Phương pháp giảng dạy đại học chính quy ngành Kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ
lượt xem 2
download
Bài viết "Phương pháp giảng dạy đại học chính quy ngành Kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ" đề cập đến các phương pháp dạy học đại học như: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nghiên cứu tình huống; thực trạng và giải pháp phát huy hiệu quả các phương pháp này trong đào tạo đại học ngành Kế toán ở Việt Nam khi việc ứng dụng công nghệ ngày càng trở nên phổ biến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp giảng dạy đại học chính quy ngành Kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 24. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NGÀNH KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Đặng Thúy Anh* Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đòi hỏi giáo dục đại học cũng cần phải có sự thay đổi nếu không muốn ngày càng tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Giáo dục đại học phải đạt được mục tiêu sáng tạo đổi mới và giá trị, giảng dạy được thực hiện mọi nơi, vạn vật kết nối Internet. Để đạt được các mục tiêu đào tạo trong thời đại công nghệ 4.0, các trường đại học ở Việt Nam nói chung và các trường đại học đào tạo ngành Kế toán nói riêng phải có thay đổi trong phương pháp dạy học, đặc biệt trong điều kiện dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, các trường đại học đào tạo ngành Kế toán đều giảng dạy trực tuyến, các giảng viên cũng như sinh viên đã tiếp cận và sử dụng công nghệ trong dạy và học. Trong thời gian tới, nếu dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát, việc dạy học được thực hiện trực tiếp thì cũng sẽ làm thay đổi cách suy nghĩ và thay đổi cách áp dụng phương pháp dạy học của giảng viên. Bài viết đề cập đến các phương pháp dạy học đại học như: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nghiên cứu tình huống; thực trạng và giải pháp phát huy hiệu quả các phương pháp này trong đào tạo đại học ngành Kế toán ở Việt Nam khi việc ứng dụng công nghệ ngày càng trở nên phổ biến. Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, đại học chính quy, ngành Kế toán 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC 1.1. Phương pháp thuyết trình Thuyết trình là phương pháp dạy học lâu đời nhất và hiện nay vẫn là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở các trường đại học, cao đẳng trên khắp thế giới. Những người thuyết trình hay là những người kết hợp được sự tài ba của nhà học giả, nhà văn, nhà sản xuất, diễn viên hài kịch, đồng thời vẫn là giảng viên về phương diện giúp sinh viên học. Mặc dù vậy, thực sự ít có giảng viên nào kết hợp được những tài năng này một cách hoàn hảo, thậm chí cả những người thuyết trình hay nhất vẫn chưa đạt được đỉnh cao của thuyết trình. * Trường Kinh tế, Trường Đại học Vinh 215
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1.2. Phương pháp vấn đáp Lịch sử của phương pháp vấn đáp do nhà triết học Xôcrat (469 - 399 TCN) đề xuất. Đây là cách thức tương tác giữa giảng viên và sinh viên thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời về một chủ đề nhất định nhằm giúp sinh viên thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, khám phá và lĩnh hội đối tượng học tập. Nói cách khác, dạy học theo phương pháp vấn đáp là người dạy sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt người học giải quyết nhiệm vụ học tập. Vì vậy, yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp này là hệ thống câu hỏi, cách hỏi, thời điểm hỏi của giảng viên. Nếu xây dựng và sử dụng hợp lý các câu hỏi, giảng viên sẽ nhanh chóng định hướng vào nội dung bài học, tạo ra sự chú ý của sinh viên và không khí học tập của lớp học, kích thích được tư duy. Như vậy, đặt câu hỏi và giúp người học trả lời tốt các câu hỏi là trọng tâm của phương pháp vấn đáp. 1.3. Phương pháp thảo luận nhóm Đây là cách thức trao đổi ý kiến, quan điểm giữa người học trong một nhóm với nhau và trong một khoảng thời gian nhất định về một vấn đề học tập hay một vấn đề của cuộc sống có liên quan đến nội dung học tập; tạo cơ hội tối đa cho sinh viên bộc lộ hiểu biết quan điểm của mình về nội dung, phương pháp học tập, rèn luyện khả năng diễn đạt, cách thức tư duy và ý tưởng của mình. Đồng thời, tạo điều kiện cho người học có thể học hỏi lẫn nhau. 1.4. Phương pháp dạy học tình huống Phương pháp dạy học tình huống là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống, ở đó, các tình huống là đối tượng chính của quá trình dạy học. Phương pháp dạy học bằng tình huống là giảng viên cung cấp cho sinh viên tình huống dạy học. Sinh viên tìm hiểu, phân tích và hành động trong tình huống đó. Kết quả là sinh viên thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và các kỹ năng hành động sau khi giải quyết tình huống đã cho. Phương pháp nghiên cứu tình huống được dựa trên một số luận điểm quan trọng của Lý thuyết phát sinh nhận thức của J. Piaget. Sự phát triển của con người là quá trình thích ứng tích cực với những yêu cầu thường xuyên đổi mới của môi trường. Quá trình thích ứng là quá trình tạo ra sự cân bằng giữa chủ thể với môi trường, được thiết lập nhờ hai quá trình: đồng hóa và điều ứng. Đồng hóa diễn ra khi những tri thức, kỹ năng và phương pháp hành động mà cá nhân thu được, chỉ có tác dụng củng cố và mở rộng những tri thức học tập đã có, không tạo ra các cấu trúc mới. Điều ứng là những tri thức học tập thu nhận được dẫn đến sự cải tổ lại các tri thức đã có, tạo ra tri thức, kỹ năng và phương pháp mới. Đồng hóa là tăng trưởng, còn điều ứng là phát triển. Học tập được coi là quá trình tạo ra các năng lực thích ứng tích cực của cá nhân với môi trường. Dạy học bằng phương pháp nghiên cứu tình huống là dạy người học cách hành động để tạo ra năng lực thích ứng. 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Các phương pháp dạy học gồm: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp dạy học tình huống là những phương pháp đang được áp 216
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ dụng khi đào tạo ngành Kế toán cho sinh viên chính quy ở các trường đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong đào tạo ngành Kế toán, đặc biệt là khi ứng dụng công nghệ trong dạy học thì mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm. Tác giả phân tích những ưu điểm và những tồn tại của từng phương pháp dạy học khi đào tạo ngành Kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ ở các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. 2.1. Phương pháp thuyết trình Trong một khoảng thời gian ngắn, giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên một khối lượng thông tin phong phú, được cấu trúc theo một logic chặt chẽ; cung cấp cho sinh viên những thông tin cập nhật về những nghiên cứu và lý thuyết, văn bản cập nhật có liên quan đến những chủ đề đang nghiên cứu. Mặt khác, những thông tin này được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thành một thể thống nhất mà hầu hết sinh viên phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu và tổng hợp chúng. Hiện nay, theo số liệu khảo sát của tác giả, tỷ lệ thời gian giảng dạy sử dụng phương pháp thuyết trình vẫn ở mức cao (47,5%). Bảng 1. Thống kê tỷ lệ thời gian sử dụng các phương pháp giảng dạy Tỷ lệ thời gian sử dụng phương pháp Cao Bình thường Thấp Tổng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 61 Phương pháp giảng dạy lượng (%) lượng (%) lượng Thuyết trình 29 47.5 20 32.7 12 19.8 61 Vấn đáp 3 4.9 48 78.6 10 16.6 61 Thảo luận nhóm 27 44.2 19 31.1 15 24.7 61 Nghiên cứu tình huống 10 16.4 28 45.9 23 37.7 61 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (2021) Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình có những nhược điểm là sinh viên thụ động trong quá trình lĩnh hội tri thức, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tư duy tái hiện, do đó dễ làm cho họ chóng mệt mỏi. Hơn nữa, khi sinh viên truy cập vào mạng Internet khá dễ dàng, việc tìm hiểu thông tin văn bản, tìm kiếm tài liệu không phải là quá khó thì việc thuyết trình quá nhiều sẽ không phát huy được các kỹ năng làm việc nhóm, tự học, phản biện, giao tiếp của sinh viên. Các học phần về Kế toán liên quan đến các con số và tính toán khá nhiều nên để giúp sinh viên kế toán có sự năng động, linh hoạt hơn thì giảng viên khi giảng dạy cần kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp dạy học khác và ứng dụng công nghệ nhiều hơn. Hiện nay, có nhiều trường đại học đã sử dụng E-Learning, LMS để hỗ trợ trong việc dạy học của giảng viên. Tuy nhiên, việc ứng dụng chủ yếu là giao bài tập, kiểm tra, đánh giá bài tập, đã có những trường sử dụng ứng dụng này để chuyển bài giảng điện tử lên hệ thống E-Learning. 2.2. Phương pháp vấn đáp Phương pháp này kích thích được tư duy độc lập của sinh viên, giúp sinh viên hiểu nội dung học tập; lôi cuốn sinh viên vào quá trình học tập, tạo không khí sôi nổi trong lớp; giúp giảng viên kịp thời thu nhận được thông tin phản hồi từ phía sinh viên; hình thành và phát triển kỹ năng nói, diễn đạt ý tưởng của sinh viên. Hiện nay, tại các trường đại học có đào tạo ngành Kế toán đều 217
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA áp dụng phương pháp vấn đáp. Đây là phương pháp phù hợp để kích thích được tư duy của sinh viên đối với các câu hỏi kế toán được đưa ra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp của giảng viên, cho nên thời gian áp dụng phương pháp này hiện nay trong các học phần cũng không quá nhiều. Hơn nữa, phương pháp này không phải lúc nào cũng thu hút toàn bộ sinh viên tham gia vào cuộc trao đổi do sinh viên có thể truy cập mạng, dễ dàng tìm kiếm được câu trả lời. Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ như: Kahoot, Nearpod… để đặt câu hỏi cho sinh viên chưa được thực hiện nhiều. 2.3. Phương pháp thảo luận Đây là phương pháp tạo cơ hội tối đa cho sinh viên bộc lộ hiểu biết quan điểm của mình về nội dung, phương pháp học tập, rèn luyện khả năng diễn đạt, cách thức tư duy và ý tưởng của mình; tạo điều kiện cho người học có thể học hỏi lẫn nhau; đề cao tinh thần hợp tác, rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong học tập cho người học, giúp cho giảng viên dễ dàng nắm được thông tin ngược từ phía người học. Phương pháp thảo luận nhóm vẫn được áp dụng khi việc dạy học không diễn ra trực tiếp mà được thực hiện trực tuyến. Giảng viên sử dụng công nghệ để tạo các nhóm thảo luận trên các ứng dụng Zoom, Microsoftteam... Tuy nhiên, phương pháp thảo luận nhóm cũng có nhược điểm là tốn nhiều thời gian, nếu tổ chức và quản lý không tốt thì một số cá nhân sẽ thụ động, ỷ lại. 2.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học mang lại những ưu điểm nổi trội là: Thứ nhất, nâng cao tính thực tiễn của học phần. Sau khi đã được cung cấp các kiến thức lý thuyết kế toán, kiểm toán, thuế, phân tích, tài chính, một bài tập tình huống sẽ giúp người học có cái nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về vấn đề lý thuyết đã được học. Thông qua việc xử lý tình huống, người học sẽ có điều kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết. Thứ hai, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của người học trong quá trình học. Khác với việc tiếp thu lý thuyết một cách thụ động, khi được giao các bài tập tình huống, các nhóm người học phải chủ động tìm kiếm và phân tích các thông tin để đi đến giải pháp cho tình huống. Để đáp ứng được yêu cầu này, người học phải chủ động tư duy, thảo luận - tranh luận trong nhóm hay với giảng viên, tìm hiểu thêm về lý thuyết, tài liệu và các văn bản pháp quy hiện hành để đạt đến giải pháp. Chính trong quá trình tư duy, tranh luận, bảo vệ và sửa đổi các đề xuất - giải pháp của mình, người học đã tham gia vào quá trình nhận thức. Sự tham gia tích cực đó đã góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập, sáng tạo của người học. Đây chính là lúc quá trình dạy và học tập trung vào học phương pháp học, phương pháp tiếp cận, phân tích và tìm giải pháp chứ không chỉ giới hạn ở việc học các nội dung cụ thể. Thứ ba, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. Để giải quyết tình huống, người học được yêu cầu làm việc trong nhóm từ 4 - 6 thành viên. Cả nhóm cùng phân tích và thảo luận để đi đến giải pháp, sau đó trình bày giải pháp của mình cho cả lớp. 218
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Lúc này, người học tiếp thu được kinh nghiệm làm việc theo nhóm, chia sẻ kiến thức, thông tin để cùng đạt đến mục tiêu chung. Các kỹ năng như trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến cũng được hình thành trong bối cảnh này. Người học cũng học được cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác để làm cho vốn kiến thức của mình phong phú hơn. Đây chính là những kỹ năng rất cần thiết đối với các nhà quản lý hiện đại. Thứ tư, giảng viên - trong vai trò của người dẫn dắt - cũng sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn/giải pháp mới từ phía người học để làm phong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống. Thứ năm, các tình huống tốt có tính chất liên kết lý thuyết rất cao. Để giải quyết tốt một tình huống, người học có thể phải vận dụng và điều chỉnh nhiều tập lý thuyết khác nhau. Đây chính là lúc các lý thuyết rời rạc của một môn học được nối lại thành bức tranh tổng thể. Ở mức độ ứng dụng cao hơn, người học không chỉ vận dụng kiến thức của một môn học mà trong nhiều trường hợp phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau như: Kế toán, Thuế, Phân tích, Kiểm toán, Tài chính… Điều này rất quan trọng vì trên thực tế, người học được trang bị rất nhiều kiến thức từ nhiều môn học khác nhau nhưng lại chưa được cung cấp sự liên kết các kiến thức độc lập lại với nhau. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu tình huống cũng có một số điểm hạn chế như: để xây dựng được tình huống hấp dẫn thì cần nhiều thời gian, giảng viên cũng phải tìm hiểu và nắm được thực tế công việc kế toán. Đây cũng là phương pháp mà người học tốn khá nhiều thời gian để giải quyết tình huống, có những sinh viên lúng túng, nản chí, không nhiệt tình khi theo học phương pháp này vì sức ỳ của thói quen học theo phương pháp thụ động, thầy giảng trò ghi. Đây là phương pháp đòi hỏi thực hiện những kỹ năng khá phức tạp trong giảng dạy như: cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích người học tranh luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện. Theo số liệu khảo sát của tác giả, tỷ lệ thời gian giảng dạy sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống ở mức bình thường, việc sử dụng công nghệ trong việc tạo các tình huống chưa được nhiều. 3. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Trong điều kiện ứng dụng công nghệ, các phương pháp dạy học thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm và nghiên cứu tình huống vẫn được áp dụng trong giảng dạy chính quy các học phần chuyên ngành Kế toán. Tuy nhiên, để phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi nơi, mọi lúc và để người học phát triển được các kỹ năng thì việc ứng dụng công nghệ trong các phương pháp giảng dạy cần có sự thay đổi phù hợp. Đối với phương pháp thuyết giảng, xây dựng bài giảng điện tử sẽ giúp cho giảng viên giảm bớt thời gian thực hiện phương pháp này khi giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến cùng với người học. Để soạn bài giảng điện tử có chất lượng thì phải sử dụng các ứng dụng như Isring Suite…, có các phòng ghi âm, ghi hình để hỗ trợ việc xây dựng bài giảng điện tử tốt hơn. Khi người học được nghe các bài giảng điện tử trước khi vào học các buổi học trực tiếp hoặc trực tuyến thì sẽ giúp giảng viên có nhiều thời gian để thực hiện các phương pháp giảng dạy khác là phương pháp vấn đáp, thảo luận và nghiên cứu tình huống. Tuy nhiên, sử dụng bài giảng điện tử không có nghĩa là bỏ phương pháp thuyết giảng, phương pháp này vẫn được sử dụng nhưng với thời gian ít hơn và ở mức độ cao hơn là vận dụng và phân tích. 219
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Để sử dụng được phương pháp vấn đáp được nhiều hơn và thu hút người học hơn thì giảng viên có thể sử dụng thêm các ứng dụng như: Kahoot, Padled, Nearpod… Nhiều câu hỏi khác nhau có thể được đặt ra cho người học, thu hút được nhiều người tham gia cũng như sẽ kiểm tra được số lượng tham gia và chất lượng trả lời câu hỏi. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ trong việc đặt câu hỏi sẽ làm cho việc trả lời của người học không bị nhàm chán. Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giúp phát triển tốt các kỹ năng của người học, tuy nhiên phương pháp này cũng dễ dẫn tới sự ỷ lại của người học trong nhóm, tức là những người này ỷ lại những thành viên tích cực, chịu khó và năng động hơn. Để giảm bớt nhược điểm này, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng công nghệ để theo dõi, tổng hợp sự tham gia đóng góp ý kiến của người học. Để so sánh, kiểm tra, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm, giảng viên cũng có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ để thực hiện, điều này giúp cho việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện nhanh hơn. Phương pháp nghiên cứu tình huống là phương pháp có nhiều ưu điểm trong việc phát triển năng lực người học, tăng kỹ năng phản biện, làm việc nhóm, ra quyết định và xử lý vấn đề… Tuy nhiên, để tạo tình huống hấp dẫn, thu hút, giảng viên có thể ứng dụng công nghệ để tạo ra những video clip tình huống để người học dễ theo dõi và hiểu tình huống một cách dễ dàng. Đối với chuyên ngành Kế toán, giảng viên có thể xây dựng các video clip về các tình huống đạo đức nghề nghiệp của kế toán, kiểm toán. 4. KẾT LUẬN Ứng dụng công nghệ là xu hướng tất yếu trong đào tạo đại học chính quy ngành Kế toán, các phương pháp dạy học đại học gồm: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng trong đào tạo đại học ngành Kế toán cũng phải có những thay đổi phù hợp với xu hướng nhưng vẫn đảm bảo phát triển năng lực và kỹ năng của người học. Để đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực kế toán, hoạt động đào tạo kế toán ở các trường đại học ở Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng không chỉ cung cấp kiến thức thuần túy về chuyên môn mà phải xây dựng và huấn luyện cho sinh viên các kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho nghề kế toán. Thay đổi về phương pháp dạy học trong điều kiện ứng dụng công nghệ có vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu này. Bài viết đã đưa ra một số trao đổi về phương pháp dạy học trong đào tạo đại học ngành Kế toán khi ứng dụng công nghệ. Hy vọng, với những trao đổi mà tác giả đưa ra thì các giảng viên sẽ có sự thay đổi phù hợp về việc sử dụng công nghệ trong các phương pháp giảng dạy./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1996), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội I. 2. Geoffrey Petty (2003), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes. 3. Giáo dục học đại học (Tài liệu bồi dưỡng dùng cho các lớp giáo dục học đại học và nghiệp vụ sư phạm đại học). 220
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 4. Nguyễn Thị Hường (2019), Tài liệu về phương pháp dạy học đại học theo định hướng phát triển năng lực. 5. Phan Trọng Ngọ (2009), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Wilbert J. McKeachie (2003), Những thủ thuật trong dạy học: Các chiến lược, nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các giảng viên đại học và cao đẳng. 221
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN CAO PHONG
6 p | 273 | 60
-
Hội thảo khoa học đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ
157 p | 165 | 37
-
Đánh giá của giảng viên ngoài sư phạm về việc sử dụng phương pháp giảng dạy ở một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 115 | 13
-
Báo cáo tham luận về đổi mới phương pháp giảng dạy Đại học
0 p | 185 | 12
-
Cần làm rõ nội dung, điều kiện đổi mới phương pháp dạy học
0 p | 121 | 11
-
bàn về phương pháp giảng dạy bậc đại học: phần 2
37 p | 76 | 10
-
bàn về phương pháp giảng dạy bậc đại học: phần 1
83 p | 94 | 10
-
Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học
0 p | 117 | 9
-
Cần một giải pháp tổng thể để đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Hà Nội - Lê Thanh Dũng
0 p | 114 | 9
-
Phương pháp giảng dạy văn học Hàn Quốc cho sinh viên ngành tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại các trường đại học của Việt Nam (Từ việc dạy thực nghiệm tác phẩm Truyện Xuân Hương)
13 p | 95 | 6
-
Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp
11 p | 41 | 4
-
Bàn về giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy đại học
6 p | 61 | 4
-
Học qua dạy - một phương pháp giảng dạy mới
8 p | 21 | 2
-
Phương pháp giảng dạy môn học pháp luật trong các trường đại học không chuyên luật
3 p | 55 | 2
-
Về phương pháp giảng dạy Văn học Pháp
9 p | 94 | 2
-
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Triết học cho học viên cao học hiện nay - Cơ sở lý luận và thực tiễn
6 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng sử dụng các phương pháp tích hợp phát triển năng lực sư phạm thông qua phương pháp giảng dạy khoa học cơ bản ở các trường đại học sư phạm
4 p | 73 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn