Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM HẢI SẢN<br />
TƯƠI SỐNG KHẢ THI, PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA<br />
DESIGNING A FEASIBLE AND SUITABLE MODEL OF LIVE AND FRESH SEAFOOD<br />
SUPPLY CHAIN TO KHANH HOA PROVINCE<br />
Nguyễn Thị Vân1, Nguyễn Thuần Anh1 Trần Thị Bích Thủy1<br />
Ngày nhận bài: 20/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 12/7/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cung ứng hải sản theo chuỗi đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm mang lại ý nghĩa to lớn<br />
trong việc có được lòng tin của khách hàng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy hoạt đông cung<br />
ứng hải sản tươi sống phát triển bền vững. Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá các bên liên quan trong<br />
chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản, khả năng đáp ứng và mối liên kết giữa các bên liên quan, phân<br />
tích điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng điển hình. Dựa trên các dữ liệu phân tích về hoạt động chuỗi,<br />
nghiên cứu đã đề xuất mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản. Các giải pháp kỹ thuật tập trung<br />
vào việc kiểm soát chất lượng thực phẩm theo chuỗi, tăng cường các chương trình đảm bảo chất lượng, trao<br />
đổi thông tin trong chuỗi và nhóm giải pháp quản lý góp phần tăng cường hỗ trợ và giám sát thực hiện các<br />
giải pháp kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu góp phần tăng cường hoạt động của chuỗi cung ứng an toàn và khả thi.<br />
Từ khóa: chuỗi cung ứng, bên liên quan, hải sản khai thác, Khánh Hòa<br />
ABSTRACT<br />
A seafood supply chain that ensures food quality and safety provides great significance in satisfying<br />
customer trust, increasing market competitiveness, and promoting the sustainability of fresh seafood<br />
exploitation and purchasing. This study focused on analyzing and assessing various stakeholders in the<br />
seafood supply chain, evaluating their response capabilities and the linkages between them. It also analyzed<br />
the strengths and weaknesses of the traditional supply chain. Based on the analyzed data, the study proposed<br />
a new model of seafood supply chain. Certain technical solutions addressed controlling seafood quality along<br />
the chain, enhancing the quality assurance programs, and exchanging information. Moreover, chain<br />
management solutions contributed to enhancing support and supervision of existing technical solutions.<br />
Application of the chain management solutions can presumably contribute to the enhancement of a safer and<br />
more feasible seafood supply chain.<br />
Keywords: supply chain, stakeholders, seafood, Khanh Hoa<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hải sản là nguồn thực phẩm giàu chất dinh<br />
dưỡng, có lợi cho sức khoẻ [6,7]. Nhu cầu tiêu<br />
thụ các mặt hàng hải sản không ngừng gia tăng<br />
trên toàn thế giới [14,16]. Việt Nam nói chung<br />
và Khánh Hòa nói riêng không nằm ngoài<br />
1<br />
<br />
xu thế này. Nhu cầu tiêu dùng hải sản tăng cao<br />
cũng tạo điều kiện cho hải sản Việt Nam có<br />
thể mở rộng thị trường và dần trở thành một<br />
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước [3,4].<br />
Nói đến thế mạnh phát triển kinh tế hải sản<br />
thì Khánh Hòa, một tỉnh ven biển miền Trung<br />
<br />
Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 153<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
với đường bờ biển dài hơn 300 km, là tỉnh<br />
luôn chiếm thứ hạng cao trong cả nước với<br />
các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến<br />
và xuất khẩu hải sản. Trong lĩnh vực kinh tế<br />
hải sản thì khai thác, cung ứng và tiêu thụ hải<br />
sản tươi sống với các mắt xích chủ chốt là tàu<br />
cá, cảng cá, cơ sở thu mua hải sản và chợ<br />
cá đóng vai trò quan trọng cho chất lượng hải<br />
sản [15,17].<br />
Hải sản thuộc nhóm thực phẩm có quá<br />
trình biến đổi nhanh [8], dễ hư hỏng lại thường<br />
được bảo quản dài ngày do khai thác ngoài<br />
khơi xa nên tiềm ẩn mối nguy mất an toàn nếu<br />
không được kiểm soát chất lượng đồng bộ<br />
[6,10]. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác,<br />
cung ứng và tiêu thụ hải sản còn trong tình<br />
trạng manh mún theo kiểu hộ gia đình. Ngư<br />
dân khai thác theo lối truyền thống cung cấp<br />
nguyên liệu cho bạn hàng quen, dựa trên sự<br />
tin tưởng theo quan hệ đối tác tin cậy mà chưa<br />
có sự ràng buộc về trách nhiệm trong việc<br />
đảm bảo chất lượng sản phẩm trong toàn bộ<br />
chuỗi cung ứng. Hơn nữa, thông tin về hoạt<br />
động khai thác sản xuất theo chuỗi cũng như ý<br />
nghĩa và lợi ích đem lại cho chính ngư dân và<br />
các mắt xích khác trong chuỗi cung ứng chưa<br />
được nhận thức rõ ràng [1,2]. Trong điều kiện<br />
phát triển hiện nay, thị trường tiêu thụ trong<br />
và ngoài nước có những đòi hỏi gắt gao liên<br />
quan đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm,<br />
quản lý sản phẩm theo chuỗi [12] thì đây là một<br />
yếu điểm làm giảm sức cạnh tranh của hải sản<br />
Khánh Hòa.<br />
Do đó cung ứng hải sản theo chuỗi và<br />
quản lý chuỗi cung ứng hải sản đảm bảo yêu<br />
cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm mang<br />
lại ý nghĩa to lớn trong việc có được lòng tin<br />
của khách hàng, tăng tính cạnh tranh trên thị<br />
trường và thúc đẩy hoạt đông cung ứng hải sản<br />
tươi sống phát triển bền vững [11,13]. Yêu cầu<br />
đặt ra đối với các nhà khoa học là cần nhanh<br />
chóng xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sản<br />
phẩm hải sản tươi sống và triển khai mô hình<br />
này khả thi trong thực tế, phù hợp với điều kiện<br />
của tỉnh Khánh Hòa.<br />
<br />
154 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
Số 4/2016<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm<br />
đánh giá hoạt động theo chuỗi của các bên liên<br />
quan trong mô hình cung ứng hải sản hiện tại<br />
và đề xuất mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm<br />
hải sản tươi sống (tập trung vào tàu cá, cảng<br />
cá, cơ sở mua bán hải sản) khả thi, phù hợp<br />
với điều kiện của tỉnh Khánh Hòa<br />
Nghiên cứu này tiến hành phân tích các<br />
bên liên quan, từ đó đánh giá khả năng đáp<br />
ứng và mối liên kết giữa các mắt xích và kết<br />
hợp với phân tích SWOT để đề xuất ra mô hình<br />
chuỗi cung ứng khả thi và hiệu quả.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Hai mắt xích chính trong chuỗi cung ứng<br />
hải sản ở Khánh Hòa, bao gồm: chủ tàu cá và<br />
chủ cơ sở thu mua tại cảng cá.<br />
2. Phương pháp phân tích các bên liên<br />
quan SA (Stakeholder Analysis)<br />
Phương pháp phân tích các bên liên quan<br />
là phương pháp có tính hệ thống, dựa trên<br />
đánh giá thực địa (quan sát, phỏng vấn tại các<br />
cảng cá, cơ sở thu mua, chợ cá, cơ quan quản<br />
lý trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vào thời điểm từ<br />
tháng 3 ddeeens tháng 7 năm 2014 dựa trên<br />
các tiêu chí đặt ra tại thông tư 03/2011/BNNPTNT và TCVN 9988:2013 ISO 12875:2011),<br />
thu thập thông qua các bài báo khoa học, tài<br />
liệu nghiên cứu đã được công bố, số liệu thống<br />
kê của các cơ quan liên quan. Tiến hành xác<br />
định các cá nhân hoặc tổ chức liên quan trực<br />
tiếp hoặc gián tiếp, mức độ chịu ảnh hưởng<br />
trong chuỗi cũng như phân tích đặc điểm và<br />
vai trò của các bên trong sự liên hệ đến hoạt<br />
động của chuỗi.<br />
3. Phương pháp điều tra, khảo sát<br />
Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp phân<br />
tầng [9] đối với 294 tàu cá và 81 cơ sở thu<br />
mua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vào thời điểm<br />
từ tháng 3 ddeeens tháng 7 năm 2014, xây<br />
dựng bảng câu hỏi dựa trên quy định về truy<br />
xuất nguồn gốc theo Luật An toàn Thực phẩm<br />
số 55/2010/QH12, thông tư 03/2011/BNNPTNT,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
và TCVN 9988:2013 ISO12875:2011 tiến hành<br />
đánh giá thử nghiệm (5 % tổng số mẫu) và<br />
thực hiện điều tra xác định mức độ đáp ứng tại<br />
từng mắt xích và mối liên kết giữa các mắt xích<br />
Phân tích SWOT đối với mô hình hiện<br />
tại: đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và<br />
thách thức từ đó có cái nhìn tổng thể về vấn đề<br />
đang nghiên cứu để có cơ sở đề xuất các giải<br />
pháp hợp lý.<br />
<br />
Số 4/2016<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả phân tích các bên liên quan<br />
1.1. Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng<br />
hải sản khai thác<br />
Chuỗi cung ứng hải sản khai thác [2, 4, 5,<br />
15,17] hoạt động trên cơ sở liên kết của các<br />
bên tham gia, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc<br />
đáp ứng nhu cầu khách hàng, cụ thể gồm các<br />
mắt xích được liệt kê trong Hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Các bên liên quan<br />
<br />
1.2. Mức độ tham gia của các bên liên quan<br />
theo sơ đồ phân tích<br />
Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng<br />
hải sản khai khác được chia thành 2 nhóm, cụ<br />
thể là:<br />
Các bên tham gia trực tiếp gồm: Tàu cá,<br />
cơ sở thu mua, người bán lẻ, nhà hàng, người<br />
tiêu dùng.<br />
Các bên tham gia gián tiếp gồm: Cảng cá;<br />
nhà cung cấp nước đá; nhà cung cấp nhiên<br />
liệu, nhà cung cấp ngư lưới cụ và lương thực.<br />
Tuy nhiên, các bên liên quan có ảnh hưởng<br />
quan trọng tới hoạt động của chuỗi ngoài tàu<br />
cá, đại lý thu mua, nhà bán lẻ, công ty chế biến<br />
thì còn có cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài ra,<br />
<br />
các tổ chức tài chính, hiệp hội ngành nghề, cơ<br />
quan quản lý nhà nước không trực tiếp tham<br />
gia vào quá trình cung ứng hải sản nhưng<br />
cũng gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng hải<br />
sản trong chuỗi.<br />
1.3. Bảng liệt kê đặc điểm và vai trò của các<br />
bên liên quan trong chuỗi cung ứng hải sản<br />
khai thác<br />
Kết quả đánh giá mức độ tham gia của các<br />
bên liên quan có thể thấy rằng mỗi bên liên<br />
quan trong chuỗi cung ứng hải sản tươi sống<br />
có một đặc điểm và vai trò nhất định ảnh hưởng<br />
tới hoạt động của chuỗi [4,5,15,17]. Đặc điểm<br />
và vai trò của các bên liên quan được thể hiện<br />
trong Bảng 1.<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 155<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm và vai trò của các bên liên quan<br />
Các bên liên quan<br />
<br />
Đặc điểm và vai trò<br />
<br />
Mức độ<br />
liên quan<br />
<br />
Tàu cá<br />
<br />
Là mắt xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng có chức năng khai thác,<br />
lưu giữ trên tàu và bán cho cơ sở thu mua<br />
<br />
Trực tiếp<br />
<br />
Cơ sở thu mua<br />
<br />
Mua hải sản khai thác từ tàu cá và bán lại cho nhà chế biến hoặc<br />
bộ phận mua bán trung gian khác, chịu trách nhiệm chính trong<br />
vận chuyển và kiểm soát nhiệt độ của nguyên liệu đầu vào cung<br />
cấp cho công ty chế biến.<br />
<br />
Trực tiếp<br />
<br />
Nhà bán lẻ<br />
<br />
Là người mua hải sản ở các tàu cá, cơ sở thu mua và bán trực tiếp<br />
sản phẩm khai thác tới tay người tiêu dùng.<br />
<br />
Trực tiếp<br />
<br />
Công ty chế<br />
biến<br />
<br />
Mua nguyên liệu từ các chủ nậu vựa hoặc mua trực tiếp từ tàu cá.<br />
Nhà chế biến được coi là mắt xích quan trọng, gắn với nhiều công<br />
đoạn tác động tới chất lượng sản phẩm.<br />
<br />
Trực tiếp<br />
<br />
Cảng cá<br />
<br />
Là địa điểm trung chuyển nguyên liệu thủy sản từ các tàu khai thác<br />
biển. Cảng không trực tiếp lưu giữ hay phân phối sản phẩm nhưng<br />
là địa điêm bốc dỡ, trao đổi sản phẩm<br />
<br />
Gián tiếp<br />
<br />
Cơ quan quản lý<br />
Nhà nước<br />
<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục quản lý chất lượng<br />
Nông lâm sản và Thủy sản, Các chi cục và sở ban ngành liên quan<br />
đóng vai trò giám sát, kiểm định và cấp chứng nhận tiêu chuẩn<br />
chất lượng nhằm quản lý và đảm bảo ATTP.<br />
<br />
Gián tiếp<br />
<br />
Người tiêu dùng<br />
<br />
Là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng hải sản khai thác, cũng là<br />
đối tượng chịu tác động nếu chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu.<br />
<br />
Trực tiếp<br />
<br />
Nhà hàng/siêu<br />
thị<br />
<br />
Mua trực tiếp sản phẩm khai thác từ các chủ tàu cá nhỏ, từ các đại<br />
lý thu mua, từ các đại lý bán lẻ và cung cấp cho người tiêu dùng cuối<br />
cùng. Đây là đối tượng chịu tác động mạnh và phản hồi trực tiếp từ<br />
người tiêu dùng nếu chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu.<br />
<br />
Trực tiếp<br />
<br />
Nhà cung cấp<br />
nước đá, ngư<br />
lưới, nhiên liệu<br />
<br />
Các đơn vị cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ hậu cần cho quá<br />
trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm. Gián tiếp ảnh<br />
hưởng tới chất lượng sản phẩm<br />
<br />
Gián tiếp<br />
<br />
Tổ chức tài<br />
chính<br />
<br />
Là các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Tham gia hỗ trợ vốn, cho<br />
vay tín dụng thúc đẩy giao thương thủy sản, hỗ trợ các thành phần<br />
tham gia sản xuất trong chuỗi<br />
<br />
Gián tiếp<br />
<br />
Hiệp hội ngành<br />
nghề<br />
<br />
Đóng vai trò liên kết các bên, cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kỹ<br />
thuật và pháp lý, giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn thực phẩm<br />
theo chuỗi<br />
<br />
Gián tiếp<br />
<br />
Như vậy có thể thấy, chuỗi cung ứng hải<br />
sản hiện tại về cơ bản bao gồm đầy đủ các<br />
bên liên quan trực tiếp và gián tiếp, bao gồm<br />
các bên tham gia cung ứng sản phẩm và bao<br />
gồm cả cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên,<br />
trong số này thì vai trò của cảng cá và hiệp<br />
hội ngành nghề còn chưa phát huy tác dụng<br />
thực sự. Cụ thể là, cảng cá chưa tham gia như<br />
<br />
156 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
một mắt xích chính, trực tiếp trong chuỗi. Về<br />
phương diện hiệp hội ngành nghề, hiện nay chỉ<br />
có duy nhất hiệp hội nghề cá tham gia tác động<br />
tới các đối tượng tàu cá, tàu thu mua. Còn các<br />
bên liên quan khác như cảng cá, cơ sở thu<br />
mua, chợ cá, công ty chế biến sản phẩm tiêu<br />
thụ nội địa thì sự hỗ trợ từ các hiệp hội ngành<br />
nghề chưa rõ rệt.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2. Thực trạng truy xuất nguồn gốc<br />
2.1. Thực trạng khả năng đáp ứng của các<br />
mắt xích<br />
Qua tài liệu thứ cấp [2] cũng như khảo sát<br />
sơ bộ thực tế chuỗi cung ứng (quan sát tại<br />
các cảng cá), trong số các mắt xích chính của<br />
chuỗi cung ứng hải sản khai thác thì cảng cá<br />
<br />
Số 4/2016<br />
không tham gia vào hoạt động chuỗi mà chỉ<br />
đóng vai trò như một điểm bốc dỡ sản phẩm.<br />
Tàu cá và cơ sở thu mua là hai mắt xích chính<br />
thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp tới<br />
chất lượng sản phẩm. Kết quả khảo sát khả<br />
năng đáp ứng tại từng mắt xích được thể hiện<br />
ở Bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Nội dung truy xuất nguồn gốc được tàu cá, cơ sở thu mua thực hiện<br />
Tàu cá<br />
Yêu cầu về truy xuất<br />
<br />
Cơ sở thu mua<br />
<br />
Thực<br />
hiện<br />
<br />
Không<br />
Không<br />
Thực hiện<br />
thực hiện<br />
thực hiện<br />
<br />
Nội dung<br />
truy xuất<br />
nguồn gốc<br />
<br />
Ghi chép thông tin<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Lưu trữ thông tin<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Phân công người ghi chép thông tin<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Thông tin<br />
ghi chép và<br />
lưu trữ<br />
<br />
Thông tin mẻ hàng đánh bắt (chủng loại, khối lượng,….)<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Phương<br />
pháp ghi<br />
chép và lưu<br />
trữ thông tin<br />
Tần suất<br />
ghi chép<br />
<br />
Đánh mã số mẻ hàng<br />
<br />
Thông tin của hóa chất tẩy rửa, bảo quản lô<br />
hàng (nguồn gốc, liều lượng,.)<br />
<br />
17%<br />
<br />
100%<br />
<br />
83%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Thời gian, địa điểm đánh bắt<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Ghi chép bằng tay<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Mã số, mã vạch – GS1<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Bằng tần số - RFID<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Lưu trữ trên máy tính<br />
Cho mỗi lô hàng<br />
<br />
100%<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
100%<br />
<br />
Cho một đợt khai thác<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Khi giao hàng<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
1 tháng<br />
Thời gian<br />
lưu trữ<br />
thông tin<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
3 tháng<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
6 tháng<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
1 năm<br />
<br />
100%<br />
<br />
2 năm<br />
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy các tàu cá<br />
chưa tuân thủ theo quy định về nội dung của<br />
một hệ thống truy xuất nguồn gốc theo thông<br />
tư số 03/2011/BNNPTNT quy định về truy<br />
xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không<br />
đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong<br />
lĩnh vực thủy sản. Tất cả các tàu khảo sát<br />
đều thực hiện việc ghi chép, lưu trữ thông tin<br />
và phân công người ghi chép cụ thể nhưng<br />
không có tàu nào thực hiện đánh mã số cho<br />
các lô hàng.<br />
<br />
83%<br />
17%<br />
<br />
Thực tế thì các tàu đã thực hiện ghi chép<br />
và lưu trữ thông tin theo sổ Nhật ký đánh bắt<br />
mà Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguôn lợi thủy<br />
sản Khánh Hòa phát hành. Tuy nhiên, nội dung<br />
trong sổ nhật ký này không đầy đủ các thông<br />
tin để có thể truy xuất nguồn gốc thủy sản.<br />
Đối với các cơ sở thu mua, kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy đã thể hiện phần nào đáp<br />
ứng quy định về nội dung của một hệ thống<br />
truy xuất nguồn gốc theo thông tư số 03/2011/<br />
BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc và<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 157<br />
<br />