lựa chọn đối tượng tác động mà từ đó ảnh hưởng đến việc xác định phương tiện của hoạt động. Hàng thứ hai là hoạt động - hành động - thao tác: Đây là những thành phần thể hiện phương thức và các đơn vị thực hiện hoạt động. Một hoạt động được thực hiện bởi nhiều hành động. Một hành động lại được tiến hành bằng nhiều thao tác. Mối quan hệ nhất định của hai hàng: Đó là mối quan hệ nội dung và hình thức của hoạt động. Động cơ, mục đích chi phối việc lựa chọn phương thức tiến hành hoạt động. Ngược lại, trong quá trình tiến hành hoạt động sẽ làm hình thành những động cơ và mục đích mới. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Quá trình triển khai chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo chính quy, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đạt được những hiệu quả tích cực, đóng góp quyết định vào sự thành công trong bối cảnh COVID-19. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn trong chuyển đổi số chính là hạ tầng mạng và thiết bị công nghệ. Phần mềm “trăm hoa đua nở” và có sự cạnh tranh từ các đại học và tập đoàn lớn đầu tư vào các nền tảng giáo dục xuyên biên giới. Sự sẵn sàng thay đổi nhằm thích ứng với bối cảnh dịch bệnh đối với đội ngũ giảng viên, nhà trường đôi khi gặp phải những khó khăn do khả năng chậm thích ứng với công nghệ của bộ phận không nhỏ giảng viên. Do đó, trở ngại lớn nhất không phải là về công nghệ mà là trở ngại về yếu tố con người. Căn cứ vào bức tranh thực trạng và vai trò của tâm lý học trong hoạt động giảng dạy, học tập, tác giả bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo chính quy tại Trường như sau: 3.1. Cấp trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thuộc nhóm trường thực hiện chuyển đổi số rất sớm ở khu vực phía Bắc. Nhà trường đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo được lợi thế trong cạnh tranh và xác lập thương hiệu, uy tín cao trong xã hội. Tuy nhiên, kết quả thực hiện những năm qua cho thấy, việc triển khai còn chưa đồng bộ giữa các lĩnh vực, năng lực số của đội ngũ còn hạn chế dẫn tới chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế công nghệ số mang lại. Trong thời gian tới, nhà trường cần tiếp tục tập trung: - Thực hiện lộ trình chuyển đổi số đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động từ đào tạo, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất đến quản lý, điều hành. - Hoàn thiện các chức năng, phân hệ của hệ thống đại học điện tử để áp dụng toàn diện, đồng bộ trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Xác định lộ trình và kế hoạch cụ thể để phát triển thành đại học thông minh tương ứng với giai đoạn 3 của lộ trình chuyển đổi số - giai đoạn thay đổi toàn diện mô hình và cách thức hoạt động của nhà trường. - Đầu tư hạ tầng ICT đáp ứng công nghệ dữ liệu lớn, Internet vạn vật và điện toán đám mây; đầu tư hệ thống phòng học thông minh, thư viện điện tử, không gian học tập, trải nghiệm và đổi mới sáng tạo. 468
  6. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ - Bồi dưỡng, tập huấn về năng lực, công nghệ số cho đội ngũ cán bộ. - Tăng cường truyền thông về hoạt động của đơn vị để mở rộng khả năng thu hút khách hàng. 3.2. Cấp đơn vị đào tạo Trong lĩnh vực đào tạo, kết quả thực hiện lộ trình chuyển đổi cho thấy phương pháp dạy học đang là khâu chậm chuyển đổi nhất, trở thành nút thắt cơ bản nhất hiện nay. Để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, trong thời gian tới, các đơn vị đào tạo cần phải tập trung thực hiện các giải pháp sau: - Triển khai dạy học kết hợp cho tất cả các học phần có lý thuyết, các học phần thí nghiệm/thực hành trên máy tính. - Phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến hoàn toàn cho các lĩnh vực như CNTT, kinh doanh… để đáp ứng nhu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi, theo lộ trình được cá nhân hóa cho phù hợp điều kiện, năng lực học tập của từng người học. - Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ để thực hiện các phương pháp dạy học ứng dụng mạnh mẽ của CNTT, công nghệ kỹ thuật số, các hình thức đào tạo online, đào tạo qua môi trường ảo. - Đa dạng hóa các chương trình đào tạo theo hướng liên, xuyên ngành có tích hợp công nghệ số. Đặc biệt trong bối cảnh kỹ thuật, công nghệ thay đổi rất nhanh, việc hình thành năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời cần được coi trọng hơn kiến thức của ngành đào tạo. - Thiết kế các khóa đào tạo ngắn hạn, các chương trình bổ sung kiến thức, kỹ năng cho người lao động khi doanh nghiệp chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thay đổi công nghệ. - Tăng cường truyền thông qua website, Facebook… về hoạt động của đơn vị để mở rộng khả năng tiếp cận, thu hút sinh viên. 3.3. Hoạt động giảng dạy và học tập 3.3.1. Với sinh viên Dưới góc nhìn của tâm lý học, hoạt động học chỉ những hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, hình thành ở cá nhân kiến thức khoa học, năng lực cá nhân phù hợp thực tiễn. Hoạt động học tập được tiến hành bởi hệ thống động cơ, mục đích và phương tiện học tập: Động cơ học tập: Hoạt động học với chủ thể là sinh viên, đối tượng của hoạt động học là những tri thức khoa học, với mục tiêu cuối cùng là hình thành nhân cách cho người học. Sinh viên khi tiến hành hoạt động học, chiếm lĩnh tri thức thì tri thức dần dần thúc đẩy tiếp tục quá trình học tập. Động cơ của hoạt động học tập ở sinh viên được hiện thân ở những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà giáo dục ở nhà trường mang lại.  Mục đích học tập: Mục đích học tập được hiểu là cái mà hành động đang diễn ra hướng tới. Với sinh viên, động cơ thúc đẩy học tập và tiến hành dưới các hoạt động học. Mục đích của hoạt động học sinh viên hướng tới là các khái niệm, giá trị, chuẩn mực… trong từng ngành khoa học cụ thể. Mục đích hình thành bắt đầu từ các dạng biểu tượng và dần tổ chức hiện thực hóa trên thực tế. 469
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Phương tiện học tập: Điều kiện đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động học tập. Nếu không có các điều kiện học tập bên ngoài như tài liệu, dụng cụ học tập, sự giảng giải của thầy, cô… và sự vận động của chính bản thân người học thì sinh viên khó có thể tự mình tiến hành các hoạt động tái tạo tri thức. Và kể cả đủ các điều kiện đó thì sau khi ra trường, hoạt động học tập của sinh viên vẫn được tiếp tục dưới hình thức này hay hình thức khác. 3.3.2. Với giảng viên Giảng viên cần xác định mục tiêu giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” nhằm điều chỉnh hoạt động giảng dạy, dịch vụ đào tạo của Trường, đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu thị trường. Phương pháp giảng dạy: Giảng viên cần tích học và đa dạng các hoạt động dạy học, không chỉ giảng lý thuyết trên lớp mà cần tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, thăm quan…; chú trọng truyền cảm hứng, đam mê và khích lệ người học chủ động, tích cực, tự giác tham gia hoạt động học tập. Như vậy, việc tìm hiểu, phân tích cấu trúc tâm lý học hoạt động và vận dụng vào nâng cao chất lượng đào tạo chính quy trong bối cảnh chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết của các cơ sở giáo dục nói chung và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, giảng viên cần bắt đầu với hoạt động nhận thức của người học. Chúng ta cần nắm chắc bản chất của hoạt động học, từ đó có thể vạch ra phương hướng và cách thức học hiệu quả, và quan trọng nhất là hình thành cho bản thân năng lực chuyên môn, phục vụ cuộc sống của mình và mọi người trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2019), Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 2. B. Bogdandy, J. Tamas, and Z. Toth, “Digital Transformation in Education during COVID-19: A Case Study,”  11th IEEE International Conference on Cognitive Infocommunications (CogInfoCom), 2020, pp. 000173-000178. 3. Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 4. Dede, C. (2006), Online professional development for teachers: Emerging models andmethods. Cambridge, Mass.: Harvard Education Press. 5. Đặng Thành Hưng (1994), Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học trên thế giới, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. 6. Edward Lee Thorndile (1910), Đóng góp của tâm lý cho giáo dục, Phạm Toàn dịch, Công bố lần đầu trong The Journal of Educational Psychology, tập I. 7. L. Seres, V. Pavlicevic, and P. Tumbas, “Digital transformation of higher education: Competing on analytics,”  Proceedings of INTED2018 Conference,  2018. [Online]. Available:  https:// 470
  8. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ www.researchgate.net/profile/PereTumbas/publication/323895016_Digital_Transformation_ of_Higher_Education_Competing_on_Analytics/links/5b05ce93aca2725783d89ad4/Digital- Transformation-of-Higher-Education-Competing-on-Analytics.pdf. [Accessed Mar. 20, 2021]. 8. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 9. Vygotsky, Lev (1978),  Mind in Society: The Development of Higher Psychological Processes. Harvard University Press. 471
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0