Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Tam Điệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 1
download
Bài viết "Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Tam Điệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa" đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Tam Điệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn trên cơ sở những vấn đề thực tiễn của địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Tam Điệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SÔNG TAM ĐIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA Lại Thế Dũng Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa Tóm tắt Ô nhiễm nguồn nước mặt đang là vấn đề cấp bách đối với các đô thị hiện nay. Sông Tam Điệp có vị trí quan trọng đối với thị xã Bỉm Sơn. Lưu lượng nước sông thay đổi theo mùa, mùa lũ nước sông dâng cao do lòng sông bị bồi lắng. Mùa hạn mực nước xuống thấp, dòng sông gần như không chảy, có những vị trí đáy sông lộ ra. Sông Tam Điệp là nguồn tiếp nhận chính nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt của người dân hai bên bờ sông. Bỉm Sơn là thị xã công ngiệp của tỉnh Thanh Hóa, nguồn nước thải từ hoạt động công nghiệp cũng gây tác động, áp lực lớn đối với nguồn nước sông Tam Điệp. Các nguồn tác động này đều gây tác động xấu đến chất lượng nước sông Tam Điệp. Việc quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Tam Điệp là cần thiết và cấp bách. Bài viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Tam Điệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn trên cơ sở những vấn đề thực tiễn của địa phương. Từ khóa: Bỉm Sơn; Nguồn nước; Sông Tam Điệp; Ô nhiễm. Abstract Proposed solutions for management and protection of water resources of Tam Diep river in Bim Son town, Thanh Hoa province Pollution of surface water is an urgent problem for urban areas today. Tam Diep river has an important position for Bim Son town. The river water flow changes with the seasons, in the flood season the river water rises due to the sedimentation of the river bed. In the drought season, the water level is low, the river almost does not flow, there are places where the river bottom is exposed. Tam Diep river is the main source of waste from daily activities of people on both sides of the river. Bim Son is an industrial town of Thanh Hoa province, wastewater from industrial activities also exerts a great impact and pressure on the water source of the Tam Diep river. These sources of impact all have a negative impact on the water quality of the Tam Diep river. The management and protection of water resources of Tam Diep river is necessary and urgent. The article has proposed some solutions to manage and protect Tam Diep river water source in Bim Son town on the basis of local practical problems. Keywords: Bim Son; Water source; Tam Diep river; Polluted. 1. Đặt vấn đề Thị xã Bỉm Sơn nằm phía Bắc tỉnh Thanh Hóa cách thành phố Thanh Hóa 35 km, có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, tỉnh lộ 7 chạy qua. Thị xã Bỉm Sơn có diện tích tự nhiên là 66,8859 km2 chiếm 0,6 % so với diện tích toàn tỉnh. Nguồn nước mặt tại thị xã Bỉm Sơn nghèo nàn, biến động thất thường theo mùa: Mùa mưa ngập úng, mùa khô thiếu nước. Các suối: Suối Sòng, Chín Giếng, Cổ Đam, Khe Gỗ, Ba Voi, Khe Cạn đều đổ ra Sông Hoạt hoặc sông Tam Điệp. Do không có những con sông lớn chảy qua và hệ thống sông, ao, hồ của thị xã lại có trữ lượng ít, diện tích nhỏ. Nguồn nước nước mặt này được phân bố chủ yếu trên hai con sông là: Sông Tam Điệp, sông Tống Giang. 116 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- Sông Tam Điệp được đào từ năm 1978-1979 từ cầu Đo Đạc đến Âu Mỹ Quan Trang dài 12 km, đoạn chảy qua thị xã Bỉm Sơn dài 7,3 km, lưu lượng cao nhất về mùa lũ là 205 m3/giây. Sông Tam Điệp cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho các thôn phía Nam phường Đông Sơn và xã Quang Trung, đồng thời cung cấp nước cho trạm bơm điện Đông Sơn [3]. Lưu lượng sông Tam Điệp về mùa mưa do điều kiện không có bờ rõ rệt nên nước sông thường dâng cao ngập úng vùng dân cư và đồng ruộng. Về mùa khô lưu lượng ở cầu kênh Tam Điệp có khi bằng 0 L/s. Đoạn cầu Hà Thanh khoảng 30 L/s [3]. Ninh Bình Ninh Bình Hà Trung Nga Sơn Hà Trung Hình 1: Vị trí sông Tam Điệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn Sông Tam Điệp chảy qua địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã có dấu hiệu bị ô nhiễm (thể hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu SS, BOD) và mức độ ô nhiễm có xu thế tăng dần. Nước của các sông không đủ tiêu chuẩn để dùng làm nguồn nước sinh hoạt. Nguyên nhân do nguồn thải của hoạt động do con người gây ra. Trong bối cảnh đó, việc kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với các cơ quan quản lý môi trường các cấp. Đặc biệt, trong các quy chuẩn áp dụng với nước thải gần đây đã xét đến cả yếu tố quy mô nguồn thải lẫn khả năng nguồn nhận, cho dù yếu tố liên quan nguồn nhận mới chỉ thể hiện qua các hệ số đơn giản. Trong một đoạn sông luôn diễn ra các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội hai bên bờ sông. Điều đó cũng có nghĩa là đoạn sông luôn phải tiếp nhận các nguồn gây ô nhiễm (tập trung và phân tán) bao gồm cả những nguồn gây ô nhiễm cũ và nguồn mới. Để tránh đoạn sông không bị ô nhiễm thì cơ quan quản lý môi trường phải quản lý chặt chẽ các nguồn nước thải xả xuống sông. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Nguồn nước của sông luôn có chứa một hàm lượng các loại vật chất nhất định, bao gồm các chất vô cơ, chất hữu cơ, các vi khuẩn và vi sinh vật,… Tất cả các loại vật chất có trong nước sẽ tạo nên chất lượng của nguồn nước. Nhờ khả năng pha loãng, khả năng tự làm sạch của nước trong quá trình chuyển vận các loại vật chất từ thượng lưu xuống hạ lưu và ảnh hưởng của các điều kiện Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 117
- tự nhiên của dòng sông, nguồn nước của sông tại mỗi đoạn sông cụ thể đều có thể tiếp nhận một lượng các chất ô nhiễm nhất định mà nước sông vẫn không bị ô nhiễm. Trên thực tế, trong các nguồn thải tác động đến nguồn nước sông Tam Điệp đã được xử lý đạt quy chuẩn môi trường và có nguồn xử lý chưa đạt tiêu chuẩn hoặc chưa xử lý. Khả năng tiếp nhận nước thải thực tế thực tế là cơ sở để người quản lý xem xét có cho phép hay không có thêm nguồn thải mới xả vào dòng sông. Khả năng tiếp nhận nước thải thực tế của đoạn sông luôn biến đổi theo điều kiện quản lý các nguồn xả thải chảy vào sông. Về lý thuyết có thể thấy rằng khả năng tiếp nhận nước thải nhỏ nhất của sông trong mùa kiệt khi lượng nước có trong sông là nhỏ nhất và nồng độ các chất ô nhiễm của các nguồn thải chảy vào đoạn sông là lớn nhất (tương ứng với trường hợp tất cả các nguồn nước thải chảy vào sông chưa được xử lý). Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Việc quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Tam Điệp cần được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn của địa phương nhằm đưa ra được giải pháp thích hợp và tối ưu nhất. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm xác định các nguồn tác động chính ảnh hưởng đến môi trường nước sông Tam Điệp như: Quy mô dân số để tính tải lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt. Lượng nước thải sinh hoạt trực tiếp đổ vào nguồn tiếp nhận là sông Tam Điệp. Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp tác động đến môi trường nước sông Tam Điệp. 2.2.2. Phương pháp tính toán - Tính toán lưu lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các khu vực dân cư theo TCXDVN 33:2006 cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế [1]. Bảng 1. Đối tượng và tiêu chuẩn sử dụng nước bình quân Tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người Đối tượng dùng nước (ngày trung bình trong năm) L/người/ngày Thành phố lớn, thành phố du lịch, nghỉ mát, khu công 300-400 nghiệp lớn Thành phố, thị xã vừa và nhỏ, khu công nghiệp nhỏ 200-270 Thị trấn, trung tâm công - nông nghiệp, công - ngư 80-150 nghiệp, điểm dân cư nông thôn Nông thôn 40-60 2.2.3. Phương pháp đánh giá Trên cơ sở thực trạng của nguồn nước sông Tam Điệp, các tác động từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt của người dân, từ đó đánh giá mức độ tác động cũng như ảnh hưởng của các hoạt động này đối với nguồn nước sông Tam Điệp. 2.2.4. Phương pháp dự báo Dự báo lượng nước thải sinh hoạt trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế - xã hội tại thị xã Bỉm Sơn từ đó xác định ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận là sông Tam Điệp. 118 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Nguồn tác động đến môi trường nước sông Tam Điệp 3.1.1. Tác động do nước thải sinh hoạt của các khu dân cư Theo thống kê dân số của thị xã Bỉm Sơn đến tháng 12/2022 có khoảng 59.389 người; Dự kiến dân số đến năm 2030: Khoảng 100.000 người; Đến năm 2045: Khoảng 150.000 người. Căn cứ theo Bảng 1, lấy tiêu chuẩn cấp nước là 200 L/người/ngày, với tỷ lệ nước thải khoảng từ 65-80 % lượng nước sinh hoạt sử dụng. Bảng 2. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt thị xã Bỉm Sơn Nước cấp Lượng nước Tỷ lệ nước thải/nước Tỷ lệ nước thải/nước Dân số Tháng/năm sinh hoạt sinh hoạt sử sinh hoạt 65 % sinh hoạt 80 % (người) L/người/ngày dụng m3/ngày đêm m3/ngày đêm 12/2022 59.389 200 11.878 7.721 9.502 2030 100.000 200 20.000 13.000 16.000 2045 150.000 200 30.000 19.500 24.000 Lượng nước thải ngày càng tăng do quá trình đô thị hóa khi quy mô dân số tăng do quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là áp lực lớn đối với nguồn tiếp nhận là sông Tam Điệp. Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu, xây dựng quy trình đánh giá khả năng chịu tải của các sông nhằm phục vụ công tác quản lý chất lượng nguồn nước. Thí điểm tại sông Tam Điệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” về hàm lượng BOD5 và TSS tại vị trí từ cầu Tam Điệp đến ngang đường Chu Văn An như sau: Bảng 3. Khả năng tiếp nhận BOD5 theo phương pháp trực tiếp Thông số Ltđ (kg/ngày) Lnn (kg/ngày) Ltn (kg/ngày) Fs = 0,3 14.735,52 31.239,30 -4.951,13 Fs = 0,4 14.735,52 31.239,30 -6.601,51 Fs = 0,5 14.735,52 31.239,30 -8.251,89 Fs = 0,6 14.735,52 31.239,30 -9.902,27 Fs = 0,7 14.735,52 31.239,30 -11.552,65 trong đó: Ltđ: Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày; Lnn: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày; Ltn: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày. Bảng 4. Khả năng tiếp nhận TSS theo phương pháp trực tiếp Thông số Ltđ (kg/ngày) Lnn (kg/ngày) Ltn (kg/ngày) Fs = 0,3 49.118,40 135.566,78 -25.934,52 Fs = 0,4 49.118,40 135.566,78 -34.579,35 Fs = 0,5 49.118,40 135.566,78 -43.224,19 Fs = 0,6 49.118,40 135.566,78 -51.869,03 Fs = 0,7 49.118,40 135.566,78 -60.513,87 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 119
- Phương pháp đánh giá trực tiếp: Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của đoạn sông. - Khả năng tiếp nhận BOD5 của sông Tam Điệp là không còn. Kết quả này còn cho thấy mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của sông Tam Điệp là rất lớn, với Fs = 0,5 thì BOD5 đã dư thừa 8.251,89 kg/ngày [2]. - Khả năng tiếp nhận TSS của sông Tam Điệp là không còn. Kết quả này còn cho thấy tổng chất rắn lơ lửng của sông Tam Điệp là rất lớn, với Fs = 0,5 thì TSS đã dư thừa 43.224,19 kg/ngày [2]. 3.1.2. Tác động do hoạt động sản xuất nông nghiệp Ðối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, dọc hai bên bờ sông Tam Điệp chủ yếu là đất nông nghiệp trồng hoa màu, lúa. Phân vô cơ bón vào đất nuôi cây, các loại thuốc bảo vệ thực vật phun lên thân lá cây trồng để diệt sâu bệnh, phun vào đất để diệt cỏ diệt nấm bệnh,... tất cả đều đổ vào đất, vào nước, vào không khí, trong đó trừ phần cây trồng lấy đi (chủ yếu là phân bón vô cơ khoảng 31-50 %), số còn lại hòa tan trong nước, tồn dư trong đất và nó được tự do di chuyển theo dòng nước chảy, nhất là khi có mưa. Các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp hai bên bờ sông cũng là nguồn gây tác động xấu đến chất lượng nước sông Tam Điệp, đặc biệt là vào mùa kiệt. 3.1.3. Tác động do hoạt động công nghiệp Khu công nghiệp Bỉm Sơn là một trong tám khu công nghiệp thuộc quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 và điều chỉnh quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 tại Công văn số 2269/TTg-KTN ngày 13/11/2014, với mục tiêu xây dựng và phát triển một khu công nghiệp tập trung đa ngành. Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp (KCN) sẽ được phân loại ngay lập tức tại nhà máy và được tập trung tại khu vực xử lý trung tâm của KCN KOVIPARK Bỉm Sơn. Các trạm xử lý nước thải tập trung đang được các nhà đầu tư hạ tầng triển khai thi công hoàn thiện theo các nội dung đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm: Trạm xử lý nước thải với 01 module công suất 6.000 m3/ngày đêm tại Bắc Khu A; Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 1.500 m3/ngày đêm tại Nam Khu A và trạm xử lý nước thải tập trung công suất 490 m3/ngày đêm tại Khu B - KCN Bỉm Sơn. Nước thải từ khu công nghiệp là nguồn tác động xấu đến môi trường nói chung và nguồn nước tiếp nhận nếu không được xử lý đạt chuẩn trước khi thải vào môi trường. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và thu hút các nguồn đầu tư vào khu công nghiệp với các nhà máy, xí nghiệp đây là áp lực lớn đối với nguồn nước sông Tam Điệp. 3.1.4. Tác động do nước thải thi công nạo vét Để phục vụ công tác quản lý nguồn nước sông Tam Điệp cần nạo vét lòng sông và khơi thông dòng chảy. Do một thời gian dài không được nạo vét và khơi thông dòng chảy vì vậy xảy ra quá trình bồi lấp lòng chảy, đặc biệt là đáy sông nên làm giảm lưu lượng cũng như tốc độ dòng chảy đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Trong quá trình nạo vét môi trường xung quanh cũng bị ảnh hưởng trực tiếp, đặc biệt là môi trường nước, mức độ ảnh hưởng tuỳ thuộc vào quy mô nạo vét, thời gian nạo vét, phương tiện nạo vét và nhiều yếu tố khách quan khác. Khi tiến hành công tác nạo vét, để phá vỡ được kết cấu của lớp đất cát, phương tiện nạo vét cần gây ra tác động cơ học hoặc thuỷ lực đối với lớp địa chất cần nạo vét. Do các tác động trên nên mối liên kết của lớp địa chất bị phá vỡ, các hạt bùn cát bị khuấy 120 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- trộn lên, hàm lượng chất lơ lửng trong nước tăng, làm môi trường nước bị vẩn đục trong phạm vi lớn (do khuếch tán). Cùng với hàm lượng bùn cát lơ lửng, nồng độ các chất ô nhiễm môi trường cũng tăng lên rất nhiều sau khi lớp trầm tích bị khuấy trộn. Trên bề mặt nước cũng bị ô nhiễm do dầu mỡ và chất thải sinh hoạt nếu không áp dụng biện pháp giảm thiểu. Quá trình nạo vét lấy và mang đi một lượng lớn cát, đất và một phần bùn từ đáy kênh của các phương tiện nạo vét sẽ làm khuấy động, xáo trộn lớp trầm tích đáy kênh từ đó dẫn đến làm tăng chất lơ lửng, tăng độ đục, TSS, TDS ở vào các thời gian hoạt động sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thủy sinh vật đáy. Việc nạo vét kênh không chỉ gây ô nhiễm nước do tăng độ đục và lơ lửng mà còn do tăng hàm lượng các chất có trong bùn cát. Việc xáo trộn có khả năng làm tăng hàm lượng của chúng trong nước sông, kênh rạch nạo vét, có khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và đời sống các loại thủy sinh vật. - Đối tượng chịu tác động trực tiếp là sinh vật sống trên các tuyến kênh khu vực thi công dự án. - Phạm vi tác động: Quá trình nạo vét có thể làm tăng độ đục của đoạn kênh nạo vét lớn nhất khoảng 2 km tính từ điểm nạo vét. - Quá trình nạo vét, sẽ có một số tác động tiêu cực tới môi trường nước như gia tăng độ đục, tăng hàm lượng TSS. Đặc biệt, thi công làm gia tăng hàm lượng một số ion như sắt, nhôm, sulfate và một số kim loại nặng và độc tố có trong bùn đáy. Tuy nhiên, sau khi kết thúc dự án, môi trường nước kênh rạch được cải thiện sẽ có tác động tích cực làm tăng mức độ đa dạng sinh học ở sông Tam Điệp. 3.2. Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Tam Điệp 3.2.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường nước Thị xã Bỉm Sơn cần tăng cường công tác điều tra, đánh giá, lập danh mục nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Tam Điệp. Đề xuất kế hoạch xử lý, cải tạo phục hồi môi trường nguồn nước sông Tam Điệp. Giám sát các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt xả thải vào nguồn tiếp nhận là sông Tam Điệp. Đề xuất điểm quan trắc nước mặt đối với sông Tam Điệp để đánh giá kịp thời diễn biến chất lượng nước sông Tam Điệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. 3.2.2. Giải pháp quy hoạch thoát nước thải Lưu lượng nước thải sinh hoạt của thị xã đến năm 2030 là: 15.600 m3/ngày đêm; Giai đoạn đến năm 2045 là 29.600 m3/ngày đêm; Lưu lượng nước thải công nghiệp là 38.600 m3/ngày đêm [5]. a) Giải pháp thoát nước thải * Nước thải sinh hoạt: - Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng biệt; - Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, công trình công cộng được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó chảy theo mạng lưới cống thoát nước thải khu dân cư đến trạm bơm chuyển tiếp nước thải, bơm về nhà máy xử lý nước thải để xử lý. * Nước thải công nghiệp: Đối với cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất phải xây dựng trạm xử lý nước thải riêng biệt và được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. b) Hệ thống thoát nước thải * Mạng lưới cống thoát nước thải trong khu vực: Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 121
- Đối với khu vực dân cư, hiện trạng sử dụng hệ thống thoát nước thải nửa riêng. Nước mưa và nước thải từ các hộ dân được thu gom chung bằng hệ thống rãnh thoát nước, xây dựng các ga tách nước mưa và nước thải tại các điểm cuối của hệ thống trước khi đấu nối với hệ thống thoát nước mưa chính của khu vực. Đối với khu vực xây dựng mới, sử dụng hệ thống thoát nước riêng. * Phân vùng lưu vực thoát nước: - Lưu vực 1: Phía Bắc sông Tam Điệp (khu vực trung tâm) gồm phường Ba Đình, phường Lam Sơn và phường Đông Sơn. Hướng dốc thoát nước từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. - Lưu vực 2: Phía Tây Quốc lộ 1A gồm phường Bắc Sơn, một phần xã Hà Long, xã Quang Trung và phường Ngọc Trạo. Hướng dốc thoát nước từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. - Lưu vực 3: Là khu vực phía Nam sông Tam Điệp, địa phận phường Phú Sơn, xã Quang Trung và phía Nam phường Đông Sơn. Hướng dốc thoát nước từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông [5]. * Trạm xử lý nước thải: - Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp trạm xử lý nước thải sinh hoạt xã Quang Trung từ công suất Q = 3.500 m3/ngày đêm lên 7.000 m3/ngày đêm. Xây dựng mới trạm xử lý nước thải phường Đông Sơn (khu đất xử lý nước thải của nhà máy xi măng cũ) với công suất 7.000 m3/ngày đêm. - Giai đoạn đến năm 2045: Nâng cấp trạm xử lý nước thải sinh hoạt xã Quang Trung từ công suất Q = 7.000 m3/ngày đêm lên 11.000 m3/ngày đêm. Xây dựng mới trạm xử lý nước thải phường Đông Sơn (khu vực phía Nam sông Tam Điệp) công suất 11.300 m3/ngày đêm [5]. * Nước thải công nghiệp: Xử lý riêng tại các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp. Công trình nhà máy xử lý nước thải Bỉm Sơn được xây dựng trên diện tích 7,8 ha công suất 3.500 m3/ngày đêm tại xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn. Toàn bộ công trình đầu mối gồm các hồ chứa, trạm bơm, hệ thống điện và các công trình phụ trợ đã hoàn thành từ đầu năm 2018. Như vậy, với công suất xử lý nước thải sinh hoạt 3.500 m3/ngày đêm là chưa đảm bảo với lượng nước thải sinh hoạt phát sinh. Mặt khác, các hạng mục công trình như hệ thống thu gom, trạm bơm nước từ các vị trí thu gom nước thải sinh hoạt về nhà máy chưa được đầu tư đồng bộ. Đây là vấn đề bất cập, vì vậy thị xã Bỉm Sơn cần quy hoạch hệ thống đường ống, vị trí thu gom nước thải sinh hoạt và các trạm bơm nước để xử lý có hiệu quả nhất. Cần mở rộng và nâng cao hiệu quả của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đáp ứng yêu cầu quá trình đô thị hóa của thị xã khi dân số ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là quá trình sát nhập thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung trong tương lai gần. 3.2.3. Quản lý hoạt động xả thải của các khu công nghiệp, nhà máy trên địa bàn thị xã Các trạm xử lý nước thải tập trung đang được các nhà đầu tư hạ tầng triển khai thi công hoàn thiện theo các nội dung đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm: Trạm xử lý nước thải với 01 module công suất 6.000 m3/ngày đêm tại Bắc Khu A; trạm xử lý nước thải tập trung công suất 1.500 m3/ngày đêm tại Nam Khu A và trạm xử lý nước thải tập trung công suất 490 m3/ngày đêm tại Khu B - KCN Bỉm Sơn. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải (nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt) được xây dựng riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống mương, cống và thoát ra các cửa xả trong khu vực. Nước thải được thu gom về nhà máy xử lý nước thải của KCN. Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được doanh nghiệp xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra hệ thống đường nước thải chung của KCN. Sau đó, KCN sẽ tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. 122 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
- 3.2.4. Nạo vét và khơi thông dòng chảy sông Tam Điệp Việc nạo vét khơi thông dòng chảy sông Tam Điệp giúp nguồn nước sông trở lại cân bằng sinh thái tự nhiên. Khả năng làm sạch hay loại bỏ được các chất ô nhiễm của nguồn nước được gọi là khả năng “tự làm sạch” (self purification) của nguồn nước. Nguồn nước sông Tam Điệp hiện nay đang bị ô nhiễm, trong đó ô nhiễm chất hữu cơ, quá trình xáo trộn của dòng chảy giúp phân hủy nhanh chất hữu cơ trong nước, khả năng đó thường được thực hiện qua 2 quá trình: Quá trình pha loãng (xáo trộn cơ học) giữa nước thải với nguồn nước tiếp nhận. Quá trình phân hủy hay khoáng hoá các chất ô nhiễm hữu cơ trong nguồn nước. 3.2.5. Xây dựng hệ thống đập ngăn nước Để giữ được lượng nước sông ổn định do nguồn cung cấp nước không đồng đều, nhất là vào mùa kiệt, lưu lượng nước trong kênh sông gần như rất nhỏ. Vì vậy, để duy trì mực nước của sông Tam Điệp cần xây dựng hệ thống đập ngăn nước. Mặt khác, đập có tác dụng điều tiết lưu lượng, dòng chảy của sông vào mùa mưa lũ, nhằm giảm các tác động xấu của nước sông khi mùa lũ tác động đến hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp của người dân. Đặc biệt vào thời điểm từ tháng 11 của năm trước đến tháng 3 năm sau, nguồn nước sông Tam Điệp cạn kiệt, không đủ để cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp hai bên bờ sông. Xây dựng đập ngăn nước giúp điều phối nước cho hoạt động nông nghiệp, nhất là vào mùa khô. Ngoài ra, đập ngăn nước sông Tam Điệp khi được xây dựng sẽ giúp điều tiết nước vào mùa lũ, tránh hiện tượng lũ quét gây xói lở ha bên bờ sông. 3.2.6. Giáo dục pháp luật và tuyên truyền ý thức người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường nước Vấn đề vứt rác thải ra sông, trong đó có cả rác thải xây dựng gây ô nhiễm và bồi lấp lòng sông Tam Điệp do ý thức của người dân chưa cao. Công tác giáo dục pháp luật và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ môi trường nước của thị xã đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, cần tuyên truyền cụ thể hơn nữa và áp dụng chế tài vào xử lý đối với những tổ chức, cá nhân gây tác động xấu đến nguồn nước sông Tam Điệp. 3.2.7. Đầu tư xây dựng và nâng cấp đê Tam Điệp Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình cơ sở hạ tầng trên tuyến đê. Từng bước hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, đảm bảo giao thông thuận lợi, tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của thị xã Bỉm Sơn và các khu vực lân cận. Mục đích bảo vệ dòng chảy sông Tam Điệp, chống xói mòn, trượt lở, đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu cho hoạt động nông nghiệp tại xã Quang Trung, phường Phú Sơn, phường Đông Sơn. Tuyến đê Tam Điệp cần nâng cấp, mở rộng với chiều dài khoảng 7.583 m đảm bảo cao trình chống lũ tần suất P = 5 %; Chiều rộng mặt đường trên đê phù hợp đường đồng bằng cấp IV theo TCVN 4054:2005, gia cố toàn bộ chiều rộng lề đường; Làm mới vỉa hè hai bên phù hợp hiện trạng rộng tối đa (2×2 m); Kè gia cố mái đê phía sông; Đầu tư hệ thống điện chiếu sáng; Cải tạo 7 cống qua đê phù hợp quy mô đê nâng cấp, mở rộng; Cải tạo 43 dốc lên đê phía đồng [4]. Hình thức, kết cấu: Trên cơ sở tuyến hiện trạng được tôn cao, áp trúc theo mặt cắt thiết kế bằng đắp đất núi đầm nén, độ chặt yêu cầu K ≥ 0,95. Mái phía sông được kè gia cố bảo vệ (tận dụng nguyên trạng các đoạn kè hiện có; Làm mới các đoạn kè thuộc phạm vi đắp áp trúc phía sông). Mái phía đồng phần đắp áp trúc mới được trồng cỏ chống xói lở, riêng chân mái đoạn từ K3+361,82 - K3+862,62 dài 500,8 m hiện có tuyến đường bê tông được giữ nguyên trạng, phía giáp đê được làm mới tường chắn đất, chiều cao tường từ 1-1,5 m bằng bê tông thường M200, chân tường bố Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 123
- trí thiết bị thoát nước giảm áp. Mặt đường trên đê được thiết kế phù hợp đường cấp IV đồng bằng theo TCVN 4054:2005, độ dốc ngang từ tim đường về 2 phía i = 2 % [4]. 4. Kết luận Vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông Tam Điệp do hoạt động nhân tạo của con người gây nên, tác động xấu đến cảnh quan và chất lượng nguồn nước. Sông Tam Điệp không còn khả năng tiếp nhận đối với các thông số gây ô nhiễm nguồn nước, cụ thể là BOD5, TSS. Các giải pháp đưa ra trên cơ sở thực trạng các vấn đề tồn tại và phát sinh gây tác động xấu đến nguồn nước sông Tam Điệp. Việc quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Tam Điệp cần kết hợp đồng bộ các giải pháp quản lý, kỹ thuật và công tác tuyên truyền để đảm bảo hiệu quả cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Xây dựng (2006). TCXDVN33:2006. Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. Hà Nội. [2]. Lại Thế Dũng (2019). Nghiên cứu, xây dựng quy trình đánh giá khả năng chịu tải của các sông nhằm phục vụ công tác quản lý chất lượng nguồn nước. Thí điểm tại sông Tam Điệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa. [3]. Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn (2020). Địa chí Bỉm Sơn. Nhà xuất bản Thanh Hóa. [4]. Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn (2020). Quyết định số 2211/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp đê Tam Điệp và cầu Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn. Thanh Hóa. [5]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2023). Quyết định số 1268/QĐ-UBND Phê duyệt đề án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045. Thanh Hóa. BBT nhận bài: 08/6/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 124 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải bệnh viện - TS. Nguyễn Xuân Hoàng
19 p | 141 | 26
-
Đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý nguồn nước mặt trong vùng bán đảo Cà Mau
8 p | 170 | 9
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bền vững dải đất cát ven biển ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
10 p | 89 | 6
-
Hiện trạng phát sinh chất thải nhựa trong sinh hoạt hộ gia đình và đề xuất giải pháp quản lý tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
10 p | 20 | 5
-
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội
9 p | 41 | 4
-
Hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp tiếp cận sinh thái cho các khu công nghiệp ở Tiền Giang
10 p | 106 | 4
-
Giải pháp quản lý tổng hợp nguồn nước tại đảo Phú Quốc
11 p | 9 | 4
-
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
9 p | 17 | 4
-
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý kim loại nặng trong trầm tích lưu vực sông Sài Gòn
17 p | 10 | 4
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho Công ty Cổ phần Than Hà Tu - Vinacomin
9 p | 28 | 4
-
Hiện trạng môi trường khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang - Đà Nẵng và đề xuất giải pháp quản lý sức khỏe môi trường
5 p | 19 | 3
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại các làng nghề của tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp quản lý bền vững
10 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
10 p | 4 | 2
-
Hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lí tổng hợp chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực Bàn Than, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
5 p | 23 | 2
-
Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp quản lý cho cộng đồng dân cư vùng ven biển huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
5 p | 14 | 2
-
Nghiên cứu đánh giá chất lượng trầm tích của Hồ Tây và đề xuất giải pháp quản lý
7 p | 5 | 2
-
Tổng hợp đề xuất giải pháp quản lý thích hợp đối với khu vực lân cận nhà máy tuyển quặng sa kháng titan - zircon tỉnh Bình Thuận
8 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn