Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
lượt xem 52
download
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trình bày các nội dung: cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC I - CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên những cơ sở tư tưởng-lý luận và thực tiễn rất phong phú. 1 - Cơ sở lý luận a.Trước hết, đó là tinh thần yêu nước gắn với ý thức cộng đồng, nhân văn, nhân ái của con người Việt Nam. - Tinh thần đó đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm l ịch s ử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. - Tinh thần, ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cả một dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai, địch hoạ, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. - Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ được truyền thống yêu nước-nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc. Người đã khẳng định: " Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nh ấn chìm t ất c ả lũ bán n ước và lũ cướp nước". - Đây là cơ sở đầu tiên hết sức quan trọng đ ể H ồ Chí Minh k ế th ừa, phát triển xây dựng nên tư tưởng đại đoàn kết của mình. b.Từ những tinh hoa tư tưởng của nhân loại ( phương Đông, ph ương Tây) về đoàn kết. - Đó là tư tưởng đại đồng, tư tưởng nhân ái và luân lý yêu th ương c ủa Nho giáo. Đó là tinh thần " lục hoà" của Phật giáo. - Đó là tư tưởng bình đẳng, bác ái, tự do của cách mạng tư sản ph ương Tây. - Văn hoá phương Đông, phương Tây về đoàn kết cũng là cơ sở quan trọng giúp Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược đại đoàn kết của mình. c.Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là cơ sở lý luận quan trọng nhất quyết định đến bản ch ất tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. - Hồ Chí Minh đã quán triệt những quan điểm cốt lõi c ủa ch ủ nghĩa Mác- Lênin về: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo
- ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng trở thành dân t ộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế, " Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại", " Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại",v.v... - Chính nhờ có những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin mà Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác những yếu tố tích cực và nh ững hạn chế của các di sản truyền thống dân tộc, văn hoá nhân lo ại v ề đoàn k ết, t ừ đó có điều kiện để xây dựng một chiến lược đại đoàn kết hoàn chỉnh. - Nhưng trên nhiều phương diện, nhất là việc nhận thức, giải quy ết mối quan hệ dân tộc, giai cấp, cách mạng thuộc địa, cách mạng chính qu ốc...H ồ Chí Minh có nhiều sáng tạo riêng rất độc đáo, hiệu quả. Và do v ậy, chi ến l ược đ ại đoàn kết Hồ Chí Minh bao giờ cũng mang một sắc thái riêng, sắc thái Hồ Chí Minh, sắc thái Việt Nam. 2 - Cơ sở thực tiễn Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành trên c ơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Những thành công hay thất bại của các phong trào ấy đ ều được Hồ Chí Minh nghiên cứu để rút ra những bài học cần thiết cho việc hình thành tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc. - Phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhưng đều thất bại. Thực tiễn hào hùng, bi tráng c ủa dân tộc đã chứng tỏ rằng: bước vào thời đại mới, chỉ có tinh thần yêu n ước thì không thể đánh bại được các thế lực đế quốc xâm lược. Vận mệnh của đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo cách mạng mới, đề ra được một đường lối cách mạng đúng đắn, phù h ợp với quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại mới, đủ s ức quy tụ được cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới giành được thắng lợi. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, những yêu cầu khách quan mới của lịch sử dân tộc. - Đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc , Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có th ể đem lại cho Việt Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập h ợp lực lượng yêu n ước, ti ến b ộ để tiến hành cách mạng ( đoàn kết các dân tộc, các đảng phái và tôn giáo...nh ằm
- thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng, như chủ trương " Liên Nga, thân cộng, ủng hộ công nông", " hợp tác Quốc-Cộng" của Tôn Trung Sơn). 3 - Yếu tố chủ quan - Hồ Chí Minh với một tư tưởng, tình cảm cao đẹp, với một tấm gương đạo đức trong sáng đã tạo ra sức lôi cuốn, tập h ợp lực lượng m ạnh m ẽ đ ể xây dựng khối đại đoàn kết. - Sự thống nhất hài hoà giữa tư tưởng, hành động, đạo đ ức, nhân cách Hồ Chí Minh đã làm cho đại đoàn kết không chỉ là một kh ẩu hiệu mà đã th ực s ự tr ở thành động lực quy tụ sức mạng toàn dân tộc thành một kh ối đoàn kết, th ống nhất. II - NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. 1 - Đại đoàn kết là một vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. a.Đại đoàn kết là một tất yếu khách quan, là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Hồ Chí Minh. - Do thường xuyên phải chống ngoại xâm mạnh hơn mình gấp bội và phải đương đầu với thiên tai, nên dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết. Hồ Chí Minh chẳng những kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc mà còn nâng nó lên một tầm cao mới, trở thành tư tưởng, chiến lược cách mạng Việt Nam. - Trong các bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh bao gi ờ cũng nh ấn mạnh vấn đề đoàn kết. Thường thì đầu bài nói, bài viết, Người nhấn m ạnh " trước hết phải đoàn kết"; cuối bài nói, bài viết, Người lại nh ấn m ạnh " tóm l ại phải đoàn kết". Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh phải đoàn kết, đoàn kết hơn nữa; đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa; đoàn kết rộng rãi, đoàn kết rộng rãi hơn nữa; đoàn kết thật thà trên dưới; đoàn kết nội bộ; đoàn kết toàn dân; đoàn kết chủ-thợ; đoàn kết từ trong Đảng ra ngoài quần chúng; đoàn kết gi ữa cán bộ cũ và cán bộ mới; đoàn kết lương-giáo; đoàn kết giữa các dân tộc trong nước, giữa đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài; đoàn kết quốc tế;v.v... - Hồ Chí Minh nói đoàn kết là " nhiệm vụ hàng đầu"; " đoàn k ết r ất quan trọng"; có lúc Người nhấn mạnh " đoàn kết là điểm mẹ, điểm này th ực hiện được tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt",v.v... - Trong quá trình tìm đường cứu nước khi đang ở nước ngoài, việc đầu tiên Hồ Chí Minh nghĩ tới là đoàn kết, đoàn kết toàn dân, đoàn k ết qu ốc t ế. V ề
- tới Tổ quốc, việc đầu tiên Người tiến hành là xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện đoàn kết toàn dân. Trong suốt gần 40 năm trực ti ếp lãnh đ ạo cách mạng Việt Nam, Người thường xuyên quan tâm đến đoàn kết trong Đ ảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Như vậy, có thể khẳng định rằng đoàn kết, đại đoàn kết là m ột t ư t ưởng xuyên suốt, nhất quán của Hồ Chí Minh. b. Đại đoàn kết-một trong những nhân tố quyết đ ịnh th ắng l ợi c ủa cách mạng Việt Nam. - Tổng kết lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: " Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn". - Tổng kết cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Người cũng rút ra một bài học lớn: " Đoàn kết trong Mặt trận dân tộc th ống nhất rộng rãi, đoàn kết quốc tế để thế giới ủng hộ, giúp đỡ là một trong nh ững nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng". Đầu năm 1951, phát biểu tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, Hồ Chí Minh chỉ rõ: " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". - Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết càng rộng rãi, đoàn k ết càng ch ặt chẽ thì thắng lợi càng to, thành tích càng lớn. L ịch sử dân t ộc Vi ệt Nam nói chung, lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nói riêng chứng minh sự khẳng định này của Người là hoàn toàn đúng. Tóm lại, vị trí của vấn đề đoàn kết được Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Theo Người, đoàn kết, đại đoàn kết là mộ trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; đoàn kết càng rộng rãi, càng chặt chẽ thì thắng lợi càng lớn, thành tích càng to. 2 - Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình th ực hi ện đ ại đoàn k ết dân tộc. a. Phải tin vào dân, dựa vào dân. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh. - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niệm dân, nhân dân có nội hàm rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. - Tin dân, dựa vào dân theo Hồ Chí Minh là tin và dựa vào tinh th ần yêu nước của nhân dân, là " tin và dựa vào lực lượng sáng kiến của nhân dân".
- - Tin dân, dựa vào dân còn là: dân là gốc rễ, là nền tảng, dân là ch ủ th ể của đại đoàn kết. Dân là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng. Dân là chỗ dựa v ững ch ắc c ủa Đ ảng Cộng sản, của hệ thống chính trị cách mạng. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: " Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân"; " Nuớc lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền. Xây l ầu th ắng l ợi trên nền nhân dân". Vì vậy: " Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó v ạn l ần dân liệu cũng xong"; " Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa s ố nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng nh ư cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các t ầng l ớp nhân dân khác",v.v.... - Có thể nói: tin dân, dựa vào dân, sống và đấu tranh vì dân là nguyên tắc tối cao, xuyên suốt trong tư duy và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. b.Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động. - Trong xã hội, dân tộc và quốc tế có rất nhiều mối quan h ệ l ợi ích ch ồng chéo: giữa cá nhân và tập thể; giữa gia đình và xã h ội; giữa bộ ph ận và toàn th ể; giữa giai cấp và dân tộc; giữa quốc gia và quốc tế. Nhận th ức và gi ải quy ết đúng đắn hay không những mối quan hệ lợi ích này sẽ dẫn đ ến có đoàn k ết hay không đoàn kết. - Nguyên tắc đại đoàn kết Hồ Chí Minh là tìm kiếm, trân trọng, phát huy những yếu tố tương đồng, thống nhất để hạn chế, giải quy ết những y ếu t ố khác biệt, mâu thuẫn. Hồ Chí Minh bao giờ cũng tìm mẫu số chung của toàn dân tộc thay cho việc đào sâu sự cách biệt, đặt tiến trình đi lên c ủa l ịch s ử trên n ền quy tụ thay cho loại trừ. - Lợi ích tối cao của dân tộc như Hồ Chí Minh đã nhi ều l ần ch ỉ rõ là: đ ộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đó cũng là một truy ền thống quý báu trong lịch sử, là chân lý, là sức mạnh của dân t ộc Vi ệt Nam, H ồ Chí Minh đã khẳng định: " Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Đó là ngọn cờ đoàn kết dân t ộc và cũng là nguyên t ắc b ất di, bất dịch của cách mạng Việt Nam. Đó là điều bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để Hồ Chí Minh tìm ra mẫu s ố chung c ủa kh ối đ ại đoàn k ết dân tộc. - Những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động được kết tinh trong
- phạm trù độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Những quy ền lợi đó đ ược bi ểu hiện cụ thể trong từng thời kỳ của lịch sử dân tộc như ruộng đất về tay dân cày, hoà bình, cơm áo, giáo dục, nhà ở, đời sống được cải thiện,v.v...Đối với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn gắn liền với tự do, h ạnh phúc c ủa nhân dân. Ng ười đã từng khẳng định: " Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". c.Thực hành đại đoàn kết dân tộc phải trên cơ sở lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông và trí th ức làm n ền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo. - Thực hiện đại đoàn kết phải trên cơ sở quan điểm lập trường của giai cấp công nhân. Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ và lợi ích giữa dân t ộc với giai c ấp, giữa cái chung với cái bộ phận nhưng vẫn giữ vững và phát huy được sức mạnh chung của toàn dân tộc, theo Hồ Chí Minh thì đại đoàn kết đó phải trên cơ s ở quan điểm lập trường của giai cấp công nhân. Chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp có khả năng giải quy ết đúng đ ắn nhất mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp-h ọ là người đại bi ểu trung thành nhất cho lợi ích của dân tộc và của nhân dân lao động. Họ là giai c ấp có kh ả năng tổ chức, khả năng đoàn kết tập hợp mọi lực lượng trong toàn dân t ộc, phấn đấu vì mục tiêu chung của cách mạng và chỉ trên có sở giải quyết được lợi ích chung mới có điều kiện để giải quyết lợi ích cho từng bộ phận. Đại đoàn kết phải trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, theo H ồ Chí Minh là phải có động cơ trong sáng, mục đích phải cụ thể rõ ràng. Do đó thực hiện đại đoàn kết phải xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ chính trị c ủa cách mạng, phải từ lợi ích chung, phải có tổ chức chặt ch ẽ và phải gi ữ v ững nguyên tắc. Đây là cơ sở bảo đảm chắc chắn nhất để th ực hiện đại đoàn k ết t ập h ợp lực lượng , là tiêu chuẩn để phân biệt chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh với tư tưởng đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng của một số nhà yêu n ước Vi ệt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Lấy liên minh công nông và trí thức làm nền tảng do đảng C ộng s ản lãnh đạo. Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh có một phạm vi rộng lớn,nhi ều tầng nấc, nhiều cấp độ, nhưng không phải là một tập hợp hỗn loạn, lỏng lẻo mà là một tập hợp có tổ chức trong Mặt trận dân tộc thống nhất lấy liên minh công nông và trí thức làm nòng cốt.
- Nói liên minh công, nông và trí thức là cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất là nói tới vai trò trụ c ột và s ức m ạnh ch ủ yếu của khối đoàn kết đó. Mối quan hệ giữa Mặt trận với liên minh công,nông và trí thức là sự phản ánh về mặt tổ chức xã hội, thể hiện sinh động m ối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Nếu tách biệt hoặc nhấn mạnh một chiều vai trò của Mặt trận hoặc c ủa liên minh công, nông và trí thức đều là không đúng với tính bi ện ch ứng c ủa đời sống cách mạng và nguyên tắc đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Tuyệt đối hoá vai trò, vị trí của liên minh công, nông và trí th ức, hạ thấp vai trò của Mặt trận sẽ dẫn đến cực đoan, " tả khuynh" và cô l ập, h ẹp hòi. Ngược lại, nhấn mạnh đề cao một chiều vai trò của Mặt trận, coi nhẹ liên minh công nông và trí thức sẽ dẫn đến " hữu khuynh", vô nguyên tắc, vô chính phủ. Trong khối đại đoàn kết dân tộc thì Đảng Cộng sản không chỉ là một bộ phận bình đẳng mà còn là lực lượng lãnh đạo, là linh hồn c ủa kh ối đ ại đoàn k ết dân tộc. Vai trò vị trí đó đòi hỏi Đảng chẳng những ph ải xây dựng, ph ấn đấu xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà còn là đ ại di ện x ứng đáng cho dân tộc. Điểm nổi trội, sức mạnh bất diệt, nguyên tắc bất di bất dịch của t ư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là đại đoàn kết phải được xây dựng trên l ập trường của giai cấp công nhân, lấy liên minh công, nông và trí th ức làm n ền tảng , do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Hồ Chí Minh đã khẳng định: đ ể làm tròn trách nhiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải dựa vào giai c ấp công nhân, l ấy liên minh công, nông, trí thức làm nền tảng vững ch ắc đ ể đoàn k ết các t ầng l ớp khác trong nhân dân. Chỉ có như thế mới phát triển và củng cố được l ực lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. d. Nêu cao độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, thực hiện đoàn kết và đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. - Nêu cao độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường Đoàn kết là để hợp sức, hợp lực của nhiều người vào th ực hi ện môùt mục tiêu chung mà mọi người tham gia đều có lợi ích trong đó, cho nên đ ại đoàn kết mang tính tích cực, chủ động. Tính tích cực chủ động trước hết thể hiện ở từng con người, từng tổ chức và trong mỗi lực lượng cụ thể, đồng thời phản ánh tính độc l ập t ự ch ủ, t ự lực, tự cường trong thực hành đại đoàn kết tập hợp các lực lượng trong nước cũng như thực hiện đại đoàn kết quốc tế - Thực hiện đoàn kết và đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết.
- Theo Hồ Chí Minh đoàn kết là vấn đề chiến lược của cách m ạng Vi ệt Nam nhưng không phải là sự đoàn kết bằng mọi giá mà thiếu tính độc lập, t ự chủ, mang tính thụ động trông chờ, ỷ lại, đoàn kết theo ki ểu " xuôi chi ều", " dĩ hoà vi quý", đoàn kết chỉ là hình thức, thấy đúng không ủng hộ, th ấy sai không dám đấu tranh, " bằng mặt mà không bằng lòng". Hồ Chí Minh nói: " Đoàn k ết thực sự là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì dân, vì mình". Đoàn kết phải có đấu tranh nhưng đấu tranh là để tăng thêm đoàn k ết, đấu tranh để khắc phục và ngăn ngừa những sai trái, l ệch l ạc, nh ững bi ểu hi ện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi. Đấu tranh còn là để phát huy được những mặt tốt, khơi dậy được truyền thống tự hào dân tộc, khả năng tích cực, chủ động ở mỗi con người, mỗi tổ chức, trên mọi lĩnh vực hoạt động, hướng vào một mục tiêu chung của dân tộc. 3 - Phương pháp thực hành đại đoàn kết dân tộc Thực hiện tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là ph ải xây d ựng đ ược khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; kết hợp ch ặt chẽ đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế nhằm tạo ra những lực lượng to l ớn nh ất cho cách mạng Việt Nam. Để xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh đoàn k ết đồng th ời với việc xác định mục tiêu, nguyên tắc đúng. Đảng Cộng sản phải có phương pháp, cách thức đúng. Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh không cứng nhắc, không " nh ất thành bất biến" mà linh động, phát triển, thích ứng với sự vận động, bi ến đ ổi của thực tiễn khách quan. Có thể khái quát phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh trên những nội dung sau: a. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng. - Yêu cầu của phương pháp này là nội dung, cách thức tuyên truy ền, giáo dục, vận động quần chúng phải thật sự khoa học, nhằm m ục đích làm cho m ọi người tự nhận được sự cần thiết phải tập hợp lại, đoàn kết lại, từ đó tự giác tham gia gánh vác những công việc của cách mạng. - Trước hết, nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng phải phản ánh đúng những nguyện vọng sâu xa và những quy ền lợi cơ bản nh ất c ủa họ. Trong thực tiễn cách mạng, có những nguyện vọng chung, quy ền lợi chung đã gắn kết cộng đồng dân tộc lại. Trong khi đó cũng có nh ững nguy ện vọng, quyền lợi riêng của từng giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội cụ thể nhất định. Nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng phải đáp ứng cả
- hai yêu cầu đó. - Nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng có bi ến thành sức mạnh đại đoàn kết hay không còn phụ thuộc vào vi ệc s ử d ụng các hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp với từng đối tượng. Cùng một n ội dung, nhưng với mỗi đối tượng đòi hỏi những hình th ức tuyên truy ền, v ận động khác nhau. - Một vấn đề khác ngoài nội dung và hình thức tuyên truy ền, giáo d ục, vận động quần chúng là để có đại đoàn kết đòi h ỏi b ản thân ng ười cán b ộ, đảng viên làm công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phải là một tấm gương về đoàn kết, phải mẫu mực từ lời nói đến việc làm, có sức lôi cuốn, thu phục quần chúng bởi tình cảm trong sáng và tinh thần tận tuỵ vì dân, vì nước. b. Phương pháp xây dựng, kiện toàn, không ngừng phát tri ển h ệ thống chính trị cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, sự thống nhất và bền vững của h ệ th ống chính tr ị cách mạng là nhân tố quyết định sự tồn tại và sức mạnh của đại đoàn kết. - Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân t ộc th ống nh ất, l ại vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận. Là tổ chức chính trị to lớn nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất, là bộ tham mưu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất đồng thời cũng là một thành viên của Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách M ặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng th ời kỳ cách m ạng. Mu ốn lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo xây dưng khối đoàn kết toàn dân, Đảng phải th ực sự đoàn kết, thống nhất. Đoàn kết trong Đảng là cơ s ở v ững ch ắc đ ể xây d ựng đoàn kết của toàn dân. Sự đoàn kết trong đảng càng đượccủng cố thì đoàn kết của dân tộc càng được tăng cường. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu th ịt gi ữa đ ảng v ới nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên trong của cách m ạng Việt Nam đ ể v ượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù đi tới thắng lợi cuối cùng c ủa cách mạng. - Nhà nước cách mạng: khi đã giành được chính quyền, đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế phụ thuộc một phần rất lớn vào hoạt động và vai trò t ổ chức của Nhà nước cách mạng. Mỗi chủ trương, chính sách và việc làm c ủa Nhà nước có thể gắn kết nhân dân thành một khối, cũng có th ể dẫn đến nguy cơ làm rạn nứt khối đại đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng một Nhà nước thật s ự c ủa dân,
- do dân, vì dân. Người thường xuyên giáo dục và yêu cầu đội ngũ cán bọ, công chức Nhà nước phải trung thành, tận tụy phục vụ nhân dân. - Mặt trận dân tộc thống nhất là một tổ chức chính trị nhằm thực hiện liên minh tập hợp lực lượng cách mạng, là hình thức biểu hiện của đại đoàn kết và đồng thời là cơ sở để thực hiện đại đoàn kết dân tộc.Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng là sợi dây nối Đảng Cộng sản với nhân dân. Xây dựng và củng cố các đoàn thể quần chúng và Mặt trận là v ấn đ ề chi ến lược của cách mạng Việt Nam cả trong giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cả trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc sau đây: + Là thực thể của tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông ( về sau Hồ Chí Minh nêu thêm là liên minh công nông và lao động trí óc ) d ưới s ự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từ đó mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận th ực sự quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết thành một kh ối vững chắc. + Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc và lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. + Đoàn kết lâu dài, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. III - QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG SÁNG TẠO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY. 1 - Nhận rõ tầm quan trọng của chiến lược đ ại đoàn k ết dân t ộc trong thời kỳ cách mạng mới. - Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần 80 năm qua thể hiện sức sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. T ừ ch ỗ là t ư tưởng của lãnh tụ kính yêu trở thành chiến lược đại đoàn kết của Đảng và trở thành tình cảm, sức mạnh của cả dân tộc. Sức mạnh đó là nguồn gốc sâu xa của thắng lợi trong cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp ( 1945- 1954), chống Mỹ, cứu nước ( 1954-1975). - Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản ngày càng nhận th ức đ ầy đủ, sâu sắc ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn của tư tưởng đại đoàn k ết H ồ Chí Minh. Đặc biệt là gần 20 năm đổi mới vừa qua càng cho phép Đảng và nhân dân
- ta nhận thức rõ ràng lúc nào, nơi nào tư tuởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh được quán triệt và thực hiện đúng thì khi đó, nơi đó cách mạng phát triển mạnh mẽ, thuận lợi; lúc nào, nơi nào xa rời tư tưởng đại đoàn kết H ồ Chí Minh thì khi đó, nơi đó cách mạng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Từ đòi hỏi trực tiếp của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và những yêu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới hiện nay đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta phải có sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc, nêu cao tinh thần độc lập, tự ch ủ, tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh thời đại nhằm thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu: " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". - Chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới trong điều ki ện quốc t ế có nhi ều biến đổi sâu sắc. Vừa đứng trước những thuận lợi mới, nhưng đồng thời cũng đứng trước những thách thức lớn. Chủ nghĩa đế quốc đứng đ ầu là đ ế qu ốc M ỹ ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình với những th ủ đoạn tinh vi, xảo quyệt...Tập trung trước hết vào việc phá hoại khối đại đoàn kết dân t ộc, bắt đầu từ việc phá hoại đoàn kết nội bộ Đảng, giữa Đảng với qu ần chúng và giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Với âm mưu " lật đổ từ bên trong", " dùng cộng sản chống cộng sản"...những thủ đoạn đó hết sức thâm độc, dễ làm cho quần chúng nhân dân mất cảnh giác, mơ hồ lẫn l ộn mà r ơi vào c ạm bẫy kẻ thù. - Những vận hội và những thách thức mới đang tác động hàng ngày, hàng giờ tới khối đại đoàn kết dân tộc. Để tiến lên, chúng ta ch ỉ có m ột con đường là phải kiên trì, vững vàng, quán triệt và thực hiện tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Đồng thời chúng ta cũng phải đổi mới, phát triển những nội dung, phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh cho phù hợp với sự vận đ ộng, bi ến đổi của đời sống kinh tế-xã hội trong nước và thế giới. Kế thừa, phát triển tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải có s ự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện tất cả các vấn đề về kinh tế, xã hội và quốc tế. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. 2 - Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức tập hợp lực lượng cho cách mạng trong thời kỳ mới. a. Mục tiêu Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết Đại hội IX và nghị quyết Trung ương Bảy ( khoá IX) đề ra mục tiêu đại đoàn kết toàn dân t ộc
- trong thời kỳ mới là: củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân ch ủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. b. Quan điểm - Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng C ộng s ản là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập; th ống nh ất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. - Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thi ết th ực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã h ội; th ực hi ện dân ch ủ g ắn v ới kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc,thống nhất Tổ quốc, tinh th ần t ự lực, tự cường xây dựng đất nước; xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả h ệ th ống chính tr ị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức Đảng được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. c. Nội dung cụ thể - Có chủ trương, chính sách và pháp luật đúng Trước hết là xây dựng những định hướng chính sách chung nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng vơi việc đề ra những định hướng xây dựng những chính sách chung còn phải có những định hướng, chính sách c ụ thể đối với các giai tầng và cộng đồng xã hội: công nhân, nông dân, trí th ức, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, các doanh nghiệp, các dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. - Phát huy vai trò to lớn của Nhà nước trong vi ệc thực hi ện đại đoàn k ết
- toàn dân tộc. Đối với việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc, Nhà nước có vai trò cực kỳ to lớn. Đường lối chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc muốn đi được vào cuộc sống phải được nhà nước thể chế hoá thành chính sách, pháp luật. - Tiếp tục nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân Mở rộng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đa dạng hoá các hình th ức t ập h ợp nhân dân. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội và các tổ ch ức nhân dân khác. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phối h ợp với các c ơ quan c ủa Nhà nước hoạt động nhiều hơn về cơ sở, đến từng hộ dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vận động và giúp nhân dân xoá đói gi ảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng hợp pháp, xây dựng đời sống ấm no h ạnh phúc ở từng cộng đồng dân cư. Đi sát để hiểu tâm tư nguyện vọng nhân dân, phát huy nhân rộng những sáng kiến tích cực; vừa làm tốt chức năng tuyên truy ền, giáo dục, vừa quan tâm bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. - Xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Sự đồng thuận trong xã hội ta hiện nay là sự nhất trí trên nh ững đi ểm tương đồng: về chính trị, điểm đồng thuận là mục tiêu chung: giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về kinh tế, là sự hài hoà giữa các lợi ích ( cá nhân, tập th ể, toàn xã h ội) vì sự phát triển chung của đất nước. Về tinh thần, tư tưởng là chủ nghĩa yêu nước chân chính. Về tín ngưỡng, tâm linh, đó là sự hướng thiện, tôn trọng những giá trị đạo đức mang tính nhân bản; là sự giữ gìn và phát huy truy ền th ống th ờ cúng t ổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân; là sự tôn trọng tự do, tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân t ộc và đ ồng bào có đạo. Sự đồng thuận xã hội tất yếu dẫn đến các phong trào cách mạng trong nhân dân. Phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước nh ằm mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Hiện nay chúng ta có rất nhiều phong trào song đều thống nhất trong cuộc vận động chung: " Toàn dân đoàn kết phấn đấu vì dân giàu, n ước m ạnh, xã h ội
- công bằng, dân chủ, văn minh". - Đảng là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết không phải chỉ là dân đoàn kết với dân mà quan trọng hơncả là dân đoàn kết xung quanh Đảng. Đảng là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn k ết toàn dân tộc. Hạt nhân đó có vững mạnh, khối đoàn kết mới vững mạnh. Kinh nghiệm vừa qua chỉ ra rằng ở những nơi có tình hình lộn xộn, mất đoàn kết chính vì nơi đó tổ chức Đảng yếu kém, mất đoàn kết. Phải tiếp tục kiên trì thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng và ch ỉnh đ ốn Đảng; củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng và trong từng tổ chức Đảng. Đảng viên phải gương mẫu về đạo đức và lối sống, tham gia sinh hoạt và làm nòng cốt trong các tổ chức nhân dân. Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trước hết b ằng vi ệc đề ra những chủ trương, chính sách cụ thể đồng thời lãnh đạo toàn bộ h ệ th ống chính trị tổ chức thực hiện có hiệu quả. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? 2. Quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức
14 p | 1162 | 435
-
Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trần Quốc Toản
25 p | 1268 | 266
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: CHƯƠNG III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
9 p | 452 | 162
-
Tài liệu ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
25 p | 720 | 154
-
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh
14 p | 529 | 154
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
13 p | 310 | 106
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 1: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam
17 p | 472 | 88
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
12 p | 509 | 81
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên
5 p | 232 | 69
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta
8 p | 173 | 63
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
13 p | 262 | 44
-
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
8 p | 306 | 43
-
Nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
10 p | 280 | 43
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
49 p | 264 | 32
-
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
8 p | 197 | 20
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 5: Hệ thống chính trị ở nước ta
12 p | 122 | 20
-
Đề cương chi tiết thuyết trình tư tưởng Hồ Chí Minh
5 p | 202 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn