intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Quan điểm của Hồ Chí Minh về Xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự

Chia sẻ: Abcdef_37 Abcdef_37 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

168
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, với tư cách là lãnh tụ của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện tình cảm quý trọng nhân dân và chăm lo xây dựng lực lượng toàn dân tham gia vào các công việc của cách mạng. Người cho rằng, cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải của riêng một hai người và căn dặn Đảng ta phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Quan điểm của Hồ Chí Minh về Xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự

  1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, với tư cách là lãnh tụ của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện t ình cảm quý trọng nhân dân và chăm lo xây dựng lực lượng toàn dân tham gia vào các công việc của cách mạng. Người cho rằng, cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải của riêng một hai người và căn dặn Đảng ta phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân. Đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên và lực lượng Công an nhân dân phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, nếu xa rời nhân dân thì không làm gì được. Trong suốt 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt, vận dụng nghiêm túc quan điểm trên của người để xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ của cách mạng trong mỗi thời kỳ. Ngày nay, trước những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp bản vệ an ninh, trật tự trong thời kỳ đổi mới đất nước, những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là ánh sáng soi đường cho lực lượng Công an nhân dân tiến lên thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, chiến sĩ
  2. Công an bảo vệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960). Ngày nay, công cuộc đổi mớiđất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thế và lực của đất nước không ngừng được tăng cường, tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo của dân tộc. Tuy nhiên, chặng đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta ở phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ g ìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới do lực lượng Công an nhân dân làm nòng cốt rất nặng nề. Bên cạnh những nguy cơ được Đảng ta xác định từ Đại hội VI đến nay (vẫn còn nguyên giá trị) còn có những mối đe dọa về chính trị tư tưởng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nền tảng của sự nghiệp bảo vệ ninh, trật tự. Âm mưu của các thế lực thù địch là: Các trung tâm chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng bên ngoài ráo riết truyền bá các giá trị văn hóa, tư tưởng độc hại nhằm làm suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Chúng không ngừng xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm rối loạn lòng người, khiến nhân dân thiếu tin tuởng vào công cuộc đổi mới đất nước. Chúng đang muốn tạo ra trong xã hội ta một lớp người mới xa lạ, mang lối sống sùng bái đồng tiền, sùng ngoại, quay lưng lại với các giá trị truyền thống của ông cha. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những vấn đề ''dân chủ'', nhân quyền'', dân tộc, tôn giáo và ''tự do ngôn luận'' nhằm phá hoại khối đại đo àn kết toàn dân tộc, kích động nhân dân gây rối an ninh xã hội. Chúng t ìm mọi cách chia rẽ mối quan hệ đã được xây dựng bằng xương máu và được củng cố qua đấu tranh cách mạng giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, giữa nhân dân với các lực lượng vũ trang nhằm phá vỡ nền tảng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, những nhân tố trên đang trở thành nguy cơ phá hoại nền tảng tư tưởng của xã hội ta, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm suy yếu thế trận lòng dân và nền an ninh nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và cuối cùng đi đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy đòi hỏi phải dựa ngày càng nhiều vào lực lượng rộng lớn của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, quan điểm của Người về nhân dân nói riêng là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự kế thừa và phát triển những tinh hoa của triết học phương
  3. Đông và phương Tây cũng như những tư tưởng tiến bộ của ông cha ta về vai trò của nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần, nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Trải qua hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm và ứng phó với thiên tai, dân tộc ta đã hình thành truyền thống cố kết cộng đồng mà không thế lực nào có thể phá vỡ nổi. Vì vậy, ông cha ta luôn tâm niệm: ''đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân'', ''khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước''. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân dân và xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh,trật tự tập trung ở những nội dung cơ bản sau: 1. An ninh cho nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự Cả cuộc đời, Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Theo Người, giành độc lập, tự do cho dân tộc cũng là nhằm mục tiêu cuối cùng là giành cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Bởi vì ''nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý g ì''. Với ý nghĩa đó, cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự vươn tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng và giữ gìn một môi trường xã hội bình yên để mọi thành viên được sống thanh bình, yên ổn. Theo Hồ Chí Minh: ''Có giữ vững trật tự an ninh, thì nhân dân... mới an cư lạc nghiệp'', dân có yên ổn làm ăn thì sản xuất mới phát triển, kinh tế mới tăng trưởng. Như vậy, “dân yên'' là điều kiện để ''dân giàu''. Dân yên, dân giàu thì đất nước mới có thể vững mạnh. Sự vững mạnh của một đất nước thể hiện ở chỗ có một nền kinh tế phát triển vững chắc, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Đất nước đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự phải góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng đ ưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Vấn đề đặt ra là không thể để cho đất nước tụt hậu xa hơn về kinh tế dẫn đến những hậu quả xấu về xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân dẫn đến mất ổn định về chính trị; song không thể để phát triển kinh tế với bất cứ giá nào, nhất là đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa và làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. Biện chứng của sự vật là ổn định để phát triển nhưng không phải ổn định trì trệ, hoặc phát triển bằng mọi giá mà ổn định trong sự phát triển và
  4. phát triển đúng định hướng. Ổn định trì trệ là nguy hiểm nhưng phát triển chệch hướng còn nguy hiểm hơn. An ninh, trật tự theo Hồ Chí Minh là một môi trường xã hội không bị bọn tội phạm làm vẩn đục, ô nhiễm và mọi người dân được sống bình yên. Đó là một xã hội mà giá trị và chuẩn mực đạo đức được đề cao, cái thiện thống trị, cái ác bị đẩy lùi; những tiền đề, nguyên nhân gây nên sự mất an ninh, trật tự cho xã hội trong từng con người cơ bản được khắc phục. Có thể coi đây là cơ sở hình thành quan niệm về an ninh cộng đồng, về nền an ninh nhân dân, quan niệm về xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng an ninh cho bản thân mọi thành viên trong cộng đồng, trước hết là phải bắt nguồn từ tế bào cơ sở, nghĩa là từ cá nhân đến tập thể, từ cộng đồng nhỏ đến cộng đồng lớn. Một khi từ cá nhân đến cộng đồng nhỏ không còn nguy cơ gây mất an ninh thì từ cộng đồng lớn đến quốc gia sẽ có điều kiện đảm bảo về an ninh, trật tự. Mặt khác, khi xây dựng phòng tuyến an ninh cộng đồng thì bất kể ngày hay đêm, trong rừng sâu, núi cao, tận biên giới, hải đảo...hễ có nhân dân là có lực lượng để giữ gìn an ninh, có tai mắt để phát hiện mọi âm mưu và hoạt động của các loại tội phạm, nhất là trong tình hình hiện nay khi kẻ địch đang thực hiện ânl mưu ''diễn biến hòa bình'' đối với nước ta. Một khi nền an ninh quốc gia vững mạnh nhờ sức mạnh lòng dân và an ninh cộng đồng thì chúng ta có đủ kháng thể bên trong chống lại mọi âm mưu và hoạt động của kẻ thù. Mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, theo Hồ Chí Minh là an ninh, trật tự cho nhân dân, cho Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Theo nghĩa đó, việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội cũng nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ lợi ích cho nhân dân, xây dựng một môi trường xã hội bình yên cho cuộc sống của nhân dân. So sánh quan điểm vì nhân dân của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà tư tưởng trước đó, chúng ta mới thấy được sự phát triển trong tư tưởng của Người. Bởi lẽ, bản chất của tất cả các nhà nước trong lịch sử là bảo vệ lợi ích của thiểu số, còn Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân - cơ quan thể hiện ý chí và quyền lực của đại đa số nhân dân. Thực tế đã chứng minh, dù là kiểu nhà nước nào, nếu không vì nhân dân thì sớm hay muộn cũng bị nhân dân loại bỏ. Vì vậy, với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nếu ta chỉ nhấn mạnh mặt nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc mà không quan tâm đầy đủ đến lợi ích của nhân dân thì dân sẽ không phấn khởi và lòng dân sẽ không yên. Và một khi lòng dân đã không yên thì chế độ đó cũng khó tồn tại bền lâu.
  5. Tư tưởng trên là lời cảnh báo đối với chúng ta về nguy cơ của nền an ninh, trật tự hiện nay. Mặc dù, có nhiều nguyên nhân tạo nên những thực trạng đó, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là bệnh quan liêu, hách dịch, xa dân trong bộ máy công quyền của một số cán bộ công chức, trong đó có một số cán bộ, chiến sĩ công an. Trong số những cán bộ quan liêu nói trên, có cán bộ khi thi hành công vụ chưa đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Có những cán bộ “miệng thì nói ''phụng sự quần chúng'' nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng''. Chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, ''họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực''. Đó là biểu hiện của những người đáng lẽ phải là ''công bộc'' của nhân dân nhưng lại coi dân là đày tớ, có thái độ hách dịch, cửa quyền, coi thường kỷ cương phép nước, tham nhũng, thoái hóa về đạo đức và lối sống. Như vậy, theo Hồ Chí Minh thì sự bình yên cho cuộc sống hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Mục tiêu đó bắt nguồn từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Điều đó cho thấy, nếu giai cấp lãnh đạo không đứng vững trên lập trường vì dân thì dân sẽ không yên, và một khi nhà nước bất lực trước rối loạn xã hội thì đó là tiếng chuông báo hiệu sự chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp ấy. Mặt khác, một chế độ xã hội có thể bị sụp đổ nhanh chóng nếu nó không đủ sức bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, cho dù kinh tế phát triển và quốc phòng khá hiện đại; cũng như vậy, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội sẽ không được đảm bảo nếu lòng dân không yên, cho dù có t ăng cường sức người, sức của cho lực lượng công an. 2. Nhân dân là lực luợng vĩ đại nhất, không ai thắng đuợc lực lượng đó Hồ Chí Minh cho rằng, dân là quý nhất, là quan trọng nhất, dân là tối thượng. Người quan niệm trong bầu trời không ai quý bằng nhân dân; trong thế giới không có gì mạnh bằng sức mạnh lực lượng đoàn kết của nhân dân và ''lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó''. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững độc lập, chủ quyền. Hồ Chí Minh quan niệm rằng, dân là gốc của nước, dân là gốc của cách mạng. Người khẳng định:
  6. ''Nước lấy dân làm gốc... Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân''. Người cho rằng, cuộc chiến đấu chống lại những g ì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra cái mới mẻ, tươi tốt... là cuộc chiến đấu khổng lồ, vì vậy, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ nhân của đất nước, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, mục đích của cách mạng là đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Người khẳng định, ở nước ta tất cả quyền bính trong nước đều thuộc về toàn thể nhân dân: ''Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân''. Hồ Chí Minh căn dặn: ''Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là phụng sự cho lợi ích của nhân dân, nếu không có dân thì Chính phủ không có đủ lực lượng''. Người còn cho rằng: ''Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ''. Vì vậy, Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên rằng: các cơ quan chính phủ đều là công bộc của dân, việc gì lợi cho dân, phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, phải hết sức tránh; toàn Đảng phải ''biết ý kiến dân chúng'', ''học dân chúng”, ''nâng cao dân chúng'' và phải ''là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân''. 3. Công an phải dựa vào sức mạnh rộng lớn của nhân dân để bảo vệ an minh, trật tự, công an phải kính trọng và phụng sự nhân dân Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng, rèn luyện Công an nhân dân, một trong những lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng và bảo vệ nhân dân. Người luôn dạy cán bộ, chiến sĩ công an không những phải tuyệt đối trung thành với Đảng và Chính phủ mà phải tuyệt đối trung thành với lợi ích chính đáng của nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Đặc biệt, Người yêu cầu công an phải dựa vào sức mạnh rộng lớn của nhân dân để bảo vệ an ninh, trật tự. Giữ gìn trật tự an ninh trước hết là việc của công an, bất kỳ việc to việc nhỏ đều
  7. phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc giữ g ìn trật tự an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân. Người cũng dạy: nhiệm vụ của Công an là bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế. Muốn làm trọn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, Công an cần phải đo àn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng, lòng yêu nước và tinh thần cảnh giác của nhân dân là cái lưới thiên la địa võng, bất kỳ bọn phá hoại nào, bọn mật thám nào cũng không lọt qua được cái lưới ấy của nhân dân. Làm thế nào để xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự? Hồ Chí Minh cho rằng, Công an phải gần gũi dân, dựa vào lực lượng của nhân dân... và phải hết lòng phục vụ nhân dân, phải động viên, tổ chức, đoàn kết quần chúng. Công an phải luôn giúp đỡ, tổ chức, giáo dục nhân dân, làm cho mọi người dân làngười giúp việc mình, làm thành ''mạng lưới công an nhân dân''; làm công an thì phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ. Người cũng chỉ ra rằng: nhân dân có hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân, vì vậy, nếu được dân ủng hộ thì kẻ thù khó mà che giấu được. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu công an phải luôn đề cao tinh thần kính trọng và phục vụ nhân dân. Người dạy Công an nhân dân đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép, không được hà hiếp nhân dân như công an đế quốc. Người nhấn mạnh: ''Làm công an không phải làm ''quan cách mạng''. Làm công an là để giữ trật tự an ninh cho nhân dân... Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự phụng sự nhân dân...''. Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở công an cần tránh xa bệnh quan liêu mệnh lệnh. Người cho rằng, bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến hỏng việc, nguyên nhân của bệnh quan liêu mệnh lệnh là do xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân và không thương yêu nhân dân. Người đưa ra 6 phương thuốc để chữa bệnh quan liêu mệnh lệnh là: ''Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;
  8. Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Sẵn sàng học hỏi nhân dân; Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo''. 4. Công an phải không ngừng giáo dục tinh thần làm chủ và tinh thần cảnh giác cho nhân dân, tổ chứcvà hướng dẫn nhân dân tự bảo vệ an ninh, trật tự V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự bảo vệ. Như vậy, thành quả độc lập, tự do, hạnh phúc do cách mạng đem lại cho nhân dân chỉ có giá trị vững chắc khi nào nhân dân biết tự bảo vệ nó. Sự bền vững của chế độ, sự ổn định và phát triển của đất nước, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân phụ thuộc vào sự nhận thức và tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân của mỗi người với tư cách là chủ thể của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở lực lượng công an phải biết và thường xuyên giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng và tinh thần làm chủ cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân tự bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ thôn làng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Bác, chỉ khi nào nhân dân ý thức được tinh thần làm chủ đất nước, tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân thì trật tự, an ninh mới có nền tảng vững chắc. Hồ Chí Minh ví sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự như một chiếc thuyền, nhân dân là người trực tiếp chèo thuyền đi, còn cán bộ công an là người cầm lái, tức hướng dẫn đường đi của sự nghiệp đó theo chính sách của Đảng và Chính phủ. Vì lẽ đó nên đối với các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nếu khi xuống, khi lên theo sự phát động của cán bộ công an thì đó mới chỉ là phong trào của ngành Công an chứ không được coi là phong trào của nhân dân. Người đã từng nói, phong trào bảo vệ trị an: Đối với dân phải trở thành vườn hoa, đối với địch phải trở thành hầm chông. Nghĩa là phong trào đó sau khi được lực lượng công an gieo trồng phải được nhân dân chăm bón để ngày, tháng, quanh năm lúc nào cũng hoa lá tốt tươi. Người đã dạy chúng ta không đơn thuần dựa vào nhân dân mà còn phải tuyên truyền, giáo dục, tổ chức nhân dân như thế nào để huy động lực lượng toàn dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự.
  9. Bởi vì: ''lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần cảnh giác của nhân dân, cộng với sự cố gắng của bộ đội và công an - là cái lưới (thiên la địa võng), bất kỳ bọn phá hoại nào, bọn mật thám nào cũng không lọt được cái lưới ấy của nhân dân''. Chúng ta có thể coi đây như một tiền đề, một phương châm chiến lược của công tác công an: Huy động lực lượng nhân dân bằng cách tuyên truyền giáo dục và tổ chức, cộng với năng lực của cơ quan chuyên môn tạo thành mạng lưới công an nhân dân – đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự. ''Làm thành mạng lưới công an nhân dân'' là một tư tưởng lớn, độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc tổ chức nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Chính t ư tưởng này đã tạo nên những tiền đề thắng lợi cho ngành Công an từ khi mới ra đời và về sau được nâng cao, phát triển thành tư tưởng chiến lược là xây dựng thế trận an ninh nhân dân - một tư tưởng lớn mà sức sống đã được ghi nhận trong thực tế bảo vệ an ninh, trật tự suốt 65 năm qua ở nước ta. Thực tế cho thấy, chỉ với số lượng cán bộ, chiến sĩ của ngành thì dù có tài giỏi về chuyên môn, dù bố trí theo khắp các địa bàn hay theo đối tượng v.v.. thì cũng không thể so sánh được với cái lưới “thiên la địa võng''. Có thể nói rằng tưởng ''mạng lưới công an nhân dân'' của Hồ Chí Minh như là một phương án đánh địch mà lực lượng được huy động đủ để bố trí trinh sát với mọi đối t ượng, mọiđịa bàn, mọi thời gian. Điều hay nhất là ở chỗ, phương án đó rất tối ưu và có tính khả thi vì toàn dân cùng tự giác tham gia. Để huy động lực lượng nhân dân, cùng với việc giáo dục, Công an phải biết thuyết phục, vận động và tổ chức nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Tư tưởng chỉ đạo trong vấn đề này theo Hồ Chí Minh là tạo mọi điều kiện để nhân dân trở thành chủ thể thực sự của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Muốn vậy, phải thông qua tổ chức để hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân tham gia. Mặt khác, tập hợp nhân dân trong một tổ chức chính là tạo ra lực cộng hưởng của tất cả sức mạnh của từng cá thể riêng biệt: ''Phải động viên, tổ chức, đoàn kết quần chúng. Lấy sức quần chúng mà vượt qua khó khăn; quần chúng tự giúp quần chúng... Đảng và Chính phủ đề ra chính sách, phái cán bộ về hướng dẫn, thế là giúp đỡ. Nhưng đó là phụ. Lực lượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính. Không nên ỷ lại, mà phải tự lực cánh sinh''. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, đây là một trong những nét riêng có của tư tưởng Hồ Chí Minh về huy động sức dân nói chung và phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc nói riêng.
  10. Như vậy, theo Hồ Chí Minh thì việc tổ chức nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự không chỉ thuần túy là sự huy động họ tham gia vào từng vấn đề, từng vụ việc cụ thể mà chính là góp phần để cả xã hội, cả dân tộc trở nên một chỉnh thể có đủ khả năng tự ho àn thiện và tự bảo vệ trong quá trình tồn tại. Trong đó có việc mọi người tự đứng lên tham gia bảo vệ cuộc sống bình yên của mình. Theo nghĩa đó, việc tổ chức nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự không chỉ là việc lập các tổ, các nhóm, các ban bệ, phát động phong trào theo thời gian để nhân dân có môi trường tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (tuy nhiên việc đó là quan trọng và cần thiết) mà chính là phải tạo ra cơ chế để mọi người dân, mọi cộng đồng dân cư hình thành phản xạ tự bảo vệ như là một chức năng nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của mình và cả xã hội. Chỉ khi nào đạt tới trình độ đó thì mối tương quan lực lượng trong cuộc đấu tranh mới có cơ sở để đánh giá đúng đắn: ''Địch không phải tài tình gì đâu. Nó phá hoại được vì ta sơ hở, chủ quan. Nếu công an ta biết giữ g ìn và biết dựa vào nhân dân, làm cho nhân dân cũng biết cách giữ gìn, không để sơ hở thì nhất định địch không làm gì được”. Quán triệt quan điểm về công tác quần chúng của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng công an đã có nhận thức sâu sắc và vận dụng có hiệu quả vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng. Suốt 65 năm kể từ ngày thành lập đến nay, do biết dựa vào sức mạnh của nhân dân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an đã xây đựng được thế trận an ninh nhân dân vững chắc, rộng khắp trên mọi địa bàn; không ngừng xây dựng, củng cố và tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn các tổ chức quần chúng làm nòng cốt bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; phát động mạnh mẽ phong trào ''Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc'' và phong trào ''Toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội ở địa bàn dân cư'', gắn với các phong trào cách mạng khác ở cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân... Có thể nói, từ phong trào “Phòng gian bảo mật'' (một hình thức vận động, tổ chức quần chúng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp), hay phong trào “Bảo mật, phòng gian'' (trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước) đến phong trào ''Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc'' và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc'' ngày nay, công tác vận động quần chúng và tổ chức lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự do lực lượng công an thực hiện đều nhận được sự đồng tình ủng hộ, sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân và nhờ vậy, đã thu được những kết quả hết sức to lớn.
  11. Do quán triệt và vận dụng đúng đắn quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, biết vận động, giáo dục, thuyết phục, tổ chức và hướng dẫn nhân dân, lực lượng Công an đã tạo ra được thế trận toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, góp phần quan trọng chiến thắng mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, giữ gìn trật tự kỷ cương, luật pháp trong mọi t ình huống. Lực lượng Công an nhân dân cũng hiểu rằng, không có sự giúp đỡ của nhân dân, không dựa vào sức mạnh của nhân dân, không được nhân dân ủng hộ thì không làm được gì cả, khi dân giúp ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn. Để tiếp tục vận dụng có hiệu quả những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, trong thời gian tới to àn thể lực lượng Công an nhân dân phải làm tốt các nội dung công tác sau đây: Một là, các cấp ủy đảng và lãnh đạo, chỉ huy trong Công an phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững, quán triệt và vận dụng có hiệu quả quan điểm về công tác quần chúng của Đảng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự trong t ình hình mới. Đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'', ''Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ''. Hai là, tập trung chỉ đạo nâng chất lượng công tác vận động, tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Quan tâm xây dựng phong trào ''Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc'', xây dựng, củng cố, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và phong trào ''Toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý giáo dục người vi phạm pháp luật ở địa bàn dân cư'', gắn với phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'' và các phong trào cách mạng khác. Ba là, tập trung chỉ đạo củng cố vững chắc thế trận an ninh nhân dân và xây dựng nền an ninh nhân dân rộng khắp, gắn vời nền quốc phòng toàn dân, thế trận lòng dân, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
  12. Bốn là, dựa vào nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân để tổ chức đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, tấn công trấn áp tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân. Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân. Tạo điều kiện để nhân dân phát huy trên thực tế quyền làm chủ trong lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự và tham gia xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại. Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện, uốn nắn các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân, xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sĩ có hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải tự đặt mọi ý nghĩ và hoạt động của mình dưới sự giám sát tuyệt đối của nhân dân, phấn đấu mỗi ngày làm nhiều việc tốt cho nhân dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2