ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC∗<br />
<br />
1. Thực trạng phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tại Nhà trường và Khoa<br />
Đào tạo Đại cương hiện nay:<br />
<br />
Trong những năm gần đây, hoạt động giảng dạy ngoại ngữ nói chung và<br />
giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Đào tạo Đại cương, trường Đại học Hà Nội nói<br />
riêng đã có nhiều chuyển biến, đổi mới về chất và về lượng. Phương pháp giảng<br />
dạy, các giáo trình mới được cập nhật thường xuyên, nội dung giảng dạy được<br />
bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với những yêu cầu mới của xã hội.<br />
<br />
Tuy nhiên, việc giảng dạy tiếng Anh của Khoa Đào tạo Đại cương vẫn<br />
còn nhiều vấn đề tồn tại chưa được giải quyết cho cả người dạy và người học.<br />
Cụ thể đối với người dạy (giảng viên dạy tiếng Anh của Khoa Đào tạo Đại<br />
cương, trường Đại học Hà nội), nhiệm vụ đào tạo đội ngũ sinh viên với số lượng<br />
ngày càng đông đảo, ngày càng hiểu biết hơn cộng với kinh phí đào tạo hạn chế<br />
do học phí quá thấp, thu nhập của giáo viên còn thấp v.v. là những nguyên nhân<br />
gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục. Ngoài ra, lực<br />
lượng giảng viên trẻ ngày càng phát triển về số lượng nhưng còn thiếu kinh<br />
nghiệm giảng dạy và kiến thức chuyên môn còn mỏng cũng có ảnh hưởng khiến<br />
chất lượng đào tạo không được tốt như mong muốn. Về phía người học (sinh<br />
viên khối chuyên ngành hiện đang học tại Khoa Đào tạo Đại cương) cũng có<br />
nhiều trở lực – các em hiện có nhiều cơ hội học tập hơn nhưng cũng có nhiều sự<br />
cám dỗ từ bên ngoài: vui chơi, giải trí, giao lưu bạn bè, các hoạt động xã hội,<br />
việc làm thêm v.v. khiến việc học tập của các em dễ bị lơ là, không được coi<br />
trọng đúng mức.<br />
<br />
2. Những thuận lợi và khó khăn trong đổi mới phương pháp giảng dạy tại<br />
Khoa Đào tạo Đại cương:<br />
Khoa Đào tạo Đại cương là một khoa mới thành lập (năm 2005) với đội<br />
ngũ giáo viên phát triển rất nhanh về mặt số lượng, đa số các giáo viên trong<br />
<br />
<br />
∗<br />
Khoa Đào tạo Đại cương<br />
<br />
126<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
khoa đều rất trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề (chỉ có 10% số giáo viên trong khoa<br />
có thâm niên giảng dạy từ 10 năm trở lên và tỷ lệ giáo viên có học vị Thạc sỹ trở<br />
lên mới đạt hơn 15%) trong khi nhiệm vụ được giao là rất lớn (đào tạo cho hơn<br />
500 sinh viên thuộc 06 chuyên ngành khác nhau theo học chương trình 3 học kỳ<br />
trong 1 năm cả sáng và chiều).<br />
<br />
Vì là một khoa mới thành lập, một trong những thuận lợi lớn nhất của<br />
Khoa Đào tạo Đại cương trong đổi mới phương pháp giảng dạy là sự nhiệt tình<br />
và tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy trẻ luôn học hỏi, tìm tòi<br />
sáng tạo nghiên cứu, thử nghiệm nhiều cách tiếp cận khác nhau, dám nghĩ dám<br />
làm để tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất, hiệu quả nhất cho sinh viên.<br />
Do vậy sau hơn 3 năm thành lập, Khoa Đào tạo Đại cương đã cho ra đời 2<br />
chương trình khung về đào tạo tiếng Anh (phiên bản 1.0: Chương trình khung<br />
đào tạo tiếng Anh 1,5 năm cho sinh viên khối chuyên ngành học bằng tiếng Anh<br />
và phiên bản 2.0: Chương trình khung đào tạo tiếng Anh 1 năm cho sinh viên<br />
khối chuyên ngành học bằng tiếng Anh). Việc ra đời 2 phiên bản chương trình<br />
khung với nhiều đổi mới và điều chỉnh về nội dung, cấu trúc và phưong pháp<br />
tiếp cận đã thể hiện tinh thần không ngừng đổi mới hoàn thiện chương trình của<br />
Ban Chủ nhiệm Khoa Đào tạo Đại cương cũng như tập thể giáo viên của khoa.<br />
<br />
Hơn nữa, Khoa Đào tạo Đại cương đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của<br />
ban lãnh đạo nhà trường, cụ thể của Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, phòng Tổ<br />
chức hành chính, phòng Nghiên cứu khoa học, các khoa chuyên ngành và các<br />
phòng khoa ban khác có liên quan trong suốt thời gian hoạt động kể từ năm<br />
2005. Nhờ vậy chương trình khung của Khoa Đào tạo Đại cương đã được Ban<br />
Giám hiệu, phòng Đào tạo và Hội đồng nghiên cứu khoa học nhà trường đánh<br />
giá cao và chính thức thông qua. Đội ngũ giảng viên chính thức và hợp đồng của<br />
đã không ngừng được phòng Tổ chức hành chính kết hợp với Hội đồng tuyển<br />
dụng nhà trường bổ sung cả về số lượng và chất lượng qua các năm. Các khoa<br />
chuyên ngành và phòng Đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi để Khoa thực hiện<br />
hiệu quả chương trình đào tạo. Chính sự ủng hộ nhiệt tình này là nguồn động<br />
<br />
<br />
127<br />
viên lớn đối với tập thể cán bộ quản lý và giảng viên của Khoa, một trong những<br />
yếu tố quyết định sự thành công của chương trình đào tạo tiếng Anh của Khoa .<br />
<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Khoa gặp nhiều khó khăn<br />
trong hoạt động giảng dạy và đào tạo theo nhiệm vụ được giao. Một trong những<br />
thách thức lớn nhất là sự thiếu kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của đội ngũ<br />
giảng viên trẻ mới được đào tạo một cách lý thuyết ở trường học. Do vậy việc<br />
khai thác giáo trình giảng dạy, thực hiện chương trình khung chi tiết, áp dụng<br />
phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng là cả một thách thức vô<br />
cùng lớn đối với giảng viên mới tuyển vào khoa.<br />
<br />
Ngoài ra, do một số yếu tố khách quan, khoa Đào tạo Đại cương có nhiều<br />
biến số thay đổi, khiến cho chương trình đào tạo thiếu tính ổn định và nhất quán<br />
qua từng năm hoạt động. Cụ thể năm 2005 (năm đầu tiên thành lập), Khoa Đào<br />
tạo Đại cương bắt đầu hoạt động từ con số 0 và phải tuyển, đào tạo gấp rút toàn<br />
bộ giáo viên, gấp rút soạn thảo và thiết kế chương trình và phải thực hiện việc<br />
giảng dạy ngay cho hơn 300 sinh viên. Năm 2006 (1 năm sau khi thành lập), số<br />
lượng sinh viên tăng lên gấp rưỡi (gần 500 sinh viên) khiến cho việc bổ sung<br />
giảng viên là một thách thức lớn. Năm 2007 (2 năm sau khi thành lập), nhà<br />
trường chỉ đạo nén chương trình từ một năm rưỡi xuống còn 1 năm (học cả<br />
ngày, dồn 3 học kỳ học gọn trong 1 năm học để rút ngắn chương trình đào tạo)<br />
đã khiến chương trình buộc phải thay đổi cấu trúc thiết kế chương trình học,<br />
môn học và số lượng giảng viên. Năm 2008, nhà trường đã bổ sung đối tượng<br />
tuyển sinh thêm khối A (trước đó chỉ tuyển sinh khối D) vào học các khối<br />
chuyên ngành của nhà trường, khiến cho việc bổ sung thiết kế riêng chương<br />
trình tiếng Anh cho đối tượng sinh viên khối A là một công việc đòi hỏi phải<br />
đầu tư không ít công sức và thời gian. Đây cũng là thách thức buộc Khoa phải<br />
có những sang kiến đổi mới trong phương pháp giảng dạy và nội dung giảng<br />
dạy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
128<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
3. Kết quả đổi mới phương pháp giảng dạy tại Khoa Đào tạo Đại cương:<br />
<br />
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển của<br />
mình, nhưng nhờ được sự hỗ trợ to lớn của lãnh đạo Nhà trường và nhờ những<br />
nỗ lực tìm tòi, sáng tạo, đổi mới trong phương pháp giảng dạy cũng như quản lý,<br />
Khoa Đào tạo Đại cương đã bước đầu đạt được những thành công. Cụ thể, Khoa<br />
đã xây dựng thành công chương trình khung đào tạo cho tất cả các kỹ năng của<br />
cả 3 học kỳ trong vòng 1 năm học cho đối tượng sinh viên thuộc các chuyên<br />
ngành đào tạo khác nhau gồm Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch, Tài chính –<br />
ngân hàng, Kế toán, Công nghệ thông tin và Quốc tế học. Khoa đang tiếp tục<br />
hoàn thiện chương trình giảng dạy chi tiết, liên tục cập nhật những tài liệu mới<br />
nhất với mục tiêu là hiệu quả và chất lượng trong mỗi bài giảng. Hàng năm, tỷ lệ<br />
sinh viên do Khoa đào tạo thi đạt kết quả IELTS để lên học chuyên ngành và đủ<br />
trình độ theo học các khóa học chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh là rất<br />
cao.<br />
<br />
Hơn nữa, sau hơn 3 năm hoạt động, Khoa Đào tạo Đại cương đã xây dựng<br />
được văn hoá làm việc, văn hoá chia sẻ giữa các nhóm giáo viên trong từng tổ<br />
bộ môn và giữa các bộ môn trong toàn khoa, văn hoá giao tiếp cởi mở gần gũi,<br />
thẳng thắn giữa thầy và trò đã giúp cho việc thực hiện giảng dạy và học tập của<br />
khoa không ngừng được nâng cao cả về lượng và về chất. Đồng thời khoảng<br />
cách giữa nhóm giảng viên có kinh nghiệm và thiếu kinh nghiệm đã dần dần<br />
được thu hẹp lại. Và cũng chính văn hoá làm việc chia sẻ và cởi mở đó cũng<br />
giúp cho Khoa khuyến khích động viên được tinh thần làm việc của tập thể hơn<br />
60 giảng viên và giữ được nhiều giáo viên có trình độ và kinh nghiệm tiếp tục<br />
tâm huyết giảng dạy và đóng góp không ngừng cho sự phát triển của khoa. Đây<br />
là một thành quả đạt được không nhỏ của ban Chủ nhiệm khoa và tập thể giáo<br />
viên, cán bộ của Khoa.<br />
<br />
Để có được những thành công nói trên, Khoa Đào tạo Đại cương đã có<br />
những sáng kiến đổi mới trong phương pháp giảng dạy cũng như quản lý<br />
chương trình giảng dạy.<br />
<br />
129<br />
- Khoa rất chú trọng công tác nghiên cứu khoa học bồi dưỡng năng lực và<br />
trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua việc tổ chức thành công<br />
nhiều hội thảo nghiên cứu khoa học và các buổi toạ đàm trao đổi kinh<br />
nghiệm chuyên môn giảng dạy cho giáo viên chính thức (workshops) và<br />
không chính thức (working lunch). Khoa được Nhà trường đánh giá là<br />
một đơn vị hoạt động rất mạnh và liên tục trong lĩnh vực nghiên cứu khoa<br />
học của Nhà trường. Qua những hoạt động nghiên cứu khoa học này,<br />
nhiều ý kiến đổi mới về phương pháp giảng dạy đã được chia sẻ, trao đổi<br />
và được nhân rộng, phát huy, đem lại chất lượng tốt hơn cho hoạt động<br />
giảng dạy tại Khoa.<br />
<br />
- Khoa Đào tạo Đại cương đã xây dựng một văn hoá làm việc dựa trên các<br />
tiêu chí: tinh thần làm việc tập thể, chia sẻ công việc và thông tin để phục<br />
vụ chuyên môn, cởi mở và thân thiện, cộng tác mang tính xây dựng. Văn<br />
hóa làm việc này được thể hiện trong tác phong làm việc hàng ngày của<br />
giáo viên, tạo không khí gần gũi, hiểu biết giữa thày và trò và tác dụng<br />
mang lại là kích thích tinh thần học tập của sinh viên và giúp cho các bài<br />
giảng đạt hiệu quả cao hơn.<br />
<br />
- Khoa Đào tạo Đại cương đã xây dựng và áp dụng thành công chương<br />
trình kiểm tra, đánh giá đối với sinh viên theo phương thức kiểm tra liên<br />
tục trong suốt kỳ học. Hoạt động kiểm tra, đánh giá liên tục không chỉ tạo<br />
động lực học tập cho sinh viên mà còn giúp đánh giá chính xác những tiến<br />
bộ của cả sinh viên và giáo viên trong quá trình dạy và học. Đó cũng là<br />
những thông tin phản hồi hữu ích giúp giáo viên điều chỉnh bài giảng cho<br />
phù hợp với hoạt động học tập của sinh viên và cũng là kênh thông tin<br />
hữu hiệu giúp ban chủ nhiệm khoa có kế hoạch kịp thời bồi dưỡng giáo<br />
viên (những giáo viên chưa được đánh giá tích cực) và khắc phục những<br />
điểm yếu của chương trình. Phương thức kiểm tra, đánh giá này đã nhận<br />
được sự ủng hộ của đông đảo giảng viên và sinh viên của Khoa.<br />
<br />
<br />
<br />
130<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
- Ngoài ra, về mặt quản lý, Khoa Đào tạo Đại cương đã áp dụng mô hình<br />
quản lý phân cấp theo từng môn học. Cụ thể, dưới Ban chủ nhiệm Khoa là<br />
các Tổ trưởng bộ môn (Academic Manager) của các khóa tiếng Anh cơ<br />
bản, tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành và tiếp theo là các<br />
nhóm trưởng phụ trách môn / kỹ năng (ví dụ có nhóm trưởng phụ trách kỹ<br />
năng Nghe, nhóm trưởng phụ trách kỹ năng Viết, v.v.). Trước mỗi học kỳ,<br />
các nhóm trưởng họp nhóm với các giáo viên trong nhóm thảo luận về nội<br />
dung môn học, giáo trình sử dụng, lịch trình, phương pháp giảng dạy và<br />
kiểm tra, v.v. và có đề xuất lên tổ trưởng bộ môn và Ban chủ nhiệm Khoa<br />
nếu có những sửa đổi, bổ sung cần thiết trên cơ sở rút kinh nghiệm của<br />
học kỳ trước đó. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên phải chịu trách<br />
nhiệm về lớp học do mình phụ trách, các nhóm trưởng chịu trách nhiệm<br />
về môn / kỹ năng do mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước tổ trưởng<br />
bộ môn. Về phần mình, các tổ trưởng bộ môn chịu trách nhiệm trước Ban<br />
chủ nhiệm Khoa. Cách thức quản lý này giúp Khoa liên tục câp nhật, đổi<br />
mới và cải tiến chương trình và nội dung giảng dạy cho phù hợp với cả<br />
giáo viên và sinh viên, theo dõi thường xuyên tiến độ giảng dạy, đồng thời<br />
sử dụng và phát huy được sức lực và trí tuệ của từng giáo viên, thu hút họ<br />
tham gia vào hoạt động chuyên môn của Khoa. Nhờ vậy, các giáo viên tại<br />
Khoa, ngay cả các giáo viên trẻ mới vào Khoa cũng yên tâm công tác và<br />
gắn bó với Khoa hơn.<br />
<br />
- Bên cạnh đó, ngay từ năm đầu tiên thành lập, Khoa Đào tạo Đại cương đã<br />
áp dụng hình thức sinh viên đánh giá về khóa học và giáo viên giảng dạy<br />
2 lần/học kỳ một cách công khai (trên giấy và qua website). Khoa thiết kế<br />
mẫu phiếu điều tra cho từng môn học, từng giáo viên và chính lớp trường<br />
các lớp là người trực tiếp tập hợp và tổng kết các ý kiến đánh giá. Cách<br />
làm này giúp khoa có những điều chỉnh kịp thời và khắc phục, sửa chữa<br />
những vướng mắc nếu có; đồng thời, sinh viên cũng có ý thức trách nhiệm<br />
hơn và cảm nhận rõ hơn về sự quan tâm mà Khoa và Nhà trường dành cho<br />
các em. Đó cũng là động lực giúp các em nỗ lực học tập tốt hơn, góp phần<br />
131<br />
làm tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy và đào tạo của<br />
Khoa Đào tạo Đại cương.<br />
<br />
Trên đây là một số những sáng kiến đổi mới trong phương pháp giảng dạy<br />
cũng như quản lý chương trình giảng dạy của Khoa Đào tạo Đại cương. Với<br />
những thành tích đó, Khoa đã được Bộ Giáo dục Đào tạo phong tặng danh hiệu<br />
Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền, Trưởng khoa được Bộ trưởng tặng<br />
danh hiệu Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ được giao. Các tấm gương<br />
tiêu biểu trong đổi mới giảng dạy của Khoa gồm có các giáo viên sau:<br />
<br />
1. Nguyễn Thị Phương Mai<br />
<br />
2. Nguyễn Minh Hằng<br />
<br />
3. Phạm Tiến Hùng<br />
<br />
4. Tô Ngân Hà<br />
<br />
5. Nguyễn Thu Phương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
132<br />