
Tài liệu hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 32
download

Tài liệu hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm môn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" cung cấp cho các bạn 123 câu hỏi bài tập trắc nghiệm có hướng dẫn lời giải, tài liệu giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với dạng bài tập. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trở lực nào “làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”? A. Chủ nghĩa giáo điều, chủ quan, lười biếng. B. Căn bệnh chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết. C. Chủ nghĩa cá nhân. D. Tham ô, lãng phí, quan liêu. Dẫn giải: Theo Bác, bệnh tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu đều là một thứ giặc, đồng minh của bọn thực dân, phong kiến. Có điều, nó còn nguy hiểm hơn cả thực dân, phong kiến tức là nó ở trong mỗi người, trong tổ chức, trong Đảng, trong Nhà nước ta. Nó phá ta từ trong phá ra, làm suy yếu chính bản thân mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và toàn xã hội, tức là dân không còn tin vào Đảng, vào tổ chức nữa thì tai họa không thể lường hết được. Bọn thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột dân ta, ai cũng biết, ai cũng thấy hoặc rất dễ thấy. Nhưng thứ giặc “cá nhân chủ nghĩa” này thì rất khó thấy, bởi vì nó là đồng chí của ta, thậm chí có một số đã đạt đến các cương vị lãnh đạo trung cấp, cao cấp có quyền răn dạy người khác, chỉ bảo cho người khác, nhưng đến lượt chính bản thân mình thì họ làm ngược lại. “Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám” Câu 2: Trong các nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào là nguyên tắc hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất? A. Tự phê bình và phê bình. B. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. C. Hiệp thương dân chủ. D. Tập trung dân chủ. Dẫn giải: Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững. Mọi vấn đề của Mặt trận dân tộc thống nhất đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng bàn bạc công khai và đi đến nhất trí. 1
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Câu 3: Đảng ta lấy tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Marx-Lenine làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình từ: A. Đại hội II (2 – 1951). B. Đại hội VII (6 – 1991). C. Đại hội VI (12 – 1986). D. Đại hội VIII (1996). Dẫn giải: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ” trong đó khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Marx-Lenine, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động". Đây là kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và của cách mạng Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay. Đó là một quyết định có tầm lịch sử quan trọng thể hiện bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng ta. Câu 4: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mệnh “trước hết phải có...” A. Đảng cách mệnh. B. Vũ khí hiện đại. C. Lực lượng cách mệnh. D. Học thuyết cách mệnh. Dẫn giải: Trong cuốn sách Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh viết: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy" Câu 5: Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào được Hồ Chí Minh coi là “quan hệ máu thịt”? A. Quan hệ giữa quân đội với nhân dân. B. Quan hệ giữa Đảng với chính quyền. C. Quan hệ giữa Đảng với dân. D. Quan hệ giữa Đảng với Mặt trận. 2
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Dẫn giải: Trong bài “Dân Vận” đăng trên báo Sự Thật, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì nhân dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Người khẳng định: “Bất kỳ việc gì cũng vì hạnh phúc của nhân dân; quan hệ giữa Đảng và nhân dân là quan hệ gắn bó máu thịt”. Câu 6: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, “Đảng muốn vững phải có...” A. Kỷ luật nghiêm minh. B. Chủ nghĩa làm cốt. C. Tổ chức chặt chẽ. D. Người lãnh đạo. Dẫn giải: Trong lớp huấn luyện cán bộ từ năm 1925 - 1927, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”, “chủ nghĩa” ấy là chủ nghĩa Mác - Lênin. Với ý nghĩa đó, theo Người chủ nghĩa Marx-Lenine trở thành “cốt”, trở thành nền tảng tư tưởng và trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 7: Lực lượng nào được Hồ Chí Minh coi là nền tảng của khối Đại đoàn kết dân tộc? A. Liên minh Công nhân – Trí thức. B. Liên minh Công – Nông – Trí thức. C. Liên minh Công nhân – Binh lính. D. Toàn dân tộc. Dẫn giải: Hồ Chí Minh viết: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất”. Sau này Hồ Chí Minh nêu rõ, nền tảng đại đoàn kết dân tộc là liên minh Công – Nông – Lao động trí óc. Câu 8: Trong những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở nào được xác định là tiền đề lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? 3
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) A. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam. B. Tinh hoa văn hóa nhân loại. C. Chủ nghĩa Marx-Lenine. D. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh. Dẫn giải: Chủ nghĩa Marx-Lenine là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lenine đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” Câu 9: Trong những cở sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở nào là nhân tố đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu tư tưởng cách mạng và văn hóa của Người? A. Giá trị truyền thống dân tộc. B. Tinh hoa văn hóa nhân loại. C. Phẩm chất cá nhân. D. Chủ nghĩa Marx-Lenine. Dẫn giải: Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ rất sớm và trở thành một tính chất của mọi người dân Việt. Đây là một yếu tố quan trọng nhất thôi thúc chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, bắt đầu con đường cách mạng của mình. Câu 10: Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh tuyên bố trước hết đến quyền cơ bản nào của các dân tộc? A. Quyền hạnh phúc. B. Quyền bình đẳng. C. Quyền tự do. D. Quyền sung sướng. Dẫn giải: 4
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Người viết: “...Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được...” Câu 11: Theo anh/chị, sự thất bại của phong trào Cần Vương là sự thất bại của: A. Một phong trào chống Pháp. B. Ý thức hệ Phong kiến. C. Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. D. Phong trào vũ trang chống Pháp. Dẫn giải: Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Câu 12: Quan điểm: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất lớn và vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi” của Hồ Chí Minh là muốn đề cập đến: A. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Vai trò của nhân dân. C. Sức mạnh của nhân dân. D. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dẫn giải: Hồ Chí Minh khẳng định Đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh khẳng định: "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi", giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được. 5
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Câu 13: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, vấn đề nào được coi là động lực ở các nước đang đấu tranh giành chính quyền? A. Độc lập dân tộc. B. Tự do - Độc lập. C. Giải phóng dân tộc. D. Chủ nghĩa dân tộc. Dẫn giải: Năm 1924, từ sự phân tích đặc điểm giai cấp, dân tộc ở các nước phương Đông, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Khái niệm chủ nghĩa dân tộc mà Nguyến Ái Quốc dùng ở đây, như Marx nói “không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”. Chủ nghĩa dân tộc bản xứ mà Nguyễn Ái Quốc nói ở đây chính là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là một động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 14: Câu nói “không có gì quý hơn độc lập tự do” được Hồ Chí Minh tuyên bố vào thời điểm nào? A. Khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. B. Khi tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. C. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. D. Khi Mỹ bắt đầu xâm lược ở Việt Nam. Dẫn giải: Ngày 17-7-1966, trước tình hình đế quốc Mỹ liều lĩnh ngoan cố mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam và tiến hành những bước leo thang mới cực kỳ nghiêm trọng mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, ném bom bắn phá Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ cứu nước, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Người chỉ rõ: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Câu 15: “Chúng ta đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”, luận điểm trên phán ánh mối quan hệ nào? A. Dân tộc với giai cấp. B. Độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. 6
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) C. Chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. D. Cả ba đều đúng. Dẫn giải: Ngay từ năm 1914, trên đất Anh, Người đã đem toàn bộ số tiền dành dụm từ đồng lương ít ỏi của mình ủng hộ quỹ kháng chiến của người Anh và nói với người bạn của mình rằng: “Chúng ta phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”. Người đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “Giúp bạn là tự giúp mình”, và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Câu 16: Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã nêu và phân tích năm đức tính chủ yếu của người cách mạng, đó là các đức tính nào? A. Nhân – Nghĩa – Trí – Dũng – Liêm. B. Nhân – Nghĩa – Trí – Dũng – Tín. C. Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công vô tư. D. Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. Dẫn giải: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện tác phong, phương pháp làm việc và đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng và vấn đề đạo đức cách mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Câu 17: Phong trào yêu nước của giai cấp, tầng lớp nào được Hồ Chí Minh coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tư sản dân tộc. D. Trí thức. Dẫn giải: 7
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Khi đề cập sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa Marx-Lenine và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Trong đó, Người khẳng định “phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Câu 18: Hồ chí minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội trước hết từ phương diện nào? A. Từ phương diện kinh tế. B. Từ quan hệ văn hóa, đạo đức. C. Từ khát vọng giải phóng dân tộc. D. Cả ba đều đúng. Dẫn giải: Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Marx-Lenine từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Marx-Lenine trước hết là từ yêu cầu tất yêu của công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam. Câu 19: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì? A. Lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất tiên tiến. B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. C. Nhân dân lao động làm chủ. D. Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Dẫn giải: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Câu 20: Hồ Chí Minh cho rằng “Đoàn kết ... nghĩa là mục đích phải ... và tập trung cũng phải ... Đoàn kết ... nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh”. Hãy tìm dãy chữ phù hợp? A. Nhất trí, nhất trí, thực sự, thực sự. B. Thực sự, nhất trí, thực sự, nhất trí. 8
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) C. Nhất trí, thực sự, nhất trí, thực sự. D. Thực sự, nhất trí, nhất trí, thực sự. Dẫn giải: Ngày 19-3-1958, nói chuyện với Hội nghị mở rộng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. Câu 21: Theo quan điểm Hồ Chí Minh, một trong những điều kiện quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam là: A. Số lượng đảng viên là công nhân chiếm đa số. B. Trình độ văn hóa của đảng viên cao. C. Tuân thủ những nguyên tắc tổ chức đảng kiểu mới của Lenine. D. Đặt mục tiêu hàng đầu là giải phóng giai cấp công nhân. Dẫn giải: Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng là Đảng ta mang bản chất giai cấp công nhân. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II, khi nêu lên Đảng ta còn là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc, Hồ Chí Minh cũng nêu lên toàn bộ cơ sở lý luận và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, những nguyên tắc này tuân thủ một cách chặt chẽ học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản của Lenine. Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựa trên cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Câu 22: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Luận điểm trên phản ánh quan điểm nào của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. B. Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lenine. C. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx-Lenine làm nền tảng tư tưởng. D. Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên tự chỉnh đốn, đổi mới. Dẫn giải: 9
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo rằng: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân...” Những lời cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị thực tiễn nóng hổi nhắc nhở chúng ta, trước hết là các cấp tổ chức của Đảng và Nhà nước phải tiếp tục triệt để đấu tranh để khắc phục loại trừ ra khỏi hàng ngũ cán bộ đảng và nhà nước của chúng ta sự tha hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhằm đẩy lùi nguy cơ lớn đang đe dọa sự sống còn của Đảng, của chế độ. Nếu không ngăn chặn, đẩy lùi để cho nguy cơ đó tiếp tục gia tăng khó mà tránh khỏi dẫn đến sự sụp đổ của Đảng, của chế độ, do biết bao công sức, mồ hôi và máu của chiến sĩ, đồng bào cả nước phấn đấu theo ngọn cờ độc lập và tự do của Hồ Chí Minh tạo dựng nên. Câu 23: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”. Luận điểm trên của Hồ Chí Minh phản ánh nội dung nào trong tư tưởng nhân văn của Nguời? A. Yêu thương con người. B. Tin vào sức mạnh, tính sáng tạo của nhân dân. C. Lòng khoan dung độ lượng. D. Cả ba đều đúng. Dẫn giải: Ở Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức mang một nội dung mới, chứa đựng một ý nghĩa cách mạng thực sự sâu sắc. Đó hoàn toàn không phải là lòng thương kiểu tôn giáo, hay lòng thương của "bề trên" nhìn xuống, "chăn dắt", "cứu tinh" dân. Ngược lại, vì sống giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, nên Người có lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh và tính chủ động sáng tạo của quần chúng nhân dân. Năm 1921, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm khác hẳn với nhiều suy nghĩ lúc bấy giờ. Người viết: "Bị đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người ta có thể tưởng rằng cái bẫy người ấy cứ mãi mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, rằng bầy người đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không: người Đông Dương không chết, người ĐôngDương vẫn sống, sống mãi mãi... Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến". Câu 24: Điền từ còn thiếu vào dấu 3 chấm: “Đoàn kết trong Mặt trận ... nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công”. A. Việt Minh. B. Tổ quốc. 10
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) C. Liên Việt. D. Dân tộc thống nhất. Dẫn giải: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa”. Câu 25: Ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Marx, theo Hồ Chí Minh là: A. Bản chất cách mạng. B. Phương pháp làm việc biện chứng. C. Bản chất khoa học. D. Chủ nghĩa nhân đạo. Dẫn giải: Chủ nghĩa Marx-Lenine là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Câu 26: Theo quan điểm Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của: A. Giai cấp công nhân và nông dân. B. Giai cấp công nhân, nông dân và tư sản dân tộc. C. Toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông. D. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và trí thức. Dẫn giải: Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh là lực lượng toàn dân tộc; động lực dân tộc là liên minh công nông; bạn đồng minh của cách mạng là tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ. Câu 27: Hồ Chí Minh xác định mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: A. Đoàn kết dân tộc, giải phóng đất nước. B. Đoàn kết nhân dân, giải phóng xã hội. C. Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ Quốc. 11
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) D. Đoàn kết toàn dân, xây dựng đất nước. Dẫn giải: Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam (3-3-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “...Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ Quốc”. Câu 28: Trong các nội dung xây dựng Đảng, nội dung nào là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh? A. Xây dựng Đảng về chính trị. B. Xây dựng Đảng về tổ chức. C. Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận. D. Xây dựng Đảng về đạo đức. Dẫn giải: Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, gắn đạo đức với tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh đã góp phần bổ sung, mở rộng, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenine về nội dung công tác xây dựng Đảng phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Câu 29: Trong những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh xác định nguyên tắc nào là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng? A. Tập trung dân chủ. B. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác. C. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. D. Tự phê bình và phê bình. Dẫn giải: Trong xây dựng Đảng, từ K.Marx, V.I.Lenine đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đều coi trọng nguyên tắc “tập trung dân chủ”, coi đó là nguyên tắc số một trong xây dựng Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, biểu hiện cụ thể của nguyên tắc đó chính là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Việc thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong Đảng thống nhất với việc thực hiện nguyên tắc này trong bộ máy nhà nước và trở thành một phong cách làm việc cần thiết của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Như Hồ Chí Minh xác định: Đó là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Việc thực hiện đúng đắn nguyên tắc và phong cách làm việc này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh. 12
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Câu 30: Lực lượng nào được Hồ Chí minh coi là nòng cốt của đoàn kết quốc tế? A. Phong trào giải giải phóng dân tộc. B. Phòng trào cộng sản và công nhân thế giới. C. Phong trào dân chủ, hòa bình. D. Phòng trào phản đối chiến tranh Việt Nam. Dẫn giải: Với phong trào cộng sản và công nhân thế giới, lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Câu 31: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, “bạn đồng minh” của thực dân phong kiến là: A. Lười biếng, lười học, lười suy nghĩa. B. Tham ô, lãng phí, quan liêu. C. Bè phái, quân phiệt, hách dịch. D. Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Dẫn giải: Trong bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu" nhân dịp có phong trào sản xuất và tiết kiệm năm 1952, Người nói: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến... Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính... Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”. Câu 32: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Luận điểm trên của Hồ Chí Minh đã tiếp thu giá trị của nền văn hóa nào? A. Văn hóa Việt Nam. B. Văn hóa phương Đông. C. Chủ nghĩa Marx-Lenine. D. Văn hóa phương Tây. Dẫn giải: 13
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Luận điểm “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” được Chủ tịch Hồ Chí Minh suy ra từ câu “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” của Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ. Câu 33: Tác phẩm lớn của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản bằng tiếng Pháp ở Paris vào năm 1925 là tác phẩm nào? A. Con rồng tre. B. Đường Kách mệnh. C. Le Paria (Người cùng khổ). D. Bản án chế độ thực dân Pháp. Dẫn giải: Bản án chế độ thực dân Pháp (tiếng Pháp: Le Procès de la colonisation française) là một tác phẩm chính luận do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp và được xuất bản năm 1925- 1926 trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản có tên Imprékor. Câu 34: Kiên trì con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn nghĩa là: A. Giữ vững nền độc lập dân tốc. B. Thực hiện triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Hội nhập với nền kinh tế thế giới. D. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Dẫn giải: Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn để cứu nước, cứu dân. Đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng bước với phong trào cách mạng vô sản thế giới.... Câu 35: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn đân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Câu nói trên của Hồ Chí Minh ở trong văn kiện nào? 14
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) A. Lời kêu gọi ngày 17-7-1966. B. Báo cáo Chính trị tại Đại hội II. C. Đạo đức cách mạng. D. Di chúc. Dẫn giải: Cùng với “muôn vàn tình thân yêu” gửi lại cho cuộc đời này, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc bản di chúc bằng: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Câu 36: Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là: A. Mặt trận Việt Minh. B. Mặt trân dân tộc thống nhất. C. Mặt trận Tổ quốc. D. Hội quần chúng. Dẫn giải: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Câu 37: “Không, chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Lời khẳng định đanh thép này được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi đó được phát đi vào ngày nào? A. 5-11-1946. B. 20-12-1946. C. 19-12-1946. D. 22-12-1946. Dẫn giải: 15
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Lời kêu gọi này được phát ra vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946. Đêm hôm trước - ngày 19 tháng 12, khi chiến sự bùng nổ - là ngày Toàn quốc kháng chiến. Câu 38: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu nói trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? A. Đạo đức cách mạng. B. Thường thức chính trị. C. Sửa đổi lối làm việc. D. Di chúc. Dẫn giải: Câu nói “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” là một trong ba vấn đề cơ bản trong vấn đề xây dựng Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh và ân cần dặn dò Đảng ta phải tâm huyết thực hiện tốt trong di chúc của Người. Câu 39: “Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” được trích trong: A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. Tuyên ngôn Độc lập. C. Đường Kách mệnh. D. Lời kêu gọi sau Hội nghị Trung ương 8 tháng 5-1941. Dẫn giải: Câu nói “Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát đi ngày 20-12-1946. Câu 40: Câu nào của Hồ Chí Minh phản ánh khái quát chính sách đối ngoại đa phương của Người: 16
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) A. Việt Nam sẵn sàng là bạn của các nước tỏng cộng đồng quốc tế. B. Việt Nam muốn là bạn, là đối tác của các nước trong cộng đồng quốc tế. C. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng. D. Việt Nam là bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai. Dẫn giải: Tháng 9-1947, trả lời nhà báo Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam là làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Câu 41: Nội dung cốt lõi của tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh là gì? A. Lòng thương người. B. Sự quan tâm đến con người. C. Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu. D. Chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Dẫn giải: Hồ Chí Minh khẳng định: Một Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân. Xét về thực chất, đạo đức của Đảng ta là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đạo đức đó mạng bản chất của giai cấp công nhân, cũng là đạo đức Mác – Lênin, đạo đức Cộng sản chủ nghĩa mà nội dung cốt lõi là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu. Câu 42: Câu nói nào sau đây là của Hò Chí Minh? A. Học không biết chán, dạy không biết mỏi. B. Học, học nữa, học mãi. C. Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học. D. Vô học bất tri lý. Câu 43: “Chống ... và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận”. Chọn một phương án đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh để điền vào chỗ trống: A. Nghèo nàn, lạc hậu. 17
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) B. Tham ô, lãng phí. C. Chủ nghĩa cá nhân. D. Bệnh hình thức. Dẫn giải: Trong bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu" nhân dịp có phong trào sản xuất và tiết kiệm năm 1952, Người nói: “Chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận” Câu 44: Điền cụm từ thích hợp vào dấu 3 chấm. Hồ Chí Minh cho rằng “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ là những cuộc cách mệnh...” A. Triệt để nhất. B. Dân chủ tư sản. C. Không đến nơi. D. Tư sản tiêu biểu nhất. Dẫn giải: Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Hồ Chí Minh viết: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”. Câu 45: Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh là: A. Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. B. Anh hùng giải phóng của dân tộc, danh nhân văn hóa Việt Nam. C. Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. D. Anh hùng giải phóng dân tộc, người cộng sản lỗi lạc trên thế giới. Dẫn giải: Năm 1987, tổ chức khoa học, giáo dục, văn hóa của Liên hiệp quốc, UNESCO trong cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 24 (tại Paris từ 20/10 đến 20/11) đã ra Nghị quyết phong tặng Hồ Chí Minh danh hiệu kép: “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất” 18
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) Câu 46: Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất (tổng quát) của chủ nghĩa xã hội là: A. Nhân dân lao động làm chủ. B. Có nền kinh tế phát triển cao: C. Khoa học kỹ thuật hiện đại. D. Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Dẫn giải: Hồ Chí Minh có nhiều cách đề cập mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Người trả lời một cách trực tiếp: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chỉ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhân dân. Câu 47: Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Chây 1925 – 1927 được Bộ Tuyên truyền của Hội Liện hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Động tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm nào? A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Đường Kách mệnh. C. Đời sống mới. D. Con rồng tre. Dẫn giải: Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Công việc đầu tiên Nguyễn Ái Quốc làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Thời gian từ năm 1925 - 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được ba lớp đào tạo với tổng số 75 học viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi. Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp Các dân tộc bị áp bức ở Á Đông tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi Đường Kách mệnh. Câu 48: Hồ Chí Minh viết: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”. Theo suy nghĩ của bạn, Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì? A. Nên siêng làm. 19
- (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) B. Nên tiết kiệm. C. Nên làm gương. D. Nên gần dân. Dẫn giải: Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên, việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Người thường phê phán loại cán bộ, đảng viên nhút nhát, kém cỏi, nói không dám nói, làm không dám làm; cái gì cũng chờ cấp trên bảo sao làm vậy. Loại cán bộ ấy là thụ động, thiếu sáng tạo và trở nên vô dụng. Và tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương cho người khác bắt chước... “Nếu miệng thì tuyên tuyền bảo người ta siêng năng mà mình thì tự ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà mình thì xa xỉ, lung tung thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”. Theo Bác Hồ, đối với người phương Đông, nhất là đối với người Việt Nam giàu tình cảm, một tấm gương sống còn có giá hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Vì vậy, cần phải nêu những tấm gương sáng về đạo đức cho mọi người học tập noi theo. Câu 49: Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có cái gì? A. Khoa học - Kỹ thuật tiên tiến. B. Kinh tế phát triển. C. Con người xã hội chủ nghĩa. D. Chế độ sở hữu công cộng. Dẫn giải: Khẳng định vai trò của con người với tư cách là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN". Xây dựng con người mới là mục tiêu chiến lược. Câu 50: Mục tiêu chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (1-2011) xác định là: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội ... công bằng, văn minh”. A. Tiến bộ. B. Dân chủ. C. Bình đẳng. D. Phát triển. 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Hướng dẫn ôn tập Xã hội học đại cương - Trần Xuân Bình
49 p |
1281 |
459
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập Triết học
44 p |
348 |
88
-
Đề cương câu hỏi ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
5 p |
462 |
81
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập và kiểm tra môn Luật hình sự
27 p |
235 |
49
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn: Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy môn tiếng Việt ở tiểu học - Hà Tất Thắng (Chủ Biên)
145 p |
223 |
34
-
Hướng dẫn ôn thi chủ nghĩa xã hội khoa học 9
6 p |
103 |
10
-
Hướng dẫn ôn thi chủ nghĩa xã hội khoa học 1
5 p |
133 |
10
-
Hướng dẫn ôn thi chủ nghĩa xã hội khoa học 4
6 p |
107 |
10
-
Hướng dẫn ôn thi chủ nghĩa xã hội khoa học 3
6 p |
107 |
8
-
Hướng dẫn ôn thi chủ nghĩa xã hội khoa học 2
6 p |
111 |
8
-
Hướng dẫn ôn thi chủ nghĩa xã hội khoa học 6
6 p |
90 |
7
-
Hướng dẫn ôn thi chủ nghĩa xã hội khoa học 5
6 p |
92 |
7
-
Hướng dẫn ôn thi chủ nghĩa xã hội khoa học 7
6 p |
82 |
7
-
Hướng dẫn ôn thi kinh tế chính trị 1
5 p |
80 |
6
-
Hướng dẫn ôn thi chủ nghĩa xã hội khoa học 10
6 p |
88 |
6
-
Hướng dẫn ôn tập phần riêng dành cho nhân viên thư viện
13 p |
34 |
6
-
Hướng dẫn ôn thi kinh tế chính trị 2
6 p |
89 |
4


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
