KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN ∗<br />
NGUYỄN THỊ KIM DUNG ∗<br />
<br />
Khoa Tây Ban Nha, ban đầu là Bộ môn tiếng Tây Ban Nha là một khoa<br />
mới của trường Đại học Hà Nội, được thành lập vào tháng 9/2002 để đáp ứng<br />
nhu cầu tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Tây Ban Nha ở Việt Nam. Mặc dù là một<br />
khoa nhỏ nhưng trong những năm qua khoa tiếng Tây Ban Nha đã không ngừng<br />
phấn đấu đi lên và trở thành địa chỉ đào tạo tiếng Tây Ban Nha chính quy duy<br />
nhất và có uy tín trên toàn quốc với phương châm lấy sinh viên làm trung tâm.<br />
<br />
Chức năng, nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo Cử nhân tiếng Tây Ban<br />
Nha hệ chính quy theo hai định hướng biên-phiên dịch và giáo viên. Mục tiêu và<br />
chiến lược của Khoa là đào tạo đội ngũ biên-phiên dịch có chất lượng ổn định và<br />
đặc biệt là đào tạo đội ngũ giáo viên nguồn cho các cơ sở đào tạo cử nhân tiếng<br />
Tây Ban Nha khác. Ngoài ra, Khoa còn đảm nhiệm giảng dạy tiếng Tây Ban<br />
Nha như ngoại ngữ hai, dạy tiếng Tây Ban Nha theo yêu cầu người học cũng<br />
như các khóa học tiếng Tây Ban Nha theo nhu cầu của một số cơ quan khác.<br />
<br />
1. Hiện trạng<br />
<br />
1.1. Thuận lợi<br />
<br />
Khoa có một đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động và tâm huyết với<br />
nghề, lại được các giáo viên giàu kinh nghiệm giúp đỡ. Hầu hết các giảng viên<br />
đều được cử đi đào tạo tại Tây Ban Nha theo chuẩn Châu Âu (Khung tiêu chuẩn<br />
Châu Âu về giảng dạy Ngoại ngữ-Marco común europeo de enzeñanza de<br />
lenguas extranjeras). Hơn nữa, các giáo viên của khoa luôn cố gắng nâng cao<br />
trình độ. Cho đến thời điểm hiện nay 3 giảng viên đã lấy được bằng Thạc sỹ và 2<br />
giảng viên khác đang theo học hệ sau đại học. Ngoài ra, khoa còn có ba chuyên<br />
<br />
∗<br />
Th.S., Khoa tiếng Tây Ban Nha<br />
∗<br />
Th.S., Khoa tiếng Tây Ban Nha<br />
<br />
35<br />
gia người Tây Ban Nha được cử sang để giảng dạy cũng như giúp đỡ các giáo<br />
viên trẻ. Nhìn chung, các giáo viên thường sử dụng phương pháp giảng dạy hiện<br />
đại, tạo được hứng thú say mê cho người học với chất lượng cao.<br />
<br />
Bên cạnh đó Khoa Tây Ban Nha luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ và<br />
đầu tư của nhà trường về mọi mặt: cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, v.v.<br />
Khoa còn được Viện Cervantes hỗ trợ tài liệu và phương tiện giảng dạy. Phòng<br />
Cervantes thuộc Đại học Hà Nội đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động<br />
vào tháng 9/2001. Phòng được trang bị một phòng máy vi tính hiện đại với các<br />
chương trình tự học tiếng Tây Ban Nha, một thư viện dành cho giáo viên, sinh<br />
viên tham khảo và học tập. Khoa Tây Ban Nha còn có một thuận lợi nữa là được<br />
các Đại sứ quán các nước nói tiếng Tây Ban Nha cũng như các tổ chức nhiệt<br />
tình ủng hộ về trang thiết bị và tài liệu giảng dạy.<br />
<br />
Được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha, kể từ 09/ 01/ 2008 Phòng<br />
dự án Văn hóa Việt Nam- Tây Ban Nha đã đi vào hoạt động để hỗ trợ cho công<br />
tác giảng dạy của giáo viên. Với dự án này các giáo viên được nâng cao trình độ<br />
và phương pháp giảng dạy thông qua các lớp giáo học pháp do các giáo viên<br />
người Tây Ban Nha giảng dạy.<br />
<br />
1.2. Khó khăn<br />
<br />
Tuy có một đội ngũ giảng viên trẻ, được đào tạo khá bài bản, nhưng vì<br />
tuổi đời còn ít và thời gian đứng lớp cũng chưa nhiều nên vẫn còn thiếu kinh<br />
nghiệm đứng lớp, đặc biệt là trong các môn chuyên ngành tiếng.<br />
<br />
Hiện Khoa đang sử dụng 100% giáo trình và sách do nước ngoài biên<br />
soạn. Những giáo trình này đều được biên soạn theo phương pháp giảng dạy<br />
hiện đại nhất với các bài giảng được thiết kế với mục đích là khi kết thúc bài<br />
giảng thì sinh viên có thể áp dụng ngay vào trong thực tế. Nhưng thực tế là<br />
những giáo trình này được thiết kế cho sinh viên các nước của cộng đồng chung<br />
Châu Âu, nơi có nền văn hóa khác biệt so với Việt Nam nên những giáo trình<br />
này chỉ giúp ích một phần trong việc soạn giáo án lên lớp của giáo viên. Toàn bộ<br />
giảng viên của Khoa phải tự mày mò, tìm kiếm chắt lọc tài liệu phụ trợ và thiết<br />
36<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC” 2009<br />
<br />
<br />
<br />
kế bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng là sinh viên Việt Nam, chịu ảnh<br />
hưởng của văn hóa và nếp nghĩ Châu Á. Khoa cũng đã lên kế hoạch tự biên soạn<br />
giáo trình giảng dạy cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của sinh viên và của<br />
Khoa, song do yêu cầu chuyên môn của việc biên soạn giáo trình quá chặt chẽ,<br />
một giảng viên muốn biên soạn chương trình phải là giảng viên chính và có một<br />
số công trình nghiên cứu khoa học nhất định, mà đội ngũ giảng viên của Khoa<br />
còn quá non trẻ không đáp ứng được yêu cầu nên kế hoạch trên vẫn chưa thực<br />
thi được.<br />
<br />
Ngoài ra, việc sử dụng không gian lớp học cũng hạn chế việc đổi mới<br />
phương pháp giảng dạy. Một lớp học thường được sử dụng cho nhiều khoa nên<br />
việc sắp xếp bàn ghế theo đặc thù môn học .Ví dụ với các kỹ năng nghe nói,<br />
giảng viên yêu cầu phải kê bàn ghế hình tròn hoặc chữ U, sinh viên thực hiện<br />
nhưng cuối giờ phải kê lại theo hàng lối, tiêu tốn thời gian của giờ học); hoặc<br />
trong giờ học yêu cầu phải sử dụng giáo cụ trực quan để giảng dạy (bản đồ,<br />
tranh ảnh, v.v.) thì không có chỗ treo móc. Học giao tiếp cần sử dụng video<br />
nhưng hiện giảng viên không thể thiết kế bài giảng theo kiểu này vì không có<br />
thiết bị hỗ trợ giảng dạy thích hợp (màn hình và đầu đĩa).<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Trước hết, chúng tôi thiết nghĩ việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên<br />
môn của giáo viên là rất quan trọng. Do điều kiện đội ngũ giảng viên còn quá<br />
mỏng lại có sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài nên cho đến thời điểm<br />
hiện nay các giáo viên của khoa chủ yếu giảng dạy các môn thực hành tiếng và<br />
giao tất cả các môn lý thuyết tiếng cho chuyên gia. Do đó, giáo viên Việt Nam<br />
chỉ được đào tạo và trau dồi các phương pháp giảng dạy các môn của thực hành<br />
tiếng. Tuy nhiên, chúng ta không thể lúc nào cũng phụ thuộc vào giảng viên<br />
nước ngoài vì dần dần trong tương lai phía Tây Ban Nha sẽ rút các chuyên gia<br />
về nước. Đến lúc đó, khoa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vậy, đề nghị Nhà trường<br />
tổ chức các khóa học nghiệp vụ giảng dạy các môn chuyên ngành ngoại ngữ, tổ<br />
chức thêm các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các khoa trong Nhà trường.<br />
<br />
37<br />
Hơn nữa, việc bố trí bàn ghế trong các lớp học gây rất nhiều khó khăn cho<br />
việc thực hiện các hoạt động trên lớp. Chúng tôi cho rằng việc xếp bàn ghế theo<br />
dãy và hàng thường chỉ phù hợp với các lớp học lý thuyết, khi mà sinh viên chỉ<br />
ngồi nghe giảng, còn với các lớp học thực hành tiếng, nên bố trí sao cho luôn có<br />
một không gian để sinh viên có thể di chuyển, tham gia các hoạt động trên lớp<br />
như dạng chữ U. Để thay đổi không khí, đôi khi chúng ta cũng có thể tổ chức<br />
các lớp học ở ngoài trời. Học kỳ vừa rồi, sinh viên năm thứ 1 của khoa đã được<br />
thử nghiệm với phương pháp học ngoài trời, và kết quả sau 1 tháng học, sinh<br />
viên có rất nhiều tiến bộ, đặc biệt là các em trở nên linh hoạt hơn, tiếp thu nhanh<br />
hơn kiến thức và kỹ năng tiếng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói. Ngoài việc bố trí<br />
bàn ghế trong lớp, các giáo viên của khoa cũng mong muốn Nhà trường bố trí<br />
lớp học theo đơn vị khoa, như thế một số giáo cụ như bản đồ, tranh ảnh về văn<br />
hóa nước ngoài có thể được giới thiệu với sinh viên. Mặc dù các lớp học, đặc<br />
biệt là các lớp ở nhà C đã được trang bị bảng ghim, nhưng việc sử dụng vẫn<br />
chưa hiệu quả. Các tài liệu được ghim trên bảng thường bị lấy mất hoặc bảng chỉ<br />
dùng để ghi thông báo.<br />
<br />
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho phương pháp giảng dạy giao tiếp,<br />
nên chăng Nhà trường trang bị một số phòng có tivi hoặc có tivi di động để khi<br />
cần, giáo viên có thể trình chiếu hoặc dạy sinh viên qua video, phim,.... Chúng ta<br />
đang dạy ngoại ngữ cho sinh viên trong một môi trường phi bản ngữ, nên có rất<br />
nhiều điều, nhất là về lĩnh vực văn hóa lại không được đề cập trong các giáo<br />
trình, chính vì vậy, việc tiếp cận về ngôn ngữ thông qua hình ảnh, đặc biệt là<br />
thông qua các bộ phim rất cần được lưu tâm khuyến khích phát triển và sử dụng.<br />
<br />
Trên đây là một số kiến nghị của chúng tôi về đổi mới và cải tiến phương<br />
pháp giảng dạy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
38<br />